Một ngày nào đó, trong dòng đời hối hả ngược xuôi, bạn được ai đó tặng một món quà nhỏ, là đóa sen mang thông điệp “Chân – Thiện – Nhẫn”. Ẩn chứa bên trong từng cánh hoa là một bí mật, là câu chuyện lay động hàng triệu trái tim. Xin hãy trân quý, không phải ngẫu nhiên mà loài hoa của Phật – món quà như sự ban thưởng của Người lại được đặt vào tay bạn. 

Dự án “Những cánh Sen Hòa bình” là một trong những hoạt động ôn hòa vì nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp luân Đại Pháp) trên toàn thế giới, xúc động mạnh mẽ lương tri nhân loại.

Dự án được khởi xướng bởi cô Jane Dai, và con gái, bé Fadu (Pháp Độ) vào năm 2003 tại Úc, sau khi chồng cô, anh Chenyong Chen, một học viên Pháp Luân Công, bị tra tấn đến chết bởi chính quyền ĐCSTQ chỉ vì không từ bỏ đức tin vào Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công.

Bông Sen đầu tiên được bé Fadu và mẹ gấp bằng tay trên chất liệu giấy nhũ. Mỗi cánh sen khi mở ra đong đầy nước mắt, nỗi đau, sự chịu đựng thống khổ, nhưng cũng tràn ngập hy vọng, niềm tin mãnh liệt một ngày nào đó chính nghĩa sẽ toả sáng của hai mẹ con.

Những bông hoa sen được bé Fadu và mẹ gấp bằng tay trên chất liệu giấy nhũ. (Ảnh: ntd.tv)

Cha mẹ của Fadu đều là học viên Pháp Luân Đại Pháp, một môn khí công và thiền định cổ xưa dựa trên những giá trị đạo đức truyền thống của Trung Quốc. Khác với các môn khí công thông thường chỉ tập trung vào các bài tập, Pháp Luân Công dạy người thực hành biết đề cao tâm tính, lấy nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn” làm kim chỉ nam trong cuộc sống, giúp họ trở thành người tốt hơn, hoàn thiện hơn.

Vì tác dụng chữa bệnh tuyệt vời và những nguyên lý uyên thâm của Pháp Luân Đại Pháp, trong vòng sáu năm 1992 – 1998 đã có khoảng 70-100 triệu người theo tập tại Trung Quốc. Chỉ vì đố kị cá nhân và nỗi sợ hãi hoang tưởng về quyền lực, khi đó ông Giang Trạch Dân là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch nước kiêm Tổng tư lệnh quân đội – nắm quyền lực tuyệt đối tại Trung Quốc đã bất chấp sự phản đối của thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và các thành viên khác trong Bộ Chính Trị gần như đơn phương phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Pháp Luân Đại Pháp truyền rộng trên 100 quốc gia, với hơn 100 triệu người tập luyện và hưởng lợi ích mỗi ngày, các cuốn sách của Pháp Luân Đại Pháp được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ. (Ảnh: thinhnguyen.org)

Để thực hiện được cuộc đàn áp, Giang Trạch Dân đã huy động bộ máy truyền thông khổng lồ trên toàn quốc, thực hiện chiến dịch “tuyên truyền một chiều” để lừa dối, phỉ báng, bôi nhọ, tạo dựng chứng cớ giả… cố tình dán nhãn Pháp Luân Công là một tà giáo, gieo vào lòng người dân và các cấp chính quyền thù hận đối với môn tu luyện ôn hòa này, từ đó tước đoạt quyền công dân của các học viên và chuyển hướng dư luận sang phía chống lại Pháp Luân Công.

Chiến dịch đàn áp của ĐCSTQ đã khiến hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt giam bất hợp pháp (con số này cho đến nay vẫn không thể xác định chính xác). Với những khẩu hiệu do Giang đưa ra như “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, “học viên Pháp Luân Công bị chết trong trại giam được tính là tự sát”, “hỏa thiêu ngay không cần được thân nhân đồng ý”…

Cha của Fadu, không thể lý giải nổi vì sao một môn tập khí công tốt đẹp nhường ấy lại bị chính quyền cấm đoán. Với mong muốn giúp Đảng nhận ra sai lầm của mình, anh đã viết thư gửi các cấp lãnh đạo, bày tỏ nguyện vọng, cũng như cho biết bản thân mình đã thu được những lợi ích gì khi tập Pháp Luân Công.

Cha của FaDu cùng hai mẹ con. (Ảnh: ntd.tv)

Thỉnh nguyện hợp pháp được đáp trả bằng bắt bớ vô căn cứ. Anh bị bắt một cách thô bạo trước sự chứng kiến và nỗi kinh hoàng của Jane Dai vợ anh và con gái, bé Fadu khi đó mới tròn 3 tuổi. Anh bị tra tấn dã man chỉ bởi không chịu từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp, vào Chân Thiện Nhẫn. Sau 5 tháng trải qua mọi cực hình tàn bạo, anh đã trút hơi thở cuối cùng, không kịp nhìn mặt vợ và cô con gái nhỏ.

Cha của FaDu bị bức hại và bị tra tấn đến chết. (Ảnh: ntd.tv)

Vợ và con anh buộc phải rời khỏi Trung Quốc sang Úc lánh nạn.

Không thể im lặng trước những tuyên truyền dối trá về Pháp Luân Công của ĐCSTQ, không thể im lặng tiếp tục chứng kiến hàng nghìn những đứa trẻ bỗng trở thành mồ côi, và không để nỗi đau tàn phá hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn, cô Jane Dai và con gái bắt đầu tham gia các hoạt động thiện nguyện, giới thiệu vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố Brisbane, Úc. Từ trái tim và ước nguyện chân thành, năm 2003 cô và con gái nhỏ đã làm nên những bông hoa Sen đầu tiên, mang hy vọng đưa sự thật và điều tốt lành của Pháp Luân Đại Pháp ra thế giới. Từ đó những bông hoa Sen mang chân tướng Pháp Luân Công được truyền rộng ra các nước, đến nay đã trở thành hoạt động tình nguyện của hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn cầu.

Fadu cùng mẹ tham gia các hoạt động chia sẻ về lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp cũng như sự thật về cuộc bức hại. (Ảnh: en.minghui.org)

14 năm qua, cô cùng con gái đã có mặt trên 40 quốc gia, tham gia các diễn đàn, hội thảo, gặp gỡ và giới thiệu cho các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cơ quan, trường học, các tổ chức xã hội lợi ích của Pháp Luân Công và kêu gọi thế giới lên tiếng ủng hộ chấm dứt cuộc bức hại này.

Giờ đây, tại mỗi quốc gia, các mẫu hoa sen đã được các học viên sáng tạo theo những cách khác nhau.

Việc làm ra thành phẩm một bông Sen, cũng rất công phu. Nó đòi hỏi sự tỉ mỷ, tâm thái người làm cũng phải thật thuần tịnh. Những người tu luyện Pháp Luân Công tin rằng trên mỗi cánh hoa Sen đều chứa đựng sự từ bi, lòng bao dung thương xót chúng sinh của Bồ Tát. Họ thành tâm mong mỏi người được tặng có thể cảm nhận được tấm chân tình của họ. Họ thành tâm mong mỏi người được tặng sẽ nhận được sự chở che bình an từ ánh sáng từ bi Phật Pháp.

Bông hoa sen ấy là món quà quý giá, có thể giúp bạn vượt qua mọi sóng gió cuộc đời. Có thể là bến bờ an lạc khi bạn đang đau khổ chơi vơi. Bởi những người tu luyện Đại Pháp mang trong tâm ước nguyện: “Khi một ai đó nhìn thấy những bông hoa tuyệt đẹp này, Thiện niệm và những phẩm chất cao quý trong họ sẽ được đánh thức. Thiện niệm gắn kết trái tim với trái tim, hóa giải mọi cừu hận và đưa con người vượt khỏi cảnh giới tồn tại thông thường”.

Người phương Đông có câu: “Người ta sinh ra một thiện niệm, tuy chưa biến thành việc thiện, nhưng đã được thần may mắn bảo hộ.”

“Khi một ai đó nhìn thấy những bông hoa tuyệt đẹp này, Thiện niệm và những phẩm chất cao quý trong họ sẽ được đánh thức. (Ảnh: dkn.tv)

Người phương Tây tin rằng: “Những điều xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim.”

“Những điều xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim.” (Ảnh: en.minghui.org)

Vượt lên từ bùn đen, những bông sen tỏa hương thơm ngát là hình ảnh tượng trưng cho sự thanh khiết, vô nhiễm, và giải thoát. Vượt lên khỏi nỗi thống khổ cùng cực bởi mất đi người thân, những nạn nhân của cuộc bức hại tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại vẫn ngày đêm dung nhẫn mang những điều tốt lành nhất đến cho thế giới.

Pháp Luân Đại Pháp (hay còn được gọi là Pháp Luân Công) là một môn tu luyện thiền định cổ xưa của Phật gia lấy việc đồng hóa với đặc tính căn bản của vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn làm cơ sở. Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào năm 1992 tại Trung Quốc. Bằng phương thức người truyền người, tâm truyền tâm, đến nay Pháp Luân Đại Pháp đã được phổ biến tại 114 quốc gia với hàng trăm triệu người theo học và các cuốn sách đã được dịch ra 38 loại ngôn ngữ. Mặc dù đem đến rất nhiều lợi ích cho cộng đồng cả về sức khỏe và tinh thần, nâng cao đạo đức xã hội, nhưng môn tu luyện thiền định ôn hòa này đã và vẫn đang bị bức hại tàn nhẫn ở Trung Quốc kể từ năm 1999.

An Nhiên