Một tuần trước lễ Phục sinh, vào ngày 15/4 vừa qua, Nhà thờ Đức Bà 850 tuổi đã bất ngờ gặp phải tai ương gây chấn động thế giới. Tháp nhà thờ lịch sử đã sụp đổ và mái nhà gỗ bị đốt cháy. May mắn thay, tòa nhà chính, bao gồm hai tháp đồng hồ và hầu hết các tác phẩm nghệ thuật quý giá được lưu trữ trong tòa nhà đã được giải cứu.

Nhà thờ Đức Bà Paris, tồn tại qua thế kỷ 13, là nhà thờ toàn gothic đầu tiên ở châu Âu, chứa đựng vẻ đẹp cổ điển và liên quan mật thiết đến lịch sử, văn học và thành tựu âm nhạc của Pháp. Nó là biểu tượng của đức tin Công giáo và biểu tượng tinh thần Pháp. Đây cũng là nơi tôn nghiêm của người Pháp, nơi che chở, chứa đựng niềm vui và nỗi buồn của họ. Có lẽ bạn đã từng vào bên trong tham quan, hoặc đã từng đi qua. Chúng ta một lần nữa hồi tưởng lại những di sản văn hóa trân quý của thế giới.

Trần và mái vòm hình cung

Trần hình vòm bên trong nhà thờ là một đặc điểm khác biệt của kiến trúc Gothic. Ngoài đối phó với trọng lực, nó còn tính dẫn dắt thị giác “hướng lên”. Mái vòm trên đỉnh giữa nhà thờ, cao tới 35 mét, làm nổi bật sự linh thiêng và trang trọng liên tưởng đến thế giới thiên quốc.

Đây là ảnh về Trần và mái
Các cột trụ và vòm bên trong Nhà thờ Đức Bà được trang trí lộng lẫy. (Ảnh: shutterstock)
Đây là ảnh về Trần và mái
Nội thất của nhà thờ Đức Bà, bàn tế đàn cùng mái vòm. (Dennis Jarvis/Flickr)

Các báu vật điêu khắc bên trong nhà thờ

Ở giữa thánh đàn phía Đông là cây thánh giá, phía trước là tác phẩm điêu khắc “Descent from the Cross“, được thực hiện bởi nhà điêu khắc thế kỷ 18 – Nicolas Coustou. Hai bên là tượng Vua Louis XIII và Louis XIV đang quỳ xuống tuyên thệ trung thành với Thánh Mẫu.

Đây là ảnh về Báu vật
Thánh đàn phía đông chứa các bức tượng của Louis XIII (phải) và Louis XIV (trái). (Ảnh: Myrabella / Wikimedia Commons / CC BY-SA 3.0)
Hình ảnh sau hỏa hoạn (Ảnh: tuoitre.vn)

Từ những bức ảnh được công bố sau vụ hỏa hoạn, cây thánh giá vẫn còn nguyên vẹn sau ngọn lửa hung tàn và các tác phẩm điêu khắc “Descent from the Cross” cũng may mắn sống sót.

Nhà thờ Đức Bà Paris có tổng cộng 37 bức tượng Thánh Mẫu tử, trong đó biểu tượng lớn nhất là bức tượng “Đức mẹ đồng trinh“, hoàn thành vào thế kỷ 14, bức tượng đã được chuyển đến Nhà thờ Đức Bà vào năm 1818 và được đặt trong một phòng chờ đi qua sảnh. Joris-Karl Huysmans, một nhà văn Công giáo người Pháp, đã mô tả hình ảnh ấy trong cuốn tiểu thuyết La cathédrale:Vẻ đẹp vừa vặn, lại mang một số điều kỳ lạ. Nụ cười hạnh phúc của nàng nở trên đôi môi u sầu“.

Đây là ảnh về Báu vật
Bức tượng “Đức Mẹ đồng trinh” vào thế kỷ 14 đã được hoàn thành tại Nhà thờ Đức Bà Paris. (Ảnh: Sailko / Wikimedia Commons)
Đây là ảnh về Báu vật
Một bức tượng Thánh Mẫu tử khác bên trong nhà thờ Đức Bà. (Ảnh: Carlos Delgado / Wikimedia Commons)

Ngoài ra, còn có những bức tượng của các vị thánh như Saint Denis, Joan of Arc và Santa Teresa.

Đây là ảnh về Báu vật
Tượng Joan of Arc trong nội thất nhà thờ Đức Bà. Năm 1909, Giáo hoàng Pius X đã tổ chức một lễ tuyên phúc cho Joan of Arc. (Ảnh: Steven G. Johnson / Wikimedia Commons)

Hàng rào gỗ dùng để ngăn cách bàn thờ với các tín đồ được trang trí bằng những bức tranh khắc gỗ từ thế kỷ 14 kể về cuộc đời của Chúa Giê-su. Theo Meredith Cohen – chuyên gia nghệ thuật kiến trúc gothic Pháp, cũng là phó giáo sư nghiên cứu lịch sử nghệ thuật tại Đại học California, Los Angeles: Trong thời kỳ đại Cách mạng Pháp, nhà thờ đã gặp phải cướp và bị phá hỏng nhiều thứ, duy có bức tượng gỗ này là một trong 3 báu vật được lưu tồn duy nhất sau sự cố đó.

Mặc dù Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp – Franck Riester, tuyên bố sau vụ hỏa hoạn rằng kho tàng văn hóa chính bên trong nhà thờ không bị mất, những bức tranh khắc gỗ và các tác phẩm điêu khắc khác có thoát khỏi thảm họa không? Cohen không lạc quan lắm về điều này.

Đây là ảnh về Báu vật
Bản khắc gỗ từ thế kỷ 14 ở Nhà thờ Đức Bà Paris kể về cuộc đời của Chúa Giê-su. (Ảnh KOVARIK / AFP / Getty của PATRICK)
Đây là ảnh về Báu vật
Trên hàng rào gỗ của nhà thờ Đức Bà Paris, một bức tranh khắc gỗ từ thế kỷ 14 về sự phục sinh của Chúa Giêsu. (Ảnh: shutterstock)

Cửa sổ hoa hồng

Cửa sổ hoa hồng, hay chính là cửa sổ kính thủy tinh màu của nhà thờ gothic có thể nói là đã đạt đến trình độ cao nhất ở Nhà thờ Đức bà Paris. Các cửa sổ hoa hồng ở phía tây, nam và bắc đều nổi tiếng thế giới. Khi mặt trời chiếu qua cửa sổ vào nhà thờ, bên trong nhà thờ cũng rực rỡ, những câu chuyện của Kinh thánh được miêu tả trên cửa sổ hoa hồng luôn được mọi người tôn kính. Trong đám cháy, cửa sổ hoa hồng không có dấu hiệu hư hỏng, vẫn giữ được hình dáng khá tốt.

Đây là ảnh về Cửa sổ
Cửa sổ hoa hồng nổi tiếng ở phía bắc nhà thờ Đức Bà. (Ảnh: Julie Anne Workman, CC-BY-SA 3.0)
Đây là ảnh về Cửa sổ
“Lạc lối ở Ai Cập”, chi tiết cửa sổ kính nhà thờ Đức Bà Paris. (Ảnh: epochtimes)

Đàn organ lớn

Đối diện với vị trí cánh cổng phía Tây, đàn organ nằm cách xa khu vực hỏa hoạn, Giáo xứ Paris tuyên bố rằng nó vẫn sống sót. Chiếc đàn có niên đại từ thế kỷ 15, đây là một trong những nhạc cụ nổi danh nhất trên thế giới.

Đây là ảnh về Organ
Đàn organ ở Notre Dame de Paris được chụp vào ngày 1 tháng 2 năm 2004. (Ảnh: Stephane De Sakutin / AFP / Getty Images)
Đây là ảnh về Organ
Chiếc đàn đặt đằng sau cửa sổ hoa hồng ở phía tây của nhà thờ. (Ảnh: Stephane De Sakutin / AFP / Getty Images)

Nhà thờ Đức Bà Paris, với hơn 800 năm lịch sử, là một trong những nhà thờ gothic cổ xưa và chân thực nhất. Ngày nay khi việc bảo vệ di sản văn hóa được chú trọng, nhiều người cho rằng nó sẽ luôn tồn tại.

Khi ngọn lửa rực cháy chiếu sáng tòa tháp đôi phía bắc và phía nam trong hoàng hôn, nhiều người đi đường nhìn chăm chú như xem cảnh tượng trong các bộ phim lớn; một số bài thánh ca được cất lên. Họ chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm tâm hồn mình, nhà thờ này đã chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.

Chuyên gia Cohen đã chỉ ra ý nghĩa tâm linh của Nhà thờ Đức Bà Paris tồn tại như một sinh mệnh, chứ không phải chỉ là nơi lưu giữ một bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật. Nó đã từng bị phá hủy rất ghê gớm trong Cách mạng Pháp; hầu hết các tác phẩm nghệ thuật được thêm vào bởi các thế hệ sau này.

Vụ hỏa hoạn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nhà thờ. Thế giới bên ngoài không biết chính xác về mức độ tổn thất. Nhưng người ta cũng có thể đoán được các kiến trúc bằng gỗ đã bị phá hủy tới hai phần ba. May mắn thay, cấu trúc chính của nhà thờ và nhiều di tích văn hóa và các hiện vật thần thánh trong đó vẫn được bảo tồn.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Xem thêm: