Số ca mắc cúm A/H1N1, đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Các chuyên gia cảnh báo, bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng suy hô hấp, gan, thậm chí tử vong.  

Đêm 1/6 tại bệnh viện Từ Dũ (Tp.HCM), có 23 người nhập viện do bị sốt. Đến sáng 2/6, kết quả xét nghiệm PCR cho thấy, có đến 16 người dương tính với cúm mùa A/H1N1, theo Người Lao Động.

8 dấu hiệu mắc cúm A/H1N1 cần đặc biệt lưu ý
Bệnh viện Từ Dũ đã phối hợp với bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới xử lý các trường hợp bệnh nhân bị sốt hoặc nghi ngờ phơi nhiễm, đồng thời cách ly, khử khuẩn khu vực lầu 5 – khu M, thuộc Khoa Nội soi. (Ảnh: Người Lao Động)

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 30% trẻ em trên toàn thế giới mắc bệnh cúm A. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,8 triệu người nhiễm virus cúm do chủng virus cúm A H3N2 và cúm A H1N1 gây nên.

Virus cúm A/H1N1 là một chủng virus cúm A (các chủng virus H1N1, H5N1 và H7N9). Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh nhân mắc cúm A/H1N1

– Đột nhiên sốt cao, thường trên 38 độ C, người ớn lạnh.

– Đau nhức khắp người.

– Đau đầu.

– Mệt mỏi và suy nhược.

– Ho khan.

– Chảy nước mũi, xổ mũi.

– Đau họng.

– Tiêu chảy và ói mửa.

Biến chứng nguy hiểm của cúm A/H1N1

Đa phần người bị bệnh cúm đều chủ quan để bệnh tự khỏi hoặc mua thuốc điều trị. Tại Việt Nam, đã từng ghi nhận không ít trường hợp người nhiễm cúm H1N1 tử vong bởi những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

– Khó thở, tiết dịch ở mũi, họng, chuyển sang màu sanh đậm và đặc, có lẫn máu, huyết áp thấp, ngực đau.

– Không tỉnh táo, co giật, có cảm giác người yếu đi, khó thức dậy vào buổi sáng.

– Xảy ra tình trạng mất nước, lười hoạt động, lượng nước tiểu giảm, cơ thể rơi vào trạng thái lơ mơ.

Khi có những biểu hiện trên, nhanh chóng đưa bệnh nhân tới những cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Tránh tình trạng suy hô hấp cấp, suy gan mạn, các bệnh tim mạch, đái đường, hen suyễn, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)…

Lưu ý, phụ nữ có thai tỷ lệ biến chứng cúm H1N1 cao hơn những người bình thường. Tỷ lệ tử vong ở nhóm này cũng cao, bởi phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu, dễ bị virus gây nên những biến chứng. Do đó, các bà bầu cần chú ý kỹ các dấu hiệu cúm để điều trị kịp thời.

8 dấu hiệu mắc cúm A/H1N1 cần đặc biệt lưu ý
8 dấu hiệu mắc cúm A/H1N1 cần đặc biệt lưu ý

Để phòng chống cúm A(H1N1), Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên:

– Rửa tay bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt hằng ngày.

– Tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.

8 dấu hiệu mắc cúm A/H1N1 cần đặc biệt lưu ý
8 dấu hiệu mắc cúm A/H1N1 cần đặc biệt lưu ý

– Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.

– Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.

– Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.

Lan Phương