Triều đại nhà Tùy là một vương triều rất là đặc biệt, tuy chỉ tồn tại có 38 năm. Nhưng trong thời gian ngắn ngủi, vương triều này lại sáng tạo ra một loạt những công trình kiến trúc hùng vĩ cùng các loại chế độ có ảnh hưởng sâu rộng với hậu thế.

Chỉ trong thời gian ngắn 38 năm (năm 581 – năm 618), triều đại nhà Tùy lại sáng tạo ra một loạt những công trình như xây dựng thủ đô thành Đại Hưng, xây dựng Đại Vận Hà, xây dựng đại lộ Trì và xây dựng kho thóc quy mô, cùng các loại chế độ có ảnh hưởng sâu rộng với hậu thế (ví như chế độ khoa cử).

Điều đó khiến triều đại nhà Tùy trở thành một bộ phận không thể thiếu trong lịch sử Trung Quốc. Không thể không công nhận chính những điều này đã khởi một tác dụng thúc đẩy trọng đại với sự phát triển của các vương triều sau này.

Khởi công xây dựng thủ đô thành Đại Hưng

Nhà Tùy lập quốc thời kỳ đầu, định đô ở thành Hán Trường An, nhưng nơi này diện tích nhỏ hẹp, nguồn nước ô nhiễm nặng. Tùy Văn đế Dương Kiên bèn cử người xây dựng một tòa thành khác ở gần đó: Đại Hưng thành, cũng chính là thành Trường An trong thời nhà Đường. Đại Hưng thành sau khi xây dựng xong là một thành thị có quy mô lớn nhất thế giới thời bấy giờ.

Khởi công xây dựng Đại Vận Hà

Đại Vận Hà (sông đào lớn), Kinh Hàng đã trực tiếp nối mấy con sông lớn Nam Bắc lại với nhau, trực tiếp nối liền vùng đất Giang Nam, vùng đất Hoa Đông, vùng đất Hoa Bắc thành một khối, đẩy mạnh nối liền Nam Bắc, xúc tiến sự phồn vinh của các thành thị ven sống. Đại Vận Hà Kinh Hàng ngày nay có những khúc sông vẫn có thể thông tàu thuyền như cũ.

Khởi công xây dựng đại lộ Trì

Nhà Tần có đại lộ Tần Trực, nhà Tùy thì có đại lộ Trì. Đại lộ Tần Trực và đại lộ Trì, tương đương với đường cao tốc thời nay. Nhưng công dụng chính của nó là dùng về phương diện quân sự. Quân đội nhà Tần thông qua đường Tần Trực, chỉ cần thời gian 3 ngày liền đem vật tư và binh sĩ cần thiết trong quân đội vận chuyển đến vùng Mông Cổ ngoài nghìn dặm. Còn đại lộ Trì thì là đường giao thông quân sự quan trọng, mà Tùy Dạng đế vì để chinh phạt Cao Câu Ly mà đặc biệt xây dựng.

Trực Đạo của Tần Thủy Hoàng nối từ Hàm Dương đến Cửu Nguyên. (Ảnh: Sohu)
Tùy Đường Đại Vận Hà, lấy đông đô Lạc Dương làm trung tâm; tây theo ‘Quảng Thông cừ’ (廣通渠) đến Đại Hưng thành Trường An; bắc theo ‘Vĩnh Tế cừ’ (永濟渠) đến Trác châu; nam theo ‘Thông Tế cừ’ (通濟渠), ‘Sơn Dương độc’ (山陽瀆) và ‘Giang Nam Vận Hà’ (江南運河) mà đến Giang Đô, Dư Hàng. (Ảnh: Wikipedia)

Khởi công xây dựng kho thóc

Thủ đô thành Đại Hưng khi đó nằm ở Tây Bắc, cung ứng lương thực rất là khó khăn, một khi gặp phải thiên tai đói kém, sẽ là tai họa ngập đầu với sự an nguy của thủ đô, Dương Quảng bèn hạ lệnh xây dựng lượng lớn kho lương.

Nằm ở kho thóc Hàm Gia nơi phía Bắc của thành phố Lạc Dương, bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 605, toàn bộ kho thóc dài 612 mét, rộng 710 mét, tổng cộng có hơn 400 hố chứa thóc hình tròn. Trong quá trình khai quật kho thóc này, lại còn phát hiện một kho lương thực được bảo tồn hoàn chỉnh, các chuyên gia lấy ra những hạt dạng như hạt thóc, hai ngày sau số hạt này đã nảy mầm. Các nhà khoa học đều không khỏi kinh ngạc, và không thể không bội phục trình độ bảo quản lương thực của người xưa.

Các chính sách này giúp tăng cường khả năng kiểm soát của triều đình Tùy ở Quan Trung đối với khu vực phương Bắc, Quan Đông và Giang Nam, khiến kinh tế, văn hóa và nhân dân các địa phương của Tùy có thể giao lưu thuận lợi, còn hình thành trọng trấn kinh tế Giang Đô.

Triều Tùy lập ra tam tỉnh lục bộ chê có ảnh hưởng sâu rộng đến hậu thế, giúp củng cố chế độ trung ương tập quyền. Chế định ra chế độ khoa cử hoàn chỉnh, dùng để tuyển chọn đề bạt nhân tài ưu tú, làm suy yếu quyền hạn của sĩ quan thế tộc lũng đoạn. Ngoài ra, triều đình Tùy còn lập ra chế độ nghị sự chính sự, chế độ giám sát, chế độ khảo tích, đều giúp củng cố cơ chế chính phủ, có ảnh hưởng sâu rộng đến chế độ chính trị triều Đường và hậu thế. 

Về kinh tế, một mặt thực hiện quân điền chế và tô dung điều chế, mặt khác lại chọn cách dùng các biện pháp “đại sách mạc duyệt” và “thâu tịch định dạng” để điều tra chính xác hơn về số hộ, nhằm gia tăng thu nhập tài chính.

Lịch pháp triều Tùy so với các triều trước thì thêm phần tỉ mỉ chính xác. Năm 600, Lưu Trác dựa vào dữ liệu của Trương Tử Tín thời Bắc triều, xác định tuế sai 76 năm lệnh 1 độ, sát với giá trị chuẩn xác (71,6 năm). Năm 604, Lưu Trác đặt ra “Hoàng cực lịch”, nghiên cứu Mặt Trời, nhật thực nguyệt thực, đều thêm phần chính xác so với các lịch trước đó, còn đề xuất công thức “phép nội suy cự ly bậc hai”. 

Tượng gốm lạc đà triều Tùy. (Ảnh: Wikipedia)

Y học triều Tùy tương đối phát triển, triều đình đặt ra “đại y thự” để quản lý. Y học lại phân thành bốn khoa là y, châm, án ma (đấm bóp), chú cấm; trong đó y khoa lại phân thành 5 môn là thể liệu (nội khoa), thiếu tiểu (nhi khoa), sang thủng (ngoại khoa), nhĩ mục khẩu xỉ (tai mắt mồm răng) và giác pháp (bạt quán). Triều Tùy cũng cho dịch ra tiếng Hán hơn 10 loại y thư của Thiên Trúc và Tây Vực, tri thức rất phong phú.

Hội họa thời Tùy vẫn lấy nhân vật hay cố sự Thần Tiên làm chủ đề chính, song tranh sơn thủy phát triển thành một nhánh hội họa độc lập. Thời Tùy tranh sơn thủy giải quyết được triệt để vấn đề xử lý không gian giữa người và cảnh vật, là đại biểu cho sự nổi lên của tranh sơn thủy, “Họa giám” thời Nguyên nhận định “Du xuân đồ” là thủy tổ chính thức của tranh sơn thủy.

Thư pháp triều Tùy khéo, đều, có lực, song không vượt khỏi quy củ, làm nền tảng cho quy mô phong phạm của đại gia thời sơ Đường. Thư pháp thời Tùy lấy bia khắc làm dòng chính, trên các bia khắc như “Long tạng tự bi”, “Khải pháp tự bi”, “Đổng mĩ nhân chí” có thể hiện phong cách thư pháp. Thời Tùy mạt Đường sơ có nhà thư pháp Ngu Thế Nam, cùng với Âu Dương Tuân, Chử Toai Lương, Tiết Tắc được gọi chung là “sơ Đường tứ đại gia”.

Triều Tùy tổng kết nguyên nhân hưng vong của các triều trước, tập trung vào việc duy trì quan hệ với nông dân khiến kinh tế và văn hóa phát triển nhanh chóng, xuất hiện cảnh tượng phồn hoa, khai sáng ra Khai Hoàng chi trị. Tuy nhiên, vào những năm cuối, Tùy Văn Đế trở nên cố chấp, đại sát công thần, khiến triều Tùy suy thoái và chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn ngủi. 

Theo NTDTV
Phi Long biên dịch