Dưới đây là lời chia sẻ của một người làm công tác xã hội chuyên phụ trách giáo dưỡng lại nhân cách và tâm hồn cho những tử tù.

Cứ khoảng mỗi tháng một lần, tôi vào trại giam làm công việc giáo dưỡng phạm nhân, bao gồm cho cả những phạm nhân chịu tội tử hình. Thực sự có rất nhiều lúc tôi cảm thấy bản thân thật lúng túng, nguyên nhân bởi luôn có người thắc mắc: “Vì sao phải giáo dưỡng tội nhân tử hình? Người xấu chẳng phải nên chịu báo ứng sao? Sao lại phải quan tâm đến họ mà cần giáo dưỡng?”

Vậy hôm nay tôi xin được mạn phép có đôi lời cùng mọi người đàm luận vấn đề: Vì sao phạm nhân tử hình vẫn cần phải giáo dưỡng cho họ?

Chức vụ của quan tòa và của người phụ trách giáo dưỡng là hai điều khác nhau, quan tòa là phán quyết còn người giáo dưỡng lại là làm nhiệm vụ giáo dục. Vậy khi giáo dục người ta sẽ nói những gì với phạm nhân? Một là giúp phạm nhân nhận ra sai lầm của mình, hai là giúp họ chân thành hối cải.

Thường thì khi giáo dục sẽ có 2 phương hướng:

1. Thành tâm hối cải

Giáo dục cho phạm nhân tự nhận thức mà hối hận với chính mình vì những điều mình đã gây ra, tối thiểu đó là giúp phạm nhân nhận được sai lầm trước khi thi hành án, hiểu được hậu quả tổn thương nghiêm trọng mà mình đã gây cho người khác như thế nào? Nếu như phạm nhân ngay cả trước lúc chết cũng không nhận ra sai phạm của mình, thử hỏi điều đó sẽ gây ra tổn thương cho những người bị hại ra sao?

Giáo dục cho phạm nhân để phạm nhân nhận ra những sai lầm trong quá khứ, để họ hiểu được hậu quả nghiêm trọng đã gây ra cho người khác như thế nào.
Giáo dục cho phạm nhân để phạm nhân nhận ra những sai lầm trong quá khứ, để họ hiểu được hậu quả nghiêm trọng đã gây ra cho người khác như thế nào? (Ảnh: zing.vn)

2. Hiểu được sinh mệnh

Điều tôi muốn truyền tải là mong muốn những tử tù có thể hiểu được giá trị của sinh mệnh, của cuộc đời, bao gồm cả việc chúng ta sống trên đời này là vì điều gì? Sau khi con người ta chết đi thì liệu có thể đi về đâu? Nếu như có kiếp sau họ sẽ chọn cho mình một cuộc sống ra sao? Có muốn trở thành một người tốt hơn không?

Có thể đọc tới đây sẽ có người tức giận rằng, đã phạm tội giết người lại còn mong cho họ vui vẻ, mong cho họ có được kiếp sau tốt đẹp sao? Người loại này không đáng để có được một cuộc đời mới, không đáng để trở thành một người tốt.

Kỳ thực, nếu như các bạn có tức giận, đó cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên điều tôi muốn nói ở đây chính là: Cái chết là gì? Người ta sau khi chết sẽ đi về đâu? Căn cứ theo tín ngưỡng của mỗi người khác nhau mà có những lý giải khác nhau.

Người kiếp này hành đại ác, kiếp sau có thể thành người tốt hay chăng?

Tôi nỗ lực làm công việc giáo dưỡng tử tù là bởi vì tôi chắc chắn một điều: Một người phạm tội giết người, nếu như chúng ta không giáo dục họ, họ sẽ chẳng biết được mình đã sai ở đâu một cách rõ ràng, vậy bạn có giam cầm họ 10 năm, 20 năm liệu họ có thể trở thành một người tốt hơn không?

Cũng giống như vậy, một tù nhân phạm tội tử hình giết người, nếu như chúng ta không giáo dục họ, kiếp này họ làm việc đại ác, vậy kiếp sau đến liệu họ có thể đột nhiên trở thành một người tốt không? Và cho dù họ có chuyển sinh thành động vật đi chăng nữa, họ cũng chưa chắc trở thành một con chó tốt được.

Vậy nên, giáo dục tử tù hoặc là những tù nhân táng tận lương tâm, vì sao lại trở thành một vấn đề quan trọng như vậy? Đây cũng chính là việc bảo hộ chúng ta, bảo hộ xã hội này. Giáo dục cho họ cũng chính là biện pháp bảo hộ chúng ta, bảo hộ gia đình chúng ta tránh khỏi những tổn thương không cần thiết.

Có thể có nhiều người không tin vào luân hồi chuyển thế, không tin họ có thể xứng đáng làm người nữa, một viên đạn là có thể giải quyết hết mọi chuyện.

Chúng ta hãy thử nghĩ về định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, sau khi con người ta chết đi, vật chất chuyển đổi thành năng lượng. Một con người mà trong mắt mọi người họ là thứ cặn bã, thứ không đáng sống thì liệu có thể có được năng lượng tốt sau khi chết đi không? Nếu như một tử tù với tâm hồn sa đọa, tàn ác, sau khi chết đi sẽ biến thành năng lượng xấu, vậy thì vũ trụ hấp thụ nó cũng sẽ trở nên ô nhiễm. Và chúng ta là một phân tử của vũ trụ này, vậy liệu chúng ta có bị ảnh hưởng hay không? Đạo lý này so với đạo lý không khí ô nhiễm là cơ bản là tương đồng.

Một tử tù phạm tội giết người, nếu như chúng ta không giáo dục họ, kiếp này họ làm việc đại ác, vậy kiếp sau đến liệu họ có thể đột nhiên trở thành một người tốt không?
Một tử tù phạm tội giết người, nếu như chúng ta không giáo dục họ, kiếp này họ làm việc đại ác, vậy đến kiếp sau liệu họ có thể trở thành một người tốt không? (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Vậy thế nào là thành tâm hối cải?

Có lẽ sẽ có người hỏi câu này: Thành tâm hối cải, chúng ta làm sao biết được họ có thành tâm hối cải hay không? Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, hành ác – đối với họ nó đã thành thói quen thấm sâu vào máu thịt, thành tâm hối cải với họ chỉ là giả tạo, giáo dục họ chỉ là lãng phí tài nguyên.

Thành thực mà nói, rút cuộc thế nào mới là thành tâm hối cải, phải phán đoán thế nào mới không bị sai lầm? Bản thân tôi cũng có điều không chắc chắn. Tuy nhiên tôi vẫn cứ tình nguyện đi làm công việc này, nguyên nhân bởi tôi biết, nếu như không giáo dục họ thì họ nhất định không có cơ hội thành người tốt.

Giáo dục cũng như người gieo hạt, bạn gieo hạt sẽ có cơ hội nảy mầm, chúng ta không gieo, không làm bất cứ điều gì, họ sẽ chẳng có cơ hội trở thành tốt. Chúng ta để họ mang theo cừu hận, mang theo nghiệp chướng mà rời đi, việc này với tất cả chúng ta đều không ai có lợi.

Tử hình hành ác như vậy, vì sao chúng ta phải quan tâm họ?

Trong 5 năm làm công việc này, tôi luôn bị nhiều người đặt câu hỏi: Họ làm ác như vậy, sao phải quan tâm làm gì chứ? Lẽ nào nhìn thấy họ không thấy tức giận sao?

Vấn đề này rất đơn giản, cừu hận của tử tù, chúng ta không cần phải dạy họ, vốn dĩ thế giới của họ luôn tràn đầy sự cừu hận, luôn tràn đầy sát khí, họ không hiểu yêu thương và tôn trọng mới đi làm những việc giết người hại mệnh. Vậy chúng ta phải dạy họ yêu thương và tôn trọng thế nào? Đương nhiên là phải dùng yêu thương và tôn trọng để đối đãi với họ rồi, làm cho họ thấy mà cảm nhận.

Nếu như chúng ta không tự mình cho họ thấy, không tự mình mô phạm, họ sẽ không hiểu. Vốn dĩ cuộc đời xô đẩy đã lấy đi tất cả những gì tốt đẹp, nếu như chúng ta lại không khơi dậy lại từ đầu những điều tốt đẹp ẩn sâu trong tâm hồn họ, họ làm sao có thể hiểu được đây? Đây chính là nguyên nhân vì sao phải dùng tình yêu thương và tôn trọng để đối đãi với họ.

Nếu như bạn là người bị hại, bạn có tha thứ cho tử tù không?

Đây có lẽ là vấn đề hóc búa nhất, có nhiều người hỏi tôi, nếu như bản thân tôi là người bị hại, vậy tôi có tha thứ cho họ không? Tôi có còn muốn giáo dục họ không?

Vấn đề này đối với tôi mà nói, đó là vấn đề vô cùng rõ ràng, nếu như tôi là người bị hại, có lẽ tôi sẽ không thể giáo dục cho họ được. Tuy nhiên tôi mong có người sẽ thay tôi mà giáo dục cho họ để họ có thể nói với tôi một lời xin lỗi chân thành.

Theo epochtimes.com
Minh Vũ biên dịch