Trong mấy nghìn năm văn hóa truyền thống Á Đông, những lời thệ ước chiếm một phần tương đối nhiều. Cổ nhân khi đối mặt với lời thề là vô cùng kính sợ và khiêm tốn.

Lúc phu thê thành hôn bái trời xin thề sẽ sống cùng nhau đến khi đầu bạc răng long, bạn bè khi kết nghĩa anh em cũng uống rượu hoặc thắp hương quỳ xuống đất xin thề. Ví dụ như Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, 3 người cũng xin thề kết nghĩa anh em ở vườn đào…

Đối tượng mà cổ nhân Trung Quốc phát lời thề nguyện thông thường là Thần, Trời và Tổ tông, trong quan niệm của cổ nhân, Thần, Trời và Tổ tông đều có thể thưởng thiện phạt ác. Đế Vương tế Thiên, trên thực tế chính là một nghi thức tuyên thệ thừa nhận với trời chức trách của Thiên tử.

Cổ nhân khi xin thề, thông thường tay cầm cành cây, khi đã thề xong liền bẻ gãy cành cây đó, ý nghĩa của nó là nếu như vi phạm lời thề thì sẽ như cành cây đó. Hoặc là hai đầu gối quỳ xuống đất, xin thề với trời, nếu như vi phạm lời thề hôm nay, sẽ cam chịu bất kể hình phạt nào hoặc bị thiên lôi đánh chết.

Cổ nhân thề nguyện là vì cầu tín tâm, chứng minh bản thân có tấm lòng thuần khiết, trời đất có thể chứng minh cho, đó là một loại khí phách, để trời chứng minh rằng cái tâm này là chân thật, mang sinh mệnh của bản thân giao phó cho thiên địa thần linh làm chứng. Vì thế, qua đó có thể giải thích vì sao người tốt thường nhìn đến những lời thề độc đó mà bỏ qua cho người ác, bởi vì họ tin vào lời thề, tin rằng trời đất sẽ làm chứng cho lời thề của họ.

Có những thứ được thịnh hành trong những bộ phim võ hiệp tại đại lục, một cảnh hay gặp nhất là: kẻ ác làm một việc rất xấu, và bị người chính nghĩa trừng phạt, kẻ ác liền quỳ xuống đất và thề độc cầu xin tha thứ, nếu như tiếp tục hành ác, thì sẽ bị trời trừng phạt hoặc sẽ bị sét đánh chết. Lúc đó những người chính nghĩa thông thường coi trọng lời thề độc đó để họ một con đường sống, không truy xét thêm nữa.

Khi còn nhỏ xem đến tình tiết như vậy, hầu hết đều không hiểu, cảm thấy kẻ ác này xấu xa quá, còn người tốt thì yếu đuối quá, sao lại có thể dựa vào lời thề độc mà bỏ lỡ cơ hội trừng phạt kẻ ác? Kỳ thực, trong mấy nghìn năm văn hóa truyền thống Á Đông, những lời thệ ước chiếm một phần tương đối nhiều. Cổ nhân khi đối mặt với lời thề là vô cùng kính sợ và khiêm tốn.

Tống Thái Tổ thệ ước

Tống Thái Tổ, Triệu Khuông Dận do khoác áo Hoàng bào thay thế gia tộc Sài Thị để trở thành Hoàng đế khai quốc triều Tống, khi tiếp nhận ngôi vị hoàng đế đã yêu cầu Tử tôn thệ ước, một phần của nó là: “Bảo toàn con cháu Sài Thị, không được vì có tội mà thêm hình phạt”.

Trong bản thệ ước nghiêm khắc cảnh cáo, con cháu không được vi phạm lời thề, nếu không thì sẽ không may mắn, sẽ bị trời phạt.

Do đó chúng ta có thể thấy trong lịch sử con cháu nhà Sài đều được hưởng sự tôn trọng của vương tộc. Nhìn từ một góc độ khác, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận là kính nể thần linh, muốn vì sự bình yên ổn định của giang sơn nên mới lập nên thệ ước này, đồng thời, các thời đại Hoàng đế triều Tống cũng đều làm được, vì thế nó giữ cho triều Tống có một đoạn thời gian ổn định và phồn vinh.

Tống Thái Tổ vì tin tưởng vào thần Phật mà giữ thệ ước, được phúc báo dài lâu. (Ảnh: Quora.com)

Suối vàng gặp mặt

Trong “Tả Truyện” có ghi lại, Khương Thị, Phu nhân của Trịnh Vũ Công khi sinh Trang Công bị khó đẻ, vì thế luôn luôn không thích đứa con cả này, mà lại chỉ yêu đứa con nhỏ Cung Thúc Đoạn. Khương Thị muốn để đứa con nhỏ lên làm vua, nhưng Vũ Công không đồng ý.

Cho đến khi Trang Công kế vị, Khương Thị một mực giúp người con nhỏ phong đất, cuối cùng phát triển lên, Cung Thúc Đoạn âm mưu tạo phản, muốn lật đổ Trang Công.

Trang Công sau khi đánh bại Cung Thúc Đoạn, liền đưa mẹ bố trí vào trong thành, đồng thời còn thề nguyện rằng: “Không đến suối vàng, thì không gặp mặt”.

Cổ nhân đều rất coi trọng lời thề, vua của một nước sao có thể nói mà không giữ lời. Trang Công dù có nhớ mẹ, nhưng lại không thể vi phạm lời thề, bèn cho người xây dựng một đài tháp rất to lớn, khi nào nhớ mẹ, liền trèo lên đài tháp nhìn xa xăm về phía thành. Sau này người dân bèn gọi chiếc đài tháp này là “Vọng Mẫu đài”.

Khi đó Dĩnh Khảo Thúc, người quản lý tại khu biên giới đã nhìn thấy tâm tư của Trang Công, nhân lúc dâng tặng lễ vật cho ông bèn đưa ra một chủ ý: “Dưới đất có suối, gặp tại hang ngầm, ai bảo là không phải?”.

Trang Công nghe thấy liền rất vui liền sai Dĩnh Khảo Thúc đi làm ngay. Sau khi đường hầm đã đào xong, Trang Công ở dưới đường hầm gặp được mẹ, vô cùng xúc động và hát rằng: “Ở trong hang ngầm, cũng vui vẻ thoải mái”. Tình nghĩa mẹ con lại trở lại như hồi đầu.

Người không tin không thể làm được, trọng tín nghĩa mới có thể lập quốc yên bang. Là một quân vương như một tấm gương cho dân chúng noi theo, đối với xu hướng của xã hội có tác dụng dẫn dắt rất lớn, chỉ cần không chú ý một chút, trên làm dưới theo, sẽ tạo thành một kết quả không thể lường trước được.

Vì thế vua của một nước cũng không dám vi phạm lời thề, sợ rằng ảnh hưởng đến uy danh của bản thân, bị dân chúng giáo hóa, bị hậu nhân chế nhạo thậm chí bị thần linh trừng phạt.

Lưu Đình Thức lấy vợ mù

Khi Lưu Đình Thức vẫn chưa trúng cử, đã được mai mối lấy vợ cùng quê, hai nhà đã tảo thành hôn lễ chỉ còn bước cuối là chưa mang lễ vật đến nhà gái mà thôi. Sau đó Lưu Đình Thức trúng cử, nhưng vị hôn thê lâm bệnh nặng, khiến hai mắt đều bị mù.

Người con gái là con nhà nông, nhà rất nghèo, không còn dám nhắc đến chuyện hôn sự. Có người khuyên nhủ Lưu Đình Thức lấy vợ nhà khác, Lưu Đình Thức cười, nói rằng: “Tôi đã hứa đính hôn cùng cô ấy, mặc dù hai mắt của cô ấy bị mù, làm sao có thể đi ngược lại tâm ý của ta lúc đầu”. Sau đó đã lấy người vợ mù, đồng thời sống cùng người vợ của mình đến tận già.

Người Hán cổ đối đãi với việc hôn ước, cũng giống như đối đãi với việc uống máu ăn thề giữa các quốc gia, việc kết giao giữa các huynh đệ, lời thệ ước bản thân nó là sự vĩnh hằng, vì thế mới nói “thề non hẹn biển”. Ai mà phá hoại sự thệ ước vĩnh hằng đó, thì phải bị trời trừng phạt.

“Tử sinh khế khoát, dữ tử thành thuyết. Chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão” (Kinh Thư). Có thể dịch thành: Đã cùng nhau thề hẹn rồi, thì chỉ có sinh tử mới có thể khiến chúng ta xa cách. Cầm tay nhau cho đến khi đầu bạc. Đã đưa ra lời thề hẹn ước, thì phải cam tâm tình nguyện gắn bó với nhau, vinh hoa phú quý hay nghèo khó bần hàn đều không ly không biệt.

Đã cùng nhau thề hẹn rồi, thì chỉ có sinh tử mới có thể khiến chúng ta xa cách. (Ảnh: Youtube)

Lời kết

Không phải là duy nhất tại phương Đông, cho dù là ở phương Tây, lời thề đều vô cùng trang nghiêm và thần thánh. Ví như nói từ phương diện chính trị, các quốc gia từ hiến pháp hoặc là những dự luật quan trọng đều hết sức rõ ràng, những việc trọng đại đều phải tuyên thệ.

Ví như Tổng thống Mỹ khi nhậm chức sẽ phải tuyên thệ, thậm chí lời thề đó phải ghi vào hiến pháp. Tòa án truyền gọi nhân chứng để làm chứng, người đó còn phải thề những gì nói ra là sự thật.

Lời thệ ước thần thánh và trang nghiêm hiện nay đã bị biến thành như trò đùa, để mua vui. Nhưng cho dù thế nào đi nữa, tính chất của lời thề không hề vì nhận thức biến dị của con người hiện đại mà tùy ý thay đổi theo.

Lời thề không thể tùy ý mang ra làm trò đùa, nếu không, cho dù có anh hùng hào kiệt giống như Tần Quỳnh hay La Thành, thì cũng bị trừng phạt do vi phạm lời thề, một người thì hộc máu mà chết, một người thì bị hàng vạn mũi tên xuyên qua người. Thật đáng tiếc, đọc đến đây cũng đủ để cảnh tỉnh con người!

Theo Secretchina
Thiên Minh biên dịch