Thông thường, con người thế gian sẽ chịu một số ràng buộc của tình mà không buông xuống được, sống giãy giụa trong hồng trần. Thi nhân sau khi ngộ đạo thì không còn loại ràng buộc này nữa. 

Đức Thành, một nhà thơ tăng nhân thời Đường, người Võ Tín Tứ Xuyên, ông trường kỳ sống ở tại Chu Kính Hoa Đình (nay thuộc Chu Kính Kim Sơn). Bởi vì bản tính đơn sơ hoang dã, yêu thích dòng các dòng suối, vì thế mà sau một thời gian dài làm tăng, ông cũng không nhận được đệ tử nào để chăm sóc cho mình lúc tuổi già. Cuối cùng ông đã đến bên bờ Ngô Giang, bến Hoa Đình, Tú Châu, Chiết Giang làm người đưa đò. Nhiều người gọi ông là Thuyền tử Hòa thượng. Bài viết này muốn giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm đặc sắc của ông có tiêu đề ‘Bát trạo ca – phần 1’. 

Phần thứ nhất của bài ‘Bát trạo ca’ là bài ‘Chở trăng về’, nội dung bài thơ chỉ có vỏn vẹn 28 chữ:

Thiên xích ti luân trực hạ thùy,
Nhất ba tài động vạn ba tùy.
Dạ tĩnh thủy hàn ngư bất thực,
Mãn thuyền không tái nguyệt minh quy.

Diễn nghĩa:

Nghìn thước tơ lụa hạ thẳng xuống,
Một sóng động kéo ngàn sóng theo,
Đêm tĩnh nước lạnh cá không ăn,
Một thuyền trở đầy trăng sáng trở về.

Bài thơ đã miêu tả một cách đầy sinh động cảnh tượng câu cá dưới đêm trăng, diễn tả ý thơ thiền thâm thúy, ý vị tự nhiên, đáng được đánh giá cao. 

“Thiên xích ti luân trực hạ thùy, nhất ba tài động vạn ba tùy”. Khi đọc câu thơ này tôi có hai nghi vấn, một là dây câu cá dài ‘nghìn thước’ (thiên xích) là chưa từng thấy qua. Đương nhiên đây chỉ là một loại ẩn dụ mà thôi. Thứ hai là tại sao một tăng nhân lại đam mê với câu cá đến vậy? Chẳng phải Phật gia vẫn giảng không được sát sinh sao? Đại ý của câu thơ này tương đối đơn giản. Thi nhân đem nghìn thước dây câu hạ thủy, trên mặt sông nhất định sẽ xuất hiện dải lụa dập dờn bồng bềnh. Kỳ thực thứ mà thi nhân nghĩ đến không phải cá. Ý tứ mà nhà thơ muốn nói đến là tâm cảnh theo đuổi sự tĩnh lặng và bình yên. Điều mà bài thơ muốn nhắn nhủ còn có tầng hàm nghĩa nữa, đó là đối với vấn đề mong cầu của con người thế gian. Lúc hạ dây câu sẽ tác động đến các loại quan hệ, nó sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, mới có thể “một sóng động kéo ngàn sóng theo”. Trong câu thơ đã nói rõ một đạo lý của cuộc sống, cho dù ban đầu chỉ là một người hoặc một sự chấp nhất nào đó nhưng nó lại có thể mang đến tầng tầng ảnh hưởng. 

Trong truyện cổ Phật giáo có kể về nhà sư đang tu hành một mình trên núi, ông ấy vô tình cứu được một con nai và vì tình thương mà chọn nuôi nó. Việc thương con nai chỉ là một chấp nhất của ông, thế nhưng cũng bởi vì nó mà dẫn khởi việc ông lo cho con nai không được ăn no và sẽ chịu lạnh rét. Các phản ứng cứ như thế mà nối tiếp nhau xuất ra, điều này khiến cho vị tăng nhân không còn tu được nữa, cuối cùng bỏ cuộc giữa chừng, mất đi cơ duyên tu luyện. Một chấp nhất nhỏ nhưng khi nó tác động đến sự thành bại của một người tu luyện thì đó không còn là nhỏ nữa. Thi nhân dùng câu “một sóng động kéo ngàn sóng theo” để hình dung quả là vô cùng chuẩn xác. 

“Đêm tĩnh nước lạnh cá không ăn, một thuyền trở đầy trăng sáng trở về”. Cảnh đẹp ở đây chính là cảm giác hư không tịch mịch sau khi Đức Thành giác ngộ ra. ‘Đêm tĩnh nước lạnh cá không cắn câu’ chỉ là mượn cớ mà thôi. Thực nếu như cá cắn câu thì thi nhân sẽ làm như thế nào? Ông ấy nên xử lý ra sao? Thi nhân có thể cũng giống như Khương Thái Công, sử dụng lưỡi câu thẳng để không con cá nào có thể cắn câu được. Câu cuối “một thuyền trở đầy trăng sáng trở về” đã nói rõ điều mà thi nhân mong muốn ấy là sự ngộ đạo trong tâm chứ không phải cả thuyền trở đầy cá mang về. 

Điều mà hòa thượng Đức Thành thực sự thích chính là cuộc sống ẩn dật. Trong mắt ông, đời người giống như con thuyền tự do tự tại, dưới trăng sáng mà tự do phiêu bạt. Thông thường, con người thế gian sẽ chịu một số ràng buộc của tình mà không buông xuống được, sống giãy giụa trong hồng trần. Thi nhân sau khi ngộ đạo thì không còn loại ràng buộc này nữa. 

Được biết, Hoàng Đình Kiên, một học giả vĩ đại thời nhà Tống rất yêu thích “Bát trạo ca – phần 1”, vì vậy khi chuyển đến Dung Châu vào những năm cuối đời, ông đã đặc biệt sáng tác bài “Tố nỗi lòng – nhất ba tài động vạn ba tùy’. 

Đến Dung Châu thăm danh lam thắng cảnh, chưa hát khúc ca ngợi người đánh cá mà cảm tạ giang sơn. Một học sinh từng đặt câu hỏi: “Gia phong của Tiên sinh là như thế nào? Vì sao đạo nhân viết mấy câu thơ này: 

Nhất ba tài động vạn ba tùy, thoa lạp nhất câu ti.
Kim lân chính tại thâm xử, thiên xích dã tu thùy.
Thôn hựu thổ, tín hoàn nghi, thượng câu trì.
Thủy hàn giang tĩnh, mãn mục thanh sơn, tái minh nguyệt quy

Diễn nghĩa:

Một chút động kéo theo vạn động, áo tơi nón lá một dây câu 
Lân vàng đang ở nơi sâu thẳm, nghìn thước cũng buông tơ 
Nuốt vào rồi nhổ, tín lại nghi, mắc câu trễ 
Nước lạnh sông tĩnh, núi xanh trước mắt, lại chở trăng về.

Theo Vision Times
San San biên dịch