Nhiều người thường nghĩ chất độc hại hay ô nhiễm không khí thường đến từ không gian đường phố. Tuy nhiên trên thực tế, môi trường không khí xung quanh ngôi nhà của chúng ta chứa rất nhiều hóa chất từ thực phẩm, đồ uống, chất tẩy rửa, đồ gia dụng và đồ đạc trong gia đình. 

1. Hạn chế bụi bẩn

Các chất tẩy rửa, đồ nấu ăn, nến và vật liệu xây dựng đều là những tác nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường sống trong gia đình. Tổ chức The British Lung Foundation (BLF) đề xuất rằng bạn nên lựa chọn những chất làm sạch không có mùi hương nhân tạo hoặc sử dụng những sản phẩm rắn hoặc lỏng thay thế thay vì dùng thuốc xịt. Bên cạnh đó, mỗi gia đình nên thiết kế thêm hệ thống giếng trời hoặc mở nhiều cửa sổ đặc biệt khi nấu ăn và tránh sử dụng nến, nhang trong phòng nhỏ ví dụ như nhà tắm. Bởi vì nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không gian nhà ở đến từ cả trong và bên ngoài.

2. Hạn chế dùng nhựa

Hóa chất tổng hợp Bisphenol A (BPA) được tìm thấy trong nhiều sản phẩm nhựa, khi được tiếp xúc hoặc đưa trực tiếp vào cơ thể có thể phá vỡ hệ thống nội tiết. 95% người trưởng thành được cho là có tồn tại dấu vết của BPA trong cơ thể do tiếp xúc liên tục với các sản phẩm nhựa. Giáo sư Tamara Galloway, thuộc khoa Sinh thái học trường Đại học Exeter cho biết tránh tiếp xúc với các loại thực phẩm được chế biến sẵn hay đóng gói giúp hạn chế khả năng bị phơi nhiễm. Bà khuyến nghị những bà mẹ mang thai, cho con bú bằng bình sữa không có nhãn BPA.

Bạn nên mua những đồ đạc trong nhà được làm từ gỗ tự nhiên thay cho gỗ ván ép. Vì gỗ ván ép thường sinh ra chất Formaldehyde và các chất hóa học độc hại khác sau một thời gian sử dụng.

3. Làm đồ tự chế

Thay vì mua các sản phẩm tẩy rửa hay vật dụng trong gia đình từ cửa hàng có chứa chất hóa học tổng hợp, bạn cũng có thể tự mình làm những sản phẩm tự chế, có thành phần tự nhiên và ít gây hại đối với môi trường không khí. Madeleine Somerville, tác giả của cuốn sách hướng dẫn tự làm các sản phẩm tự chế hướng dẫn chỉ cần xà phòng, baking soda và giấm bạn đã có thể tự chế một bình thuốc xịt lau nhà.

(Ảnh: Simplylife)

4. Dọn dẹp nấm mốc

Một nghiên cứu năm 2016 của Mỹ đã xác định 45 bụi hóa chất độc hại xuất hiện trong nhà trong đó có phthalates, chất chống cháy và phenol. Veena Singla, đồng tác giả của nghiên cứu đến từ Hội đồng Quốc phòng Tài nguyên thiên nhiên California cho biết: “Bụi trong nhà có chứa hóa chất từ nhiều loại sản phẩm”. Cô đề xuất những bước đơn giản để tránh bị phơi nhiễm bao gồm rửa tay bằng xà phòng, nước sạch, giữ bụi ở mức tối thiểu bằng cách vệ sinh đồ đạc gia đình bằng giẻ lau ẩm, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc hạt chất lượng.

Những hạt bụi nhỏ li ti do nấm mốc là nguyên nhân gây ra dị ứng hay bệnh dị ứng. Những loại nấm mốc thường phát triển rất nhanh trong môi trường nóng ẩm. Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh nấm mốc phát triển. Độ ẩm và nấm mốc cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn cũng như làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp. Và cần lưu ý thêm cần xử lý nấm mốc cẩn thận để tránh sự phát tán bào tử.

(Ảnh: Shuterstock dẫn qua Pinterest)

5. Chọn sơn thích hợp

Giống như mùi sơn và hóa chất phát tán ra ngoài không khí trong quá trình sơn, những bức tường mới được trang trí cũng có thê tiếp tục gây ô nhiễm sau khi lớp sơn khô đi. Những loại sơn mang nhãn hiệu thân thiện với môi trường hoặc tự nhiên không nhất thiết là màu xanh lá cây sẽ làm giảm bớt lượng chất thải ra không khí xung quanh.

Hồng Tâm

videoinfo__video3.dkn.tv||__