Đôi lúc gặp một bến phà, bạn sẽ thốt lên: Chao ôi, thơ mộng quá! Một con thuyền nhỏ nhỏ, cặp mái chèo thanh thanh, nằm cô đơn trên làn nước tĩnh lặng, chờ đợi người đưa sang bờ bên kia.

Đôi mắt của chúng ta cũng có lúc tràn đầy cảm hứng, sẽ tìm kiếm cảnh đẹp trong sự hối hả nhộn nhịp của thế gian. Một bức tranh đơn giản, một bài thơ lặng lẽ, một khúc hát đơn sơ dường như có khả năng thẩm thấu và len lỏi vào từng góc nhỏ của trái tim, mở ra những cánh cửa mới, giúp ta hiểu được chiều sâu của cuộc sống, không ngừng khai mở bản chất ẩn sâu bên trong mỗi người.

Mỗi ngày, trong sự hối hả và bận rộn, ta sẽ gặp những người cần được giúp đỡ, như người ăn xin, người hỏi đường, người sa cơ lỡ vận. Mỗi lần như thế, ta lại nhìn thấy bạn bè và thân nhân bên cạnh mình dừng lại bước chân bận rộn để giúp đỡ mọi người. Hành động giản đơn nhưng vô cùng cao đẹp ấy cũng giống như một con thuyền qua sông trong tâm hồn chúng ta.

Câu chuyện “Vì bến phà qua sông” kể về ba Phật tử cùng bàn luận về những điều hiếm hoi của cuộc sống. Họ cho rằng khỏe mạnh, sống lâu, có được người tâm đầu ý hợp, và có cuộc sống hạnh phúc là những điều khó có được nhất trên thế gian này. Đức Phật thấy vậy liền kể cho họ câu chuyện về con rùa mù:

“Trong biển lớn có một con rùa mù, vốn là con rùa bất tử, đã trải qua hàng nghìn, hàng trăm năm dưới đáy biển. Bình thường nó nằm dưới đáy biển, khoảng 100 năm nó lại ngoi lên mặt nước một lần. Trên mặt nước có một khúc gỗ lênh đênh trôi dạt, trên khúc gỗ lại có một cái lỗ nhỏ. Con rùa đã mù cả hai mắt mà lại muốn ngoi lên mặt nước đúng vào lúc gặp khúc gỗ, lại có thể chui đầu vào cái lỗ nhỏ kia nữa. Hãy nghĩ xem, điều ấy thật khó khăn đến nhường nào! Ấy vậy mà sinh mệnh muốn đắc được thân người còn khó hơn cả con rùa mù muốn chui đầu vào khúc gỗ!”. 

Sau đó, Đức Phật lấy một ít bụi đất cho vào lòng bàn tay và nói: “Chúng sinh có được thân người giống như chỗ bùn đất trên tay ta, không có được thân người giống như mặt đất rộng lớn. Trên thế gian này thứ gì là khó đạt được nhất? Thân người là khó đạt được nhất”.

Ảnh minh họa: postkhmer.

Trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, câu chuyện về Đức Phật Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa) mang lại nhiều sự giác ngộ. Mật-lặc Nhật-ba từng nói: “Trong con người, phúc đức và thiện căn là một con tàu kho báu vô giá. Con tàu quý giá này có thể vượt qua dòng chảy của sinh tử và đến được bờ bên kia an toàn. Những người thường hay làm việc ác sẽ bị sự cám dỗ và nham hiểm thu hút, rồi dần dần chìm xuống. Cùng là mang thân người, nhưng làm việc thiện hay ác, nổi lên hay chìm xuống, tìm đến hạnh phúc hay đau khổ… đều do bản thân mình mà ra”.

“Nhân thân nan đắc”, cần phải trân trọng mối quan hệ giữa người với người và đối xử với nhau bằng thiện tâm. Người khác nhau có số phận khác nhau, cũng có mối nhân duyên khác nhau. Nhưng dù là nhân duyên thế nào, ai ai cũng nên nghĩ tới những bến bờ tốt đẹp, giúp người khác bước lên phà qua sông an toàn. Khi chúng ta có lòng lương thiện, thì trong lòng chúng ta đã có một bến phà bình yên.

Người có trái tim nhân hậu, thì trái tim sẽ có một bến phà để giúp đỡ người khác qua sông. Trái tim có bến phà, thì sinh mệnh có thể tự do tự tại vượt qua khó khăn để đến được bến bờ hạnh phúc. Để trái tim có một bến phà mới là sự mong đợi và khao khát chân chính của sinh mệnh.

Ngọc Linh
Theo Chánh Kiến

Hiếu thuận với cha mẹ, ông Trời ắt để dành phúc phận cho

videoinfo__video3.dkn.tv||164c40544__

Từ Khóa: