Châu Á là lục địa lớn nhất và đông dân nhất thế giới, cũng là nơi khởi nguồn của Phật Giáo và rất nhiều các tín ngưỡng chính thống của nhân loại. Không một mảnh đất nào trên hành tinh này sở hữu nhiều đền chùa đẹp như Châu Á. Và trong số đó, những đền chùa ở Đông Nam Á nổi lên như một mẫu mực về vẻ đẹp và sự sang trọng trong kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc.

Hãy cùng điểm qua một vài ngôi chùa như thế trong cuộc hành trình về Phương Đông, khám phá nét văn hóa độc đáo của các cuộc gia ở Khu vực Đông Nam Á.

Chùa Phật Nha – Singaore

(Ảnh: alamy.com)

Ngôi chùa nằm ở khu phố tàu của Singapore được thiết kế và bài trí theo phong cách Mandala, thể hiện quan niệm “vũ trụ vạn vật” mà nhà Phật răn dạy. Điểm đáng lưu ý là kiến trúc ngôi chùa mang nhiều nét gợi nhớ về lịch sử Nhà Đường (Trung Quốc), thời đại mà Phật Giáo rất phát triển ở đất nước này.

(Ảnh: 24h.com)

Từ phía ngoài, ngôi chùa dễ gây ấn tượng với du khách nhờ sự tráng lệ và màu sắc nổi bật trên từng bức tường và mái ngói. Nơi đây cũng được coi như môt viện bảo tàng lưu giữ Xá Lợi của Phật và và các cao tăng xuất chúng từ nhiều quốc gia trên thế giới để các tín đồ có thể đến chiêm bái. 

Chùa Kek Lok Si, Penang, Malaysia

Kek Lok Si, còn được biết đến với tên gọi Chùa Cực Lạc, là ngôi đền thờ Phật lớn nhất và quan trọng nhất tại Penang. Một phần của ngôi chùa được khắc sâu vào sườn đồi tại Air Itam, chỉ cách Đồi Penang 2 dặm (3 km).

(Ảnh: Divui.com)

Đã từ lâu Phật tử đến từ Hồng Kông, Philippines, Singapore và các nước khác ở Đông Nam Á coi đây như một địa điểm quan trọng trong hành trình hành hương của họ. Toàn bộ phức hợp của đền thờ này được xây dựng trong giai đoạn từ 1890 đến 1930. Nét nổi bật của ngôi chùa là 10.000 bức tường bằng vàng và thạch cao cùng với bức tượng đồng cao 36,58m của Quan Âm Bồ Tát

(Ảnh: lienbangtravel.com)

Người địa phương ở Penang cho biết, nếu bạn tới Kek Lok Si vào dịp Tết Nguyên đán, đó sẽ là lễ hội lớn nhất được tổ chức tại ngôi chùa này. Trong suốt tháng đầu tiên của năm, Kek Lok Si luôn tràn ngập trong sắc màu và ánh sáng, vào cả ban ngày lẫn đêm xuống.

Chùa Shwedagon, Myanmar

(Ảnh: viaggibirmania)

Chùa Shwedagon hay còn gọi là Chùa vàng luôn là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất trên thế giới tọa lạc tại thủ đô Yangon của Myanmar. Ngồi chùa nằm trên đỉnh một ngọn đồi, cao 99 mét và có thể nhìn thấy từ hầu hết các địa điểm ở Yangon khi mái vòm vàng chiếu sáng thành phố. 

(Ảnh: tigerair.vn)

Cũng như chùa Phật Nha ở Singapore, nơi đây tự hào khi là ngôi chùa lưu giữ những báu vật thiêng liêng của tín đồ Phật Giáo như cây gậy của  Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Câu Na Hàm, mảnh áo của Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Chùa Arun , Bangkok, Thái Lan

(Ảnh: chuanoitieng.com)

Chùa Arun còn gọi là chùa Bình Minh là ngôi chùa cổ kính nhất của Bangkok không chỉ vì vị trí ven sông Chao Phraya mà còn lối thiết kế khác với những ngôi chùa còn lại. Nhìn từ phía bên kia sông, ngôi chùa uy nghi soi bóng trên mặt nước tạo nên khung cảnh vô cùng huyền ảo trong nắng sớm.

(Ảnh: les-escapades.fr)

Chùa được nhiều người đánh giá là ngôi chùa đẹp nhất Thái Lan nhờ vẻ đẹp kiến trúc và kĩ thuật tinh xảo. Ngọn tháp (prang) bên bờ sông Chao Praya được xem là danh thắng nổi tiếng thế giới của Bangkok. Ngọn tháp cao 70m, được trang trí bằng nhiều mảnh thủy tinh và sứ Trung Hoa, tất cả được xếp đặt một cách vừa tinh tế vừa phức tạp.

Angkor Wat, Campuchia

(Ảnh: ahaytravel.com)

Nằm ở trung tâm của khu khảo cổ học Angkor, đền Angkor Wat chắc chắn là biểu tượng ngoạn mục nhất cho nên văn minh Campuchia thời cổ đại. Nơi đây là địa điểm thu hút du lịch hàng đầu của đất nước với diện tích 162,2 hecta. Angkor được xây dựng từ thế kỷ 12 nhằm phục vụ hoạt động tín ngưỡng Phật Giáo của cư dân nơi đây.

(Ảnh: vinaexpress.com.vn)

Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo: nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km (2.2 dặm) là khu chính điện ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm.

Chùa Borobudur, Indonesia

(Ảnh: Nomadic Pixel)

Borobudur hay còn gọi là Ba La Phù đồ, tọa lạc trên đảo Java, Indonesia, là một trong những ngôi đền ấn tượng nhất thế giới. Từ chân đồi  du khách phải trèo hơn 15 m mới lên tới nền đền. Cấu trúc ngôi phù đồ gồm 12 nền lộ thiên to, nhỏ, vuông, tròn xen kẽ, chồng lên nhau tạo thành một khối cao 42 mét. Chiều dài mỗi cạnh nền dưới cùng là 123 m. Nếu trèo lên từng tầng một và đi dọc đường chu vi của tất cả 12 tầng thì tổng cộng là 5 km.

Với một cấu trúc rộng lớn như vậy ngôi đề cần tới hai triệu khối đá dung nham để xây dựng và cao tới 115 feet. Nơi đây sơ hữu 1.500 tấm tranh khắc và 504 tượng Phật. Tất cả các bậc thềm từ tầng một đến tầng chín đều được phủ kín những phù điêu, được chạm trổ rất công phu, mô tả về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mầu Ni, các bồ tát và các vị đã giác ngộ Phật pháp, và cả những cảnh trên niết bàn hay dưới địa ngục…

(Ảnh: Quora)

Mặc dù là những địa điểm du lịch ưa thích của các du khách và hàm chứa giá trị tín ngưỡng vô cùng sâu sắc, nhưng nhiều ngôi chùa hiện nay đang xa vào các hoạt động thương mại chứ không còn đơn thuần là nơi tu tập của các vị tăng nhân. Đây là hiện trạng đau lòng nhất mà những vùng đất linh thiêng đang phải gánh chịu.

Những miền đất thanh tịnh vốn là điểm tựa tâm linh của cư dân Đông Nam Á từ bao đời cũng không tránh khỏi xu thế chung của các ngôi chùa trên toàn cầu. Hy vọng rằng trong tương lai gần, những nơi thờ phượng các đấng Giác Giả sẽ sớm được trở về với mục đích nguyên sơ ban đầu từ đó khôi phục lại quan niệm chân chính về tôn giáo và tín ngưỡng của nhân loại.

Anh Lân