Trong hàng nghìn năm, những sự tích và quan niệm tu luyện đã luôn luôn xuyên suốt nền văn hóa Trung Hoa, và vô số câu chuyện tu thành chính quả, thành Tiên thành Đạo luôn được lưu truyền và ghi chép lại trong sử sách. Tuy nhiên, thế gian chìm sâu trong mê huyễn, bất luận lịch sử có triển hiện bao nhiêu Thần tích bạch nhật phi thăng, hồng hóa vũ hóa, thần thông đại hiển, thì chỉ sau vài năm, người ta lại sẽ coi nó chỉ như một truyền thuyết thần thoại hư vô mà thôi. 

Nhưng ít ai nghĩ kỹ lại: Nếu như nó hoàn toàn hư vô huyễn hoặc, thì làm cách nào có thể được truyền thừa qua hàng nghìn năm?

Ngắm nhìn những bức bích họa Phật Đà huy hoàng trong hang động, người ta không khỏi tán thán: “Cổ nhân quả thật là kỳ công, tự nhiên có thể khắc họa ra bức tượng Phật vĩ đại như thế này, thế giới Phật quốc sao mà phong phú và đa sắc như vậy.” Cổ nhân vì sao có thể có “lực tưởng tượng và lực sáng tạo” vĩ đại như vậy đây?

Khi thăm quan xá lợi tử của Phật Đà, người ta lại thường nghĩ: Xá lợi tử này chẳng phải là răng hoặc xương của Phật sao? Thế thì tại sao một người bình thường sau khi chết hỏa táng lại không có xá lợi tử?

Mọi người đi hàng nghìn dặm để tham bái nhục thân bất hoại của các cao tăng trên danh sơn thánh địa, khi tận mắt nhìn thấy vẻ ngoài sống động, da cơ như người đang sống của nhục thân bất hủ, không khỏi ngạc nhiên trước sự thần kỳ trong đó. Nhục thân của những vị cao tăng này tại vì sao mà không bị thối rữa như cỏ cây, hay hóa thành cát bụi?

Trên thực tế, nếu bạn có thể thay đổi cách nghĩ mà suy xét, bạn liền có thể lý giải được sự tồn tại của những thần tích minh xác triển thị sự ảo diệu của sinh mệnh và nhân thể. Đó là, tu luyện là có thể thăng hoa tinh thần và cải biến thân thể vật chất của con người. 

Được vẽ bởi Chu Hảo Cổ, một họa sư Nam Tấn thời nhà Nguyên, và đệ tử của ông là Trương Bá Uyên cho chùa Hưng Long ở huyện Tắc Sơn, Sơn Tây. (Ảnh: phạm vi công cộng)

Vào thời kỳ đầu truyền bá Phật giáo ở phương đông, từng nhiều lần triển hiện những biến hóa thần diệu của tu luyện đắc đạo tại nhân gian.

Vào những năm cuối đời Tào Ngụy, Chu Sĩ Hành, một thiếu niên từ Dĩnh Xuyên, xuất gia đi tu, là người Hán đầu tiên thọ giới. Ông đã dùng toàn bộ trí lực cho việc dùi mài nghiên cứu kinh Phật, vì cảm thấy Kinh văn được phiên dịch vào thời điểm đó, từ cú rất khó lý giải, nên ông quyết định Tây hành để tìm kiếm Kinh thư nguyên điển. Ông đã trải qua gian khổ, và mất thời gian hai mươi năm mời thành đạt được mục tiêu của mình.

Vào thời điểm đó, Chu Sĩ Hành trong hành trình Tây tiến, đã vượt qua sa mạc cát đến Khotan ở Tây Vực, Ấn Độ, đắc được bản kinh tiếng Phạn gốc, tổng cộng 90 chương. Ông chuẩn bị phái đệ tử của mình mang kinh thư trở về Lạc Dương. Trước khi xuất phát, các tăng chúng tu theo Tiểu thừa Phật giáo ở Khotan đã tấu thỉnh quốc vương: “Tăng nhân nước Hán muốn đảo loạn kinh điển chân chính, nên ra lệnh cấm chỉ.” Quốc vương Khotan kiên quyết từ chối nghe Chu Sĩ Hành giải thích, vì vậy Chu Sĩ Hành thỉnh cầu đốt kinh để chứng minh thành tâm của mình, quốc vương đồng ý.

Quốc vương hạ lệnh chất một đống củi trước đại điện. Trước khi đốt, Chu Sĩ Hành hướng Thiên thượng cầu nguyện: “Nếu quả Phật pháp nên được lưu truyền ở Hán địa đương đại, thì Kinh thư kia sẽ không bị lửa thiêu. Nếu không phải như vậy, thì xin tùy kỳ xử trí.” Vừa nói dứt lời, thì kinh thư đã bị ném vào trong lửa.

Tuy nhiên, sau khi ngọn lửa tắt, bộ Kinh Phật một chữ cũng không mất, hoàn hảo như lúc ban đầu. Mọi người tức khắc biết rằng đây là một thần tích triển hiện rằng Thần Phật đã ứng thuận cho Phật giáo truyền đến phương Đông. Vì vậy, Chu Sĩ Hành mới được quốc vương cho phép mang kinh thư trở về Trung Thổ.

Các đệ tử mang Kinh Phật trở về Lạc Dương, nhưng Chu Sĩ Hành không đi mà lưu lại, ông mất ở Tây Vực năm 80 tuổi.

Sau khi Chu Sĩ Hành tạ thế, mọi người đã hỏa táng di thể của ông, nhưng sau khi nhiên liệu đã cháy hết, di thể của Chu Sĩ Hành vẫn hoàn hảo nguyên vẹn không bị tổn hại. Ngay khi mọi người đang kinh ngạc, một vị cao tăng hai tay hợp thập chú niệm, nói: “Ngài đã chân thực đắc đạo, thân thể nên tự hủy diệt, thực không nên làm kinh động thế nhân!” Lập tức, xương cốt của Chu Sĩ Hành vỡ vụn để đáp lại. Chuyện này đã nhanh chóng truyền tới Trung Nguyên, đây chính là điển cố về “thân kim cương bất hoại”. 

Nó chỉ ra rằng nhục thân bất hủ là một diên thân của ý chí người tu luyện đắc đạo, có thể tùy tâm mà biến hóa. Chu Sĩ Hành đã thị hiện thần tích về nhục thân kim cương bất hoại của mình, nhưng sau khi nghe chú niệm của cao tăng, đã ứng thanh nhi toái, khiến người ta thán phục sự thần kỳ của tu luyện, cũng như sự từ bi tùy duyên bất trụ của người đắc đạo.

Hai nhóm tranh ở giữa trong bốn nhóm tranh truyện ở giữa phía đông bức tường phía bắc của Hang 323 vào đầu thời Đường ở hang động Mạc Cao là những cảnh mô tả cảnh “Dập lửa ở U Châu” . Bức tranh tường về sức mạnh kỳ diệu của Đức Phật Đồ Trừng. Trong một trong những bức tranh, Thạch Hồ, hoàng đế nước Triệu, đang ngồi trên hồ sàng, và Đức Phật Đồ Trừng đang làm phép, cầm một đám mây trong tay phấp phơ bay về phía hỏa hoạn để dập lửa. (phạm vi công cộng)

Truyền kỳ về Tôn Quyền và xá lợi tử

Trong thời kỳ Tam Quốc, sự thịnh hành của Phật giáo ở khu vực phía nam Giang Đông bắt nguồn từ cuộc tương ngộ giữa Tôn Quyền và tăng nhân Tăng Hội Đích của Thiên Trúc.

Vào năm Ngô Đại đế Tôn Quyền Xích Ô thứ 10 (năm 247 SCN), Khương Tăng Hội lên kế hoạch chấn hưng Phật giáo ở Giang Đông, đem theo một cây tích trượng đến Kiến Nghiệp. Ông xây dựng phòng xá ở nơi cỏ mọc um tùm, tại bên đường lớn mà cúng tượng Phật. Khi đó, nước Ngô cảm thấy rất lạ vì lần đầu tiên nhìn thấy dạng thức phục trang của hòa thượng, cảm thấy rất kỳ quái, lại không hiểu nghĩa lý của Phật giáo nên càng nghi ngờ ông là quái nhân.

Có quan viên thượng tấu, nói: “Có quái nhân nhập cảnh, tự xưng là nhà sư. Diện mạo và phục sức không giống bình thường. Nên kiểm tra kỹ càng.”  Tôn Quyền hỏi: “Quá khứ Hán Minh Đế trong mộng đã nhìn thấy Thần minh, tự xưng là Phật, sự việc được nói trong tấu trình, có thể nào là di phúng của Hán Minh Đế không?” Sau đó ông tức khắc triệu tập Khương Tăng Hội, và hỏi ông Phật giáo là gì? Có linh nghiệm gì?

Khương Tăng Hội nói: “Như Lai Phật tạ thế, không cảm giác đã hơn ngàn năm có dư, di cốt xá lợi của Ngài, không biết đã lưu lạc đến những địa phương nào. Quá khứ, A Dục vương đã xây dựng 84.000 tọa tháp tự, sự hưng thịnh của chùa chiền là di lưu giáo hóa của Phật giáo.” Tôn Quyền cho rằng lời của Tăng Khanh Hội nói có chút khoe khoang không thực, bèn nói với ông: “Nếu quả có thể tìm được xá lợi của Như Lai, ta nhất định sẽ xây chùa cho ngài; còn nếu ngài nói lời hồ đồ, sẽ bị quốc pháp trừng trị.”

Khang Tăng Hội thỉnh cầu Tôn Quyền cấp cho mình thời hạn bảy ngày, còn nói với các đệ tử môn của mình rằng: “Sự hưng hay phế của Phật giáo tại đất Ngô, chính là tại nhất cử này.” Rồi ông và các đệ tử môn tại trai đường kiền tịnh đả tọa, đặt một bình đồng phía sau kỉ án, kiền thành thắp hương quỵ bái, cung thỉnh Phật đà ban cấp xá lợi. Thời hạn 7 ngày đã đến, nhưng vẫn tịch nhiên vô thanh. Khang Tăng Hội thỉnh cầu gia hạn thêm 7 ngày nữa, nhưng sau 7 ngày tiếp theo, vẫn im ắng như vậy.

Tôn Quyền nói: “Đây là lừa dối!”, chuẩn bị định tội cao tăng. Khương Tăng Hội lại thỉnh cầu gia hạn thêm bảy ngày nữa, và Tôn Quyền đã phá lệ và đáp ứng ông. Khương Tăng Hội nói với các đệ tử của mình: “Phật pháp như mây, che chở hết thảy, có lẽ đã ứng vận mà giáng, nhưng chúng ta cảm thụ không tới, làm sao chúng ta lại có thể cầu xin Tôn Quyền khoan dung đây? Ta lấy cái chết để cầu, nếu lại không có xá lợi, ta nguyện lấy mệnh hoàn ước.” 

Đến chiều tối hạn bảy ngày lần thứ ba vẫn không thấy gì xuất hiện, các đệ tử đều cảm thấy kinh hoàng sợ hãi, sư đệ môn tiếp tục quỵ bái cầu nguyện. Đến canh thứ năm, chợt nghe trong bình có âm thanh leng keng, Khương Tăng Hội bước tới xem, quả nhiên đó là xá lợi của Phật đà.

Sáng hôm sau, Tôn Quyền thân chinh tự tay cầm lấy bình đồng, đổ xá lợi vào một đĩa đồng. Khi xá lợi chạm vào đĩa đồng, chiếc đĩa lập tức vỡ tan, Tôn Quyền biến sắc, kinh ngạc đứng lên, trịnh trọng nói: “Quả là điềm lành hiếm có!” Khương Tăng Hội tiến lên một bước nói: “Thần uy của xá lợi sao có thể chỉ ở biểu hiện bề ngoài. Lửa không thể phân hủy nó; Đại chùy làm bằng kim cương cũng không thể đập vụn nó.” Tôn Quyền sai người mang đi thử, theo đó, ông cho đặt xá lợi trên chày đá, kêu đại lực sĩ dụng lực nện mạnh xuống, nhưng đe thép và trùy thép, toàn bộ rơi xuống đất, còn xá lợi vẹn nguyên không một vết xước.

Tôn Quyền phi thường thán phục, từ đó kiền thành kính tín Thần Phật, lập tức hạ lệnh xây chùa cho họ. Vì đây là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở phía nam sông Dương Tử, nên nó được đặt tên là “Kiến Sơ tự”.

Mười bốn nhục thân Bồ Tát tọa ở Cửu Hoa Sơn

Cửu Hoa Sơn là một danh sơn Phật môn nổi tiếng ở Trung Quốc, nằm ở vùng núi xứ Hoa Đông Hoàn Nam, khí hậu ẩm ướt, nhiều mưa và sương mù. Trong môi trường tự nhiên rất ẩm ướt này, khoảng ngàn năm trở lại đây, nhục thân bất hủ của 14 vị cao tăng trước sau đã xuất hiện ở Cửu Hoa Sơn, điều siêu thường này có thể giải thích được.

Cửu Hoa Sơn được gọi là Cửu Tử Sơn trong thời cổ đại, tổng cộng có chín đỉnh, hình dạng như một bông sen. Thế núi khởi lên ở đông ngạn sông Trường Giang, dốc cao như ngọn đao, sừng sững chỉ thiên. Trong phạm vi bán kính hơn ngàn dặm, đều là trùng trùng điệp điệp những đỉnh núi hùng vĩ liên miên không dứt, là thánh địa Phật quốc gần Nam Kinh. Ngàn năm trở lại đây, nguyên khí ngưng kết, địa lý phong thủy cực tốt, cũng là bức tường bảo vệ của thành Nam Kinh, vì vậy mà 6 triều đại đã kiến đô tại Nam Kinh.

Vương tử Hàn Quốc vượt Cửu Hoa Sơn đến tu luyện

Khoảng những năm Đường Huyền Tông khai nguyên, một tăng nhân từ Vương quốc Tân La (Hàn Quốc thời cổ) đến Trung Thổ, có tên là Kim Kiều Giác, pháp hiệu “Địa Tạng”, là thân thuộc của vương tộc Kim Thị xứ Tân La. Ông tâm địa nhân từ, tư chất thông minh thiên phú, nhưng tướng mạo nhìn thì rất hung ác, cổ gáy nhô cao, cốt cách kỳ dị, thân cao bảy thước, khí lực khỏe hơn trăm người cộng lại.

Sau khi pháp sư Địa Tạng cạo đầu xuất gia năm hai mươi bốn tuổi, ông mang theo một con chó trắng, từ nước Tân La đi bộ dọc theo bờ biển mà tới. Trên đường đi, ông đã băng qua những chông gai, vượt qua bao núi rừng hoang vu, trải qua tận cùng gian truân, cuối cùng đã đến được Cửu Hoa Sơn. Ông nhìn thấy Cửu Hoa Sơn phong lĩnh kỳ tú, quyết định tu hành tại nơi đây.

Trong thời gian ẩn cư trên núi, pháp sư Địa Tạng bị một con động vật có độc cắn bị thương, nhưng ông vẫn y nhiên đoan tọa thiền định, nhất niệm bất khởi. Lúc này, một người phụ nữ dung mạo mỹ miều bước đến trước ông, cung kính hành lễ và nói: “Tiểu hài tử vô tri, đã cắn ngài bị thương. Ta nguyện ý hiến nước suối để bù đắp lỗi lầm cho nó.” Pháp sư Địa Tạng vừa nhìn, quả nhiên giữa khe đá chảy ra một dòng nước suối. Tương truyền, sơn thần của Cửu Hoa Sơn chính là vị nữ nhân đó.

Pháp sư Địa Tạng luôn muốn chép lại 4 bộ kinh Phật, nên đã xuống núi đến Nam Lăng, vừa khớp là Du Đãng và những người khác đã sao chép 4 bộ kinh Phật đó và nguyện tặng nó cho pháp sư Địa Tạng. Pháp sư Địa Tạng liền mang những kinh thư này lên núi, không lại bước vào trần thế nữa.

Một chiếc áo cà sa phủ chín đỉnh núi

Lúc bấy giờ, sơn chủ của Cửu Hoa Sơn tên là Tố Mẫn Công, hàng ngày hành thiện tích đức, vẫn thường cung dưỡng tăng nhân, mỗi lần ông làm cơm chay mời đủ trăm tăng nhân, ông luôn đặc biệt dành ra một chỗ và thỉnh mời pháp sư Địa Tạng đến tham dự.

Hai người quen biết nhau từ lâu, lại có nhân duyên với nhau, nên pháp sư Địa Tạng thỉnh cầu Mẫn Công một mảnh đất bằng mảnh áo cà-sa để trồng trọt, cung dưỡng cho việc tu hành, và được Mẫn Công đồng ý. Chỉ nhìn thấy pháp sư Địa Tạng ném chiếc áo cà sa lên không trung, chiếc áo cà sa đột nhiên càng biến càng lớn, bao phủ tất cả các đỉnh núi của Cửu Hoa Sơn trong giây lát. Mẫn Công nhìn thấy pháp lực vô biên, trong tâm hoan hỉ vô hạn, lúc này liền khảng khái bố thí.

Vào đầu năm Chí Đức, một người đàn ông tên là Chư Cát Tiết đã xuất lĩnh những cư dân trong thôn trèo lên Cửu Hoa Sơn. Trong rừng núi thâm u không một bóng người, chỉ thấy mây trắng phiêu phiêu, ánh mặt trời chiếu sáng. Đột nhiên, họ phát hiện pháp sư Địa Tạng một mình trong sơn động, mắt nhắm nghiền, trên mặt đất có một cái chân vạc bị gãy, trong vạc có đựng một ít gạo trắng, trong gạo còn có trộn một ít đất sét trắng, hiển nhiên đó chính là thứ mà pháp sư đã ăn hàng ngày.

Những người trong thôn nhìn thấy pháp sư Địa Tạng tu hành gian khổ như thế nào, thập phần kinh ngạc, cảm động và hổ thẹn, bất chấp nơi đất hiểm mà quỵ bái, nước mắt tuôn rơi không ngừng. Thế là chúng nhân gọi bạn bè đồng đạo xây dựng cho pháp sư Địa Tạng một thiền tự, mọi người đốn gỗ đắp phòng, đào một khe suối, dựng biển hiệu, nhờ đó thiền cư đã khoác lên mình một diện mạo mới.

Thổ địa đã có, thiền tự đã thành, thời cơ truyền pháp đại quy mô đã chín muồi.

Chẳng bao lâu, càng ngày càng có nhiều chúng đồ đến theo pháp sư tu hành, nhất là khi người dân Tân La nghe tin, họ đã vượt biển đến Cửu Hoa Sơn để gia nhập pháp sư môn tu hành.

Những môn đồ này đều từ xa đến, số lượng rất nhiều, nhưng đều không có tiền tài, nên pháp sư Địa Tạng đã đào đá bên ao và nghiền thành đất trắng, có vị như mì và mọi người có thể ăn được. Mùa hè khi mọi người ăn cơm thì trộn thêm một ít đất trắng, mùa đông thì đun một đống củi nhỏ để giữ ấm.

Trong thiền viện, không phân biệt tuổi tác, ai nấy đều cuốc đất cày ruộng, đốn củi, tự cung tự cấp, vì cuộc sống gian khổ, nên những môn đồ tu hành tại phương Nam thường được gọi là “khô cảo chúng” (những người khô gầy), và được mọi người cung kính.

Pháp sư Địa Tạng Vương dành cả năm trên bình đài ở phía nam, tự mình đan vải lanh. Loại vải lanh này rất nặng, được dùng làm y phục và làm chăn bông. Đồng thời, một đài diện cũng được dựng bên cạnh ao nước để cung phụng bốn bộ Kinh thư, cả ngày đều thắp hương, một mình nhẩm đọc kinh Phật.

Sau khi qua đời, thân thể vẫn như đang sống

Vào mùa hè năm Đường Đức Tông Trinh Nguyên thứ mười chín, một ngày nọ, pháp sư đột nhiên triệu tập đệ tử môn để cáo biệt, đệ tử nghe tin, nhất thời không biết phải làm sao. Chỉ nghe thấy tiếng vọng của núi đá, cự thạch rơi rụng, chuông trong tự viện rơi xuống đất không phát ra tiếng, và pháp sư Địa Tạng viên tịch trong tư thế kết già phu tọa trong một chiếc rương gỗ, năm đó ngài chín mươi chín tuổi.

Ba năm sau, khi các môn đồ mở nắp rương và chuẩn bị chuyển xương của pháp sư vào trong tháp, họ phát hiện ra rằng khuôn mặt của pháp sư giống hệt như khi ông vẫn còn sống; khi nâng khớp lên thì phát ra tiếng động, nghe như thể một sợi dây chuyền vàng.

Ngày nay, thân xá lợi kim cương bất hoại của pháp sư Địa Tạng được cung phụng trong bảo điện của Phật tháp Hộ Quốc Nguyệt Thân ở Cửu Hoa Sơn.

Pháp sư Địa Tạng chính là vương tử nước Tân La, đã tu hành ở Trung Quốc trong 75 năm và viên tịch tại Cửu Hoa Sơn, điều này đối với giao lưu văn hóa Phật giáo giữa hai quốc gia Trung – Hàn là có ảnh hưởng sâu rộng.

Tu luyện là siêu thường, không phải là hư huyễn

Pháp sư Địa Tạng là vị nhục thân bồ tát sớm nhất và nổi tiếng nhất ở Cửu Hoa Sơn.

Ngày nay còn có nhiều vị nhục thân bồ tát khác được biết đến, chẳng hạn như nhục thân bất hủ của hòa thượng cao tăng Vô Hà trong Bách tuế cung triều Minh, hòa thượng Đại Hưng thời Thanh triều, hòa thượng Từ Minh, chân thân của Thích Nhân Nghĩa phái thiền lâm, cho tới minh tịnh pháp sư Ngô Vân Thanh tọa hóa ở huyện An Dương trấn Thiện Ứng trong chùa Linh Tuyền v.v. 

Những nhục thân bất hủ này không còn sự tân trần đại tạ của nhân thể, nhục thân không bị hủ hoại, trái lại trường tồn bất hủ. Điều này có nghĩa là sự tồn tại của nó không còn dựa vào nguyên tắc thông thường của nhân gian, trong vũ trụ bao la có những pháp tắc và năng lượng siêu thường có thể khiến nhục thân trường tồn mà không bị giải thể.

Ở góc độ tu luyện mà xét, các cao tăng trong quá trình tu luyện, nhục thân của họ đã được thay thế bằng vật chất cao năng lượng, không chịu ức chế của quy luật thời không ở nhân gian nữa, do đó có thể trường cửu bất hủ. Từ tầng lý này mà xét, thì rất dễ lý giải: Tu luyện là điều siêu thường, không phải là huyễn hoặc.

Tài liệu tham khảo: 1.“Cao tăng truyền”; 2.”Cửu Hoa Sơn hóa  thành tự ký”; 3.”Bách trượng tùng lâm thanh quy chứng nghĩa ký”

Theo tác giả Húc Nhật, Lý Dực Vân, The Epoch Times;
Hương Thảo biên dịch