Kiến trúc làm nên sự vững chắc và trường tồn với thời gian của Tử Cấm Thành khiến giới khoa học kinh ngạc. Nhờ đó, cố cung này vẫn đứng vững dù hứng chịu 200 trận động đất trong suốt 600 năm. 

Tử Cấm Thành hay Cố Cung là cung điện đồ sộ của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh ở Trung Quốc. Nằm ngay tại trung tâm thành phố Bắc Kinh ngày nay, Tử Cấm Thành là một trong những danh thắng nổi tiếng và là nơi được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và tìm hiểu nhất. 

Điểm hấp dẫn ở Tử Cấm Thành không phải ở bố cục xây dựng hay chi tiết hoa văn trang trí mà chính là kiến trúc vô cùng độc đáo. Hiếm có công trình kiến trúc đặc biệt nào được thiết kế như Cố Cung Bắc Kinh lại có thể chống chịu với 200 trận động đất lớn, nhỏ khác nhau mà không hề hấn gì cả. 

Với kiến trúc đặc biệt và kỳ lạ, Tử Cấm Thành đứng vững sau dù trải qua 200 trận động đất lớn nhỏ suốt 600 năm. (Ảnh: nanlung.com.tw)

Chỉ với những thiết kế mái gỗ thông thường nhưng lại có khả năng ứng phó với nhiều trận động đất như vậy thì ắt phải có phương pháp đặc biệt nào đó. Chính vì vậy, không ít nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới quyết tâm tìm ra bí ẩn của sự phi thường đằng sau công trình kiến trúc này. 

Đấu củng – Loại hình kiến trúc có “1 0 2” thời cổ đại

Theo các nghiên cứu, từ những năm 500 TCN, các kiến trúc sư Trung Quốc cổ đại đã phát triển một loại hình cấu trúc khá đặc biệt với nhiều khung gỗ hình chữ nhật có khả năng chống thiên tai gọi là “đấu củng”. Chúng có khả năng làm giảm tác động tối đa của các trận động đất lên các tòa nhà. 

Sơ đồ hệ thống đấu củng. (Ảnh: Pinterest)
Cấu tạo một rầm chia đấu củng. (Ảnh: irasaqila.blogspot.com)

Đây là một kết cấu mái theo hình dạng chống rường: “Các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau, nó không chỉ giúp mở rộng diện tích mái hiên mà còn có khả năng chịu lực tốt và đồng thời cũng là một kết cấu trang trí, tô điểm cho những cung điện trong Tử Cấm Thành. 

Chính kết cấu đặc biệt từ vật gỗ thông thường này đã giúp Cố Cung vượt qua 200 trận động đất lớn, nhỏ trong 600 năm qua trong lịch sử Trung Quốc, trong đó có cả trận động đất mạnh nhất thế kỷ 20 với cường độ 9,5 độ Richter. 

Đấu củng chính là “chìa khóa vàng” làm nên sự vững chắc cho Tử Cấm Thành. (Ảnh: Inhabitat)

Tử Cấm Thành đứng vững trước trận động đất 10,1 độ Richter

Để hiểu rõ hơn về khả năng chịu tác động lớn phi thường của đấu củng, những thợ mộc chuyên nghiệp thử nghiệm cách mà kiến trúc này vượt qua rất nhiều trận động đất. Cụ thể, họ đã xây dựng một mô hình nhà có kết cấu đấu củng một cách rất tỉ mỉ, theo cách truyền thống và ngay bên trên mặt của chiếc bàn rung nhằm đánh giá một cách chính xác và khách quan nhất. 

Sau đó, một hệ thống mô phỏng các trận động đất được sử dụng để thử thách ngôi nhà nhưng cường độ lại lên đến 10,1 độ Richter. Thật bất ngờ, ngôi nhà được kết cấu dựng từ đấu củng không hề bị đổ và vượt qua trận động đất một cách hoàn hảo, khung và mái nhà vẫn đứng vững.  Điều này khiến kiến trúc sư thật sự sốc và càng thêm thán phục sức sáng tạo và sự khéo léo của co người cách đây 2500 năm.

Kết cấu đặc biệt của “Đấu củng” rất vững chắc và linh hoạt. (Ảnh: Viup)

Đấu cùng thường được đặt tại vị trí hiên của mái nhà, dù không cần dùng keo hay đinh ốc để nối chúng lại với nhau nhưng việc lắp đặt các thanh gỗ theo đúng khuôn, ăn khớp nhịp nhàng tạo thành một hệ thống vững chắc và linh hoạt nên khi xảy ra động đất, kết cấu này vẫn giữ vững mái nhà và khung nhà. 

Hệ thống kết cấu gỗ đấu củng vươn ra đỡ sàn cầu. (Ảnh: revistaaxxis.com.co)
Đấu củng có khả năng nâng đỡ phần hiên mở rộng và lực rất nặng từ mái nhà. (Ảnh: vtimes.com.au)

Thời Xuân thu (770 – 476 TCN), kiến trúc đấu củng đã được sử dụng rộng rãi, loại hình kết cấu kiến trúc đặc biệt này còn hơn hẳn những công nghệ chống động đất hiện nay của chúng ta, dù chúng chỉ được làm từ gỗ mà thôi.

Video:

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Sơn Tùng