Trên dương gian đã phạm bao nhiêu tội chỉ mình mình biết, nhưng khi chết đi xuống địa ngục mọi tội lỗi đều được ghi đầy đủ trong sổ Diêm Vương.

Có người nói, con người chết cũng giống như đèn tắt, chết là hết, là kế thúc, đâu còn có kiếp sau? Nhưng lại cũng có người nói, con người là có kiếp sau. Giống như một cái cây chết đi, hạt giống rơi xuống đất, nảy mầm và sẽ ra hoa kết trái, sẽ có kiếp sau. Vậy rốt cuộc con người có kiếp sau hay không?

Kỳ thực, con người chết đi không phải giống như đèn tắt, cũng không nhất định là được đầu thai làm người mà sẽ thuận theo nhân duyên nghiệp báo mà chuyển sinh.

Tại sao có người cả đời công danh và tiền bạc đều trọn vẹn, nhà cao cửa rộng, tiền bạc rủng rỉnh, ngàn người kính trọng? Ngược lại có những người cả đời bần cùng khốn đốn, làm chuyện gì cũng trắc trở. Tất cả đều liên quan đến tiền kiếp của bạn.

Trong “Duyệt Thảo vi đường ký” có kể lại về chuyện của một bà lão có khả năng hơn người thoắt ẩn thoắt hiện. Một hôm có mấy người thê thiếp của một gia đình quý tộc hỏi bà: “Những người phụ nữ như chúng tôi hà cớ gì phải làm thê thiếp cho nhà người ta?” Bà lão trả lời: “Cõi âm cũng tuân theo quy luật nhân duyên nghiệp báo. Kiếp trước các người tích được những việc thiện nhỏ nên kiếp này được vào nhà quyền quý. Nhưng các người cũng tạo ra nghiệp chướng cho nên chỉ được làm phận thê thiếp. Nếu kiếp này có thể tích được càng nhiều điều thiện để bù đắp lại những tội lỗi trong quá khứ thì kiếp sau sẽ được sung sướng, vẹn toàn. Ngược lại nếu kiếp này người tạo ra nhiều nghiệp duyên thì kiếp sau ắt sẽ gặp báo ứng. Nhưng tích đức hành thiện không phải chỉ dâng hương khấn Phật, các người phải biết hiếu kính mẹ cha, kính trọng chính thất phu nhân, giữ gia đình trên dưới thuận hoà. Đó mới chính là thiện nghiệp.”

Một người trong số đó lại hỏi: “Vậy đường con cái ắt cũng liên quan đến tiền kiếp. Bà hãy xem giúp chúng tôi. Nếu như sách cõi âm đã định kiếp này tôi không có con thì tôi cũng không dám mơ tưởng nữa.”

Bà lão trả lời: “Cái này thì không cần xem. Chỉ cần cô chăm làm các việc thiện cho trẻ nhỏ thì dù sách Diêm Vương có phán cô không có con rồi cũng sẽ được sửa lại. Còn nếu cô thường xuyên tạo nghiệp ác thì dù ban đầu có ban con cái cho cô rồi cũng sẽ sửa thành vô tử”.

Ông ngoại Kỳ Hiểu Lam là Trương Tuyết Phong cũng là con rể của Tào gia. Sinh thời ông là người nghiêm khắc và chính trực, ông ghét nhất là những bà đồng bà mai đi hết nhà này nhà nọ. Nhưng ông lại thường xuyên trò chuyện với bà lão này. Ông nói: “Những điều bà lão nói tuy chưa từng được chứng thực, song trước giờ bà lão không hề chỉ cách ỷ lại vào dâng hương thờ Phật hay bố thí để tích thiện.”

Thực ra bà lão là một cao nhân am hiểu sự đời, tinh thông Phật pháp. Phật không chỉ nhìn xem một người thành kính thờ Phật bao nhiêu mà còn phải xem thiện tâm của người đó thế nào. Một người luôn tụng kinh niệm Phật, cả đời không làm chuyện ác chưa chắc đã được Phật bảo hộ bằng người không dâng hương thờ Phật nhưng một lòng hướng thiện, thờ Phật trong tâm.

Quỳnh Chi

Xem thêm: