Thêu thùa không chỉ là một loại kỹ năng biểu hiện ra vẻ đẹp hoàn mỹ trên từng đường kim mũi chỉ, mà còn là một hình thức tu dưỡng đạo đức, lĩnh ngộ được nội hàm bên trong. Người nghệ sĩ chân chính phải dùng chính tâm để đạt được sự thanh tịnh, nội tâm thuần chính, tâm hồn an nhiên, vận dụng nhuần nhuyễn cả bàn tay và trái tim mới có thể tạo ra những tác phẩm hoàn mỹ.
“Nhất triều Thiên tử, nhất triều Thiên nhân”, nền văn hóa 5000 năm rực rỡ của Trung Hoa giống như món quà từ thiên thượng truyền xuống cho nhân loại. Thêu là loại hình nghệ thuật truyền thống cổ xưa của Trung Hoa, xuất hiện từ rất sớm, từ khi xây dựng con đường tơ lụa nổi tiếng thì đã xuất hiện, tính đến nay cũng đã có hơn 2000 đến 3000 năm lịch sử.
Cổ nhân đối với nữ nhân ngày xưa có yêu cầu rất cao, cao thì yêu cầu “Cầm kỳ thi họa, tứ nghệ tinh thông”, thấp thì cũng phải biết làm cơm, thêu thùa, quán xuyến gia đình, đây là những yêu cầu tối cơ bản với một người phụ nữ.
Thêu thùa không chỉ là một loại kỹ năng biểu hiện ra vẻ đẹp hoàn mỹ trên từng đường kim mũi chỉ, mà còn là một hình thức tu dưỡng đạo đức, lĩnh ngộ được nội hàm bên trong. Người nghệ sĩ chân chính phải dùng chính tâm để đạt được sự thanh tịnh, nội tâm thuần chính, tâm hồn an nhiên, vận dụng nhuần nhuyễn cả bàn tay và trái tim mới có thể tạo ra những tác phẩm hoàn mỹ.
Liên tưởng một chút, thời cổ đại, những vị khuê tú đài các, những vị phu nhân gia đình đuề huề, thời điểm các nàng tĩnh lặng tâm, thân tâm hòa làm một, đặt kim hạ chỉ thêu từng mũi, tạo nên một bức tranh thêu tuyệt đẹp, những bộ y phục cho phụ mẫu, chồng con, hình ảnh ấy có bao nhiêu hài hòa, ấm áp, có bao nhiêu mỹ diệu động lòng người.
Có lẽ đây chính là chỗ ý vị sâu sắc của nét nghệ thuật chân chính, của nghệ thuật truyền thống Trung Hoa suốt 5000 năm qua.
Nghệ thuật thêu đã có từ hàng ngàn năm trước
Nguyên ban đầu, thêu được bắt nguồn từ nhu cầu làm đẹp của cổ nhân. Tương tự như cách người châu Phi xăm hình lên người bây giờ, cách đây hàng ngàn năm về trước, người Trung Hoa cũng có những cách thưởng thức cái đẹp của riêng họ. Đầu tiên là vẽ lên người một ít các hình hoa văn, sau đó phối thêm màu sắc cho thêm phần sinh động.
Về sau thì sinh ra cách xăm hình, chính là dùng dao hạ xuống trên da từng nét những hoa văn đơn giản rồi phối thêm màu sắc giúp lưu lại lâu dài.
Sau khi đã có y phục, cổ nhân dùng màu mực vẽ lên y phục, tuy nhiên họ nhận ra nếu đem đi giặt tẩy thì những hình vẽ đó sẽ biến mất. Vì thế, để lưu giữ các hình hoa văn lâu hơn, người xưa đã nghĩ ra cách dùng kim khâu thêu lại từng hình vẽ, họ nhận ra như vậy thì sau khi đem đi giặt vẫn có thể lưu các hình vẽ lại. Nếu tính thời gian thì nghệ thuật thêu đã xuất hiện từ 2000, 3000 năm về trước.
Phát triển trở thành loại hình nghệ thuật bậc nhất
Từ thời nhà Đường, thêu đã bắt đầu được coi là một loại hình nghệ thuật, với rất nhiều các bức tranh thêu, y phục thể hiện chất lượng cũng như kỹ xảo thêu thùa đỉnh cao. Hiện nay, rất nhiều cá tác phẩm thêu cổ điển Trung Hoa đang được lưu giữ trong các bảo tàng ở Mỹ, Anh, Nhật Bản v.v.
Thêu thùa dưới thời Đường được sử dụng rất rộng rãi, các thủ pháp thêu cũng có nhiều bước phát triển mới. Các nghệ nhân có thể dùng thêu may vá phục sức, dùng để tạo đồ trang sức, chế tác rất tinh xảo, hoa lệ. Bên cạnh đó, thêu thùa cũng xuất hiện rất nhiều trong thơ ca, văn học thời kỳ này, ví dụ trong bài thơ “Tần trung ngâm” của Bạch Cư Dị có câu thơ “Hồng lâu phú gia nữ, kim lũ thứ la nhu”, 刺 (thứ) là thêu, dịch nghĩa “Thiếu nữ phú quý lầu son, kim vàng thêu áo lụa”.
Triều đại nhà Đường là thời đại Phật giáo hưng thịnh nhất trong suốt lịch sử Trung Hoa. Vì vậy, thêu thùa bên cạnh việc làm y phục, trang sức còn được sử dụng nhiều để thêu các bức tranh về tượng Phật. Thời Võ Tắc Thiên, đã lệnh thêu hơn 400 bức tượng Phật, sau đó đem gửi đến các chùa chiền và dùng làm lễ vật gửi sang các nước khác.
Kỹ thuật chế tạo sợi chỉ vàng dưới thời Đường được coi là đặc biệt phức tạp. Đầu tiên đem những khối vàng quý hiếm ra chế tác thủ công, mài thành những miếng vàng mỏng, tránh cho miếng vàng không bị giòn vỡ nên các nghệ nhân phải dùng một lượng bạc nhỏ làm thành phần trong đó. Sau đó đem những miếng vàng mài thành những sợi vàng nhỏ, mỏng, đường kính chỉ có 0.06 mm. Loại công nghệ này thời Đường thực hiện hết sức tinh xảo, kỹ thuật hiện đại chúng ta quả thật không so được.
Một vài họa tiết thêu rất được ưa thích thời Đường.
Từ triều Tống, thêu thùa trở thành loại hình nghệ thuật bậc nhất với những tác phẩm mỹ lệ thể hiện tay nghề, kỹ xảo cao siêu.
Thời kỳ này, các tác phẩm kết hợp giữa hội họa và thêu thùa rất được ưa thích. Những bức tranh với lối vẽ tranh tinh vi, tỉ mỉ rất được ưa chuộng, thủ pháp cũng đạt đến đỉnh cao trong nền lịch sử nghệ thuật truyền thống của Trung Hoa.
Thời Tống có rất nhiều các viện thêu được sáng lập, thỉnh rất nhiều các nghệ nhân có tay nghề nổi tiếng đến. Điểm đặc biệt của thêu thùa thời Tống đó là tranh lụa kết hợp với thêu. Đầu tiên, các nghệ nhân sẽ họa tranh, thường là vẽ lên lụa, sau đó dùng kim thêu, thêu từng đường chỉ tinh tế, hoàn thiện bức tranh. Vì vậy, dưới triều Tống, tài nghệ, kỹ xảo thêu thùa đã đạt bước thượng thừa.
Tranh lụa được coi là tinh hoa nghệ thuật tơ lụa truyền thống Trung Hoa. Không chỉ bởi giá trị trân quý của một mảnh lụa “Một tấc lụa, một tấc vàng”, mà còn bởi tay nghề cao siêu cũng như sự phức tạp mà không mất sự tinh tế, tỉ mỉ của loại hình nghệ thuật này.
“Mai thước” được coi là tác phẩm đại diện cho nghệ thuật thêu dệt cung đình thời Tống.
Triều Minh, có một họa sĩ rất nổi tiếng tên Đổng Kỳ Xương, cũng là nhà giám định rất nổi tiếng. Ông đánh giá rất cao đối với nghệ thuật thêu thùa thời Tống, theo ông, kỹ thuật dùng kim thêu để họa lên một bức tranh của nghệ nhân thời Tống thậm chí còn cao hơn các bậc danh họa.
Các nghệ nhân thêu thời Minh về cơ bản là kế thừa lại phong cách nghệ thuật của thời Tống, bên cạnh đó, cũng tự mình tạo ra một vài kỹ thuật thêu khác. Thêu được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp, từ cung đình, quý tộc đến người dân lao động bình thường, cũng được ứng dụng trong nhiều ngành nghề hơn, vì thế từ triều Minh cho đến triều Thanh, cũng là thời kỳ thêu thùa phổ biến nhất trong lịch sử văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Ở Tùng Giang, nay là thành phố Thượng Hải, một gia tộc gọi là Lộ Hương Viên, có một người con dâu vô cùng khéo tay, cô đã sáng tạo nên rất nhiều các loại phong cách thêu. Ban đầu tranh thêu đều là chọn dùng sợi tơ, nhưng cô đã sáng tạo nên một kỹ thuật mới, cô có thể dùng tóc làm vật liệu để thêu, thậm chí là lông gà, lông chim cũng được coi là vật liệu chính để thêu. Ngoài ra còn có một kỹ thuật có độ khó cao khác như dùng miếng vàng mỏng quấn quanh sợi tơ sau đó dùng để thêu.
Cô đã tạo nên một phương pháp thêu rất nổi tiếng và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như các nghệ nhân thời Minh, tên gọi là “Cố thêu”.
Tranh của Cố thêu chủ yếu lấy cảnh sơn thủy, tranh hoa và chim v.v. trong các danh phẩm thời Tống và Nguyên làm nhân vật chính rồi kết hợp vẽ. Y phục các nhân vật thì dùng bút vẽ sau đó dùng kim thêu; khuôn mặt thì thêu trước vẽ sau; còn các cảnh sắc thiên nhiên như mây thì dùng bút vẽ trực tiếp không thêu.
Nét nghệ thuật đặc biệt của Cố thêu nằm ở việc dùng kim thêu thay bút, lấy mô phỏng các danh phẩm thời đại trước làm chủ, chủ tâm theo đuổi phong cách tao nhã, thanh lịch mà tràn đầy tâm ý của người nghệ sĩ của nghệ thuật vẽ truyền thống Trung Hoa.
Hiện nay, Cố thêu được liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể với hơn 400 năm lịch sử.
Tổng hợp từ Soundofhope.org và zhuanlan.zhihu.com.
Bạn đang đọc bài viết: “Tìm hiểu kỹ thuật và nội hàm nghệ thuật thêu truyền thống Trung Hoa” tại chuyên mục Nghệ thuật của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn! |
Clip ý nghĩa: