Họa sĩ Joss Van Cleve là người thổi hồn sáng tạo cho làng nghệ thuật Châu Âu. Ông có rất nhiều bức được đánh giá là tuyệt phẩm thi họa, một trong số đó chính là bức họa: Đức mẹ đồng trinh và chúa Giê su cùng các thiên thần.
Joss Van Cleve đã rất thành công trong việc sử dụng màu sắc để miêu tả sự vui mừng và hạnh phúc khi Chúa giáng sinh. Đồng thời rất khéo léo trong việc bố cục bức tranh, khiến người xem hiểu ý tứ và cảm xúc của bức họa.
Thế gian u ám, lạnh lẽo, con người bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi, chúa giáng sinh báo hiệu một đấng cứu thế cứu rỗi con người.
Khi một bậc giác giả hạ thế để cứu độ chúng sinh, là đất trời vạn vật đều vui tươi khoe sắc thắm. Nhưng trong bức họa là một màu trời u ám, lạnh lẽo và sự xuất hiện của Chúa như tia nắng xé tan đi màn đêm giá lạnh.
Phía bên kia bầu trời là nơi Chúa chào đời, một màu đỏ làm nền cho muôn hoa đua nở, biểu tượng cho sức sống, cho niềm hi vọng vào hạnh phúc mà con người sẽ có.
Trong đau khổ tận cùng, một vị vua của những con người khốn khổ đã được ra đời từ một thân thể thánh khiết, trinh nguyên: Đức mẹ Maria.
Bà mang thai bằng một phép màu mà Đức chúa trời ban tặng, vì sao người được lựa chọn lại là Maria? Bởi ngay trong tâm hồn bà là tình yêu thương với con người khốn khổ dưới cái thời thống trị của quân tàn bạo, cướp bóc.
Nỗi xót thương chiếm lĩnh trái tim bà, trong khi chính gia đình bà cũng là người phải đối diện với những hình phạt do không đủ tiền nộp thuế.
Không mang trái tim yêu đương trai gái như những cô gái khác, Maria luôn suy tư và trầm mặc, trong cô như sự xa cách với chính thế giới này, khi được giao phó trọng trách mang thai Chúa và nhận sự an bài từ Chúa, nửa vui mừng, nửa lo lắng. Nhưng cô vẫn tin, một niềm tin sắt đá vào sự sắp đặt của bề trên.
Trong cuộc sống khốn cùng, sự đau đớn tột độ của con người, Chúa hạ thế mang theo niềm hi vọng vô bờ cho dân chúng.
Từ nay sẽ chấm dứt nỗi khổ đau, hi vọng về một ngày mai tươi sáng. Và bức họa miêu tả ánh mắt mà Maria nhìn về Hài Nhi Thiên Chúa với ánh mắt trìu mến, chất chứa đầy niềm yêu thương và niềm hi vọng.
Qua ánh mắt này, người xem cũng hiểu được sự kiên quyết sẽ bảo vệ tới cùng Hài Nhi Thiên Chúa, sẵn sàng đối đầu với mọi khó khăn mà không hề sợ hãi.
Cảm nhận được niềm hạnh phúc vô bờ của sự ra đời của Chúa, Joss Van Cleve đã thổi một tâm hồn vui tươi, lạc quan khi dùng gam màu đỏ để trang trí họa tiết hoa văn đua nở, tấm thảm dưới chân như một bức tranh rực rỡ sắc màu, đầy sức sống, đầy hi vọng.
Thiên thần ca hát, ca ngợi Chúa giáng sinh. Đây không chỉ là lời ca tán tụng, mà còn là sự thán phục của chư thần đối với Chúa Giê-su, vì sao?
Bởi xuống nhân gian này là một cõi mê, vô vàn khổ cực, cứu độ chúng sinh gian nan không kể xiết, vậy mà chúa Giê-su chẳng quản ngại, bất chấp mà xuống nhân gian.
Dám làm việc mà các Thần khác không dám làm, đây thể hiện được lòng từ bi vô bờ bến với con người. Bức tranh khác họa ba thiên thần ca hát bên cạnh Hài Nhi Chúa Giê-su, lột tả được sự hoan ca, tán tụng và thán phục của chư Thần.
Một thiên thần, ăn mặc trau chuốt, cầm những quả anh đào vội vã đi ngang qua Đức Mẹ và Chúa Hài Nhi. Thắt lưng màu hồng cuốn xoay khi thiên thần bước đi vội vã.
Những quả anh đào tượng trưng cho niềm vui sướng nhất nơi thiên đường, và những thứ khác nữa, như nho và rượu trên bàn, gợi nhớ đến Thánh Lễ.
Cứu độ chúng sinh là con đường gian khổ đầy chông gai, có khi còn mất đi cả mạng sống. Chúa Giê-su chưa bao giờ dừng bước, chỉ những bậc giác giả mới có thể hi sinh nhiều như thế vì con người thế gian.
Joss Van Cleve khéo léo sử dụng tiểu tiết để truyền tải ngụ ý về con đường truyền pháp cứu độ chúng sinh của Giê-su.
Mũi dao sắc nhọn, ẩn chứa những mối hiểm nguy, nhưng không đơn giản là hiểm nguy đến với Chúa…
Trên bàn bên cạnh rượu, nho và trái cây đến từ thiên đường, là một con dao sắc nhọn.
Mũi nhọn không quay về Chúa Giêsu nhưng hướng về phía người xem, đây như là dụng ý về khó khăn mà Chúa Giê-su sẽ phải đối mặt, có cả những nguy hiểm trên con đường truyền pháp của Ngài. Nhưng thâm sâu hơn, tại sao mũi dao lại hướng ra ngoài, hướng về phía con người thế gian?
Bởi vì người sẽ gặp nguy hiểm thực sự lại không phải là Đức Chúa, khi con người trong vô minh mà bức hại Chúa, thì con người sẽ phải hứng chịu nỗi thống khổ đời đời kiếp kiếp vì tội bức hại Giác giả.
Đó là lý do vì sao người dân Do Thái đã phải lưu lạc khắp đây cùng đó, không mái nhà, không về được quê hương trong suốt hơn 2000 năm. Hết đời này qua đời khác họ đã phải trả giá cho tội bức hại Giác giả và tín đồ Cơ Đốc giáo.
Những nguy nan trên con đường cứu độ chúng sinh của bậc giác giả
Ngay từ khi được sinh ra, bản thân Ngài phải đối chọi với sự săn lùng truy đuổi nhằm diệt đi mầm họa của đế chế La Mã. Chúa giáng thế là sự an bài của Đức cha tối cao, con người dẫu hùng mạnh tới đâu cũng chỉ nhỏ bé trước quyền năng của đấng cứu thế.
Đế chế La Mã e sợ vì Chúa sẽ lấy đi ngôi vàng như lời tiên tri đã nói, con người với sự tham lam, sợ hãi mất đi quyền lực đã trở lên mù quáng, lấy lòng con người xấu xa mà đo lòng bậc giác giả.
Chúa giáng sinh vì cứu nhân độ thế, quyền uy họ đâu có màng, ngai vàng Ngài cũng chẳng tham. Cái mà Chúa mang trong tâm chính là làm sao để cứu độ con người thoát khỏi bất hạnh khổ đau. Ngài sẽ là vương trong tâm tưởng của con người, là người gieo vào sự khốn cùng niềm hạnh phúc.
Con đường cứu độ chúng sinh chẳng bao giờ là ngọt ngào, êm ái, luôn là những gập ghềnh chống phá từ những kẻ ngu muội, những kẻ xấu xa tệ hại chỉ vì quyền lực bản thân.
Đó là lí do mà Họa sĩ này để miếng chanh kề bên những trái cây hay ly rượu, chính là sự đau thương mất mát mà Chúa phải hi sinh và việc cứu độ con người thế gian không dễ như đi dự tiệc, bên cạnh sự ngọt ngào, bên cạnh niềm vui là những tổn thất đang đợi chờ đức Chúa và chờ đợi cả những con người vô minh dám bức hại Thần.
Con dao, miếng chanh được sử dụng rất khéo léo trong bức họa chúng tượng trưng cho sự đau đớn mà Chúa Hài Nhi giờ này đang hạnh phúc một ngày nào đó sẽ phải gánh chịu. Nhưng cũng là báo trước mối hiểm nguy dành cho kinh Thành La Mã và những người Do Thái…
Sự khác biệt căn bản giữa Thần và con người: dù bị con người bức hại, Chúa vẫn từ bi và xót thương cho con người, sẵn sàng gánh chịu tang thương vì con người
Chiếc màn trướng màu đỏ tươi trước giường có khắc ghi một câu từ Diễm Tình Ca, gợi lên tình yêu, lòng từ bi của Chúa Giê-su dành cho loài người.
Chúa Giê-su luôn bao dung và từ bi với những con chiên của mình, bởi họ là có đức tin nơi Ngài, và cũng vì những con người có niềm tin mà Chúa giáng sinh cứu độ họ.
Con đường là khó khăn, nhưng với bất kì một giác giả nào khi hạ thế độ nhân đều không quản ngại, dẫu còn một người có thể đắc cứu, thì giác giả đó cũng sẵn lòng đợi chờ và gánh chịu mọi tang thương cho họ.
Đó chính là từ bi và vòng tay yêu thương che chở mà Chúa muốn dành cho những ai có Đức tin nơi Ngài. Sẽ là người lấy lời Chúa dạy mà sống, mà hành xử để trở về thiên đường nơi Ngài đang chờ đợi.
Có một thế giới huyền bí của niềm hạnh phúc thiêng liêng, vượt xa ranh giới của cám dỗ ma quỷ, thế giới đó yên bình tươi đẹp và hạnh phúc nơi có những trái cây thơm ngọt, chan chứa tình yêu thương, vạn vật hòa ái.
Nơi ấy xa hẳn những dãy núi và những thung lũng lạnh lẽo hoang vắng, những dòng sông và những tòa nhà trong cõi phàm nhân mà chúng ta đang sống. Đó chính là thiên đường của Chúa.
Để tới được nơi ấy, con người phải có niềm hi vọng vào một điều tốt đẹp sẽ tới dẫu đó là nơi tận cùng của con đường, và bảo trì đức tin của mình với Chúa để đủ mạnh mẽ mà bước qua những cạm bẫy chốn nhân gian. Đây chính là ý nghĩa về niềm tin và hi vọng mà tác giả gửi gắm qua bức họa này.
Tịnh Tâm – Hà Phương