Thời xưa, khi mà đạo đức của con người vẫn còn tương đối cao thượng thì điều được nhắc đến giữa vợ chồng chính là “tương kính như tân” (vợ chồng tôn trọng nhau như khách), ân ái, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. “Ân ái” giữa vợ chồng, thì “ân” (ơn) đứng trước, “ái” (yêu) đứng sau.
Người xưa đều hiểu rất rõ ràng rằng, mệnh trời là không thể không tuân theo, càng không thể làm trái. Họ tin rằng, kiếp này, hai người xa lạ có thể nên duyên vợ chồng, là do nhân duyên từ tiền kiếp nên mới có “kết quả” ấy ở kiếp này. Họ cũng mặc định tin rằng, vợ chồng chính là sự ban ơn của Thượng Thiên và cũng là ân điển của cha mẹ.
Hơn nữa, cũng có rất nhiều cặp vợ chồng đến với nhau là do kiếp trước người vợ chịu ơn người chồng hay người chồng chịu ơn người vợ mà kiếp này nguyện ý thành vợ chồng để báo đáp cho đối phương. Giữa vợ chồng, thì “ân” (ơn) được coi là nền tảng, hơn nữa trong “ái” (yêu) cũng có lý tính, vì thế mà mới có thể chung sống hòa hợp cùng nhau đến già.
Cũng có người nói, vợ chồng là do cha mẹ sắp đặt nhưng kỳ thực, người xưa đều hiểu rằng, vợ chồng là do Nguyệt Lão xe duyên, sự sắp đặt của cha mẹ chỉ là hình thức biểu hiện trong đời thường mà thôi. Nhân duyên ngàn dặm, một đường quanh co, hết thảy đều là sự an bài của Thần.
Vào thời đại mà con người còn coi trọng đạo đức truyền thống thì nam nữ khi chưa được sự đồng ý của cha mẹ đã sinh sống cùng nhau được coi là việc trái với luân thường đạo lý, là việc “đại nghịch bất đạo”.
Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài làm trái với mệnh lệnh của cha mẹ, mặc dù tình cảm của họ được các nhà văn, nhà làm phim lột tả đến mức khiến người xem phải vui buồn và đồng cảm cùng với họ. Nhưng, những hành xử của họ cũng được coi là đã không hợp Đạo.
Trong suy nghĩ, tư tưởng của con người hiện đại ngày nay tràn ngập những quan niệm tự do, tranh đấu phản kháng, phóng túng…Họ không biết và cũng có thể không tin mệnh trời, nên cho rằng việc Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài hóa thành đôi uyên ương hồ điệp là một câu chuyện thần thoại đẹp.
Thời xưa, khi mọi người còn biết hổ thẹn, người ta cũng không bao giờ mang chuyện vợ chồng ra đàm luận trước công chúng. Nhưng trong xã hội ngày nay, trên ti vi, báo chí, đài hay bất kể nơi đâu đều tràn ngập những đề tài này, thậm chí nó đã từng bước từng bước nghiễm nhiên trở thành một ngành nghiên cứu.
Những chuyện như, “người thứ ba” lại được ca ngợi, ly hôn lại dễ dàng được tán thưởng…hầu như ở quốc gia nào trên thế giới cũng đều có.
Con người hiện đại không biết rõ nhân quả, thường đạm luận về “yêu”. Nhưng từ phân tích chữ mà nói thì rõ ràng chữ “恩” (ân) là do chữ “因” (nhân quả) đặt trên chữ “心” (trái tim) mà ra. Còn chữ Yêu trong tiếng Trung Hoa chính là chữ Ái ( 愛). Cách viết chữ Ái của người Trung Hoa xưa và nay là khác nhau.
Người xưa viết chữ Ái dạng phồn thể là “愛”. Nó là chữ Thụ “受” (Tiếp nhận, nhận lấy, chịu đựng) được tách ra để một chữ Tâm “心” (trái tim) xen vào giữa. Có nghĩa là khi 2 người yêu nhau, họ sẽ nhận lấy tình cảm của đối phương, tiếp nhận và chịu đựng đối phương. Tình cảm ấy cũng được giấu kín, kìm nén trong lòng, như trái tim chen lẫn ở giữa.
Sau cách mạng văn hóa ở Trung Hoa có lối viết giản thể, tức là lối viết gọn, khiến cho chữ Ái: “爱” đã không còn thấy chữ “心” (trái tim) ở giữa nữa, chỉ có chữ Hữu “友” là bạn gắn ở dưới. Khiến cho tình yêu trở nên hời hợt, bề ngoài mà thiếu mất con tim.
“Hỉ nộ ái ố khổ” (mừng, giận, yêu, ghét, khổ) là năm vị mà cả tâm và thân của mỗi người đều phải chịu. Nếu một người không có lý trí và đạo đức vững chắc làm nền tảng, thì hai người trên bề mặt là đang yêu một cách “oanh oanh liệt liệt” nhưng cũng là đang khiến cho tự thân và thế gian tăng thêm rất nhiều nghiệp lực mà không tự biết.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Xem thêm:
- Nhân duyên vợ chồng: Không nợ không kết đôi
- Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc?
- Báo cáo mới: Có tới 1,5 triệu người bị chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng