Tám loại cổ vật tuyệt vời nhất thuộc về nước Yên (Thời Chu, ngày nay thuộc phía Hà Bắc và phía nam Liêu Ninh, Trung Quốc), bao gồm: Hoa khảm, khảm nạm sơn kim, đồ men Cảnh thái lam, ngọc bội, chạm khắc ngà voi, sơn khắc, thảm hoàng cung, và thêu thủ công. Tám tuyệt kỹ nghệ thuật thủ công này đã hấp thu hết thảy tinh hoa của nghề thủ công dân gian; đến thời Thanh triều đã lên đến đỉnh cao, cũng dần dần hình thành một trường phái nghệ thuật đặc sắc trong cung đình gọi là “Kinh tác”. Hết thảy đều thiện mỹ, chỉ có thể chiêm ngưỡng, không thể nói lên lời.
Đôi nét về đồ đồng tráng men Cảnh thái lam
Đồ đồng tráng men Cảnh thái lam là một trong những sản phảm thủ công mỹ nghệ trứ danh của Trung Hoa, tên gốc của nó là “Đồng thai cáp ti pháp lang” (men tráng cẩm thạch đồng), tên tục là “Pháp lam”, hay “Khảm pháp lam”. Đồ tráng men Cảnh thái lam sử dụng những sợi tơ mỏng bằng đồng mềm mại làm thành những loại hoa văn, sau đó đưa men sứ cẩm thạch cùng với những hoa văn làm từ đồng nung nóng chảy, để những sợi đồng nóng chảy bám lên bề mặt của sản phẩm.
Đồ tráng men Cảnh thái lam được lấy tên từ niên hạo của hoàng đế thứ 7 triều đại nhà Minh, hoàng đế Chu Kỳ Ngọc hay còn gọi là Cảnh Thái đế. Trong thời kỳ Cảnh Thái đế, sản xuất đồ giả sứ tráng men được đột phá bằng việc phát minh ra những màu sắc tươi mới, như màu xanh của trời, xanh cô-ban, xanh ngọc xa-phia. Khi dùng những sắc màu xanh làm màu lót, thấy được một sự thanh nhã cao quý, vững chắc và khoáng đạt. Tuy không phải là do Cảnh Thái đế sáng tạo hay phát minh ra, nhưng những sản phẩm giả đồ sứ này sau này được thống nhất gọi là cảnh thái lam để đúng với khoảng thời gian mà nó được hình thành.
Trong hai thời đại Thanh triều và Minh triều, đồ tráng men Cảnh thái lam hưng thịnh trong hoàng thất cung đình đến 300-400 năm. Đây là hai triều đại mà chỉ có đế vương mới được sử dụng các sản phẩm được khen là “Đông phương kỳ ba” này. Quy trình sản xuất được phân nhỏ đến 100 bước, tương đối hao phí sức lực của con người, nó phản ánh được sự xa xỉ và sang trọng của hoàng gia thời đó. Vì thế mà cổ nhân có cách nói “Nhất kiện Cảnh thái lam, thập tương quan diêu khí” (để hoàn thiện một sản phẩm tráng men Cảnh thái lam, mười cơ quan phải vào cuộc).
Từ năm 1949, việc sản xuất đồ tráng men Cảnh thái lam bắt đầu bị thu hẹp lại . Sau đó, vì rất nhiều những người yêu nghệ thuật yêu cái đẹp quan tâm mà số mạng của đồ tráng men Cảnh thái lam mới được cải biến. Một người góp công rất lớn trong đó là vị tài nữ Lâm Huy Nhân.
Quy trình để ra được một sản phẩm tuyệt mỹ
Quy trình chế tạo đồ tráng men Cảnh thái lam được khái quát trong những bước sau: uốn tơ đồng, đốt hàn, điểm lam (điểm màu xanh), đốt sản phẩm đồng tráng men, mài sáng, mạ vàng. Tất cả gồm 7 công đoạn chính, trong đó gồm 108 những công đoạn nhỏ được chia thành theo tưng chi tiết các bước làm sản phẩm. Các nghệ nhân đã mô tả tinh hoa của quy trình này như sau:
Đồ vật đều có linh hồn. Mỗi một món đồ vật, từ thiết kế cho đến chế tạo, đến lặp đi lặp lại việc điểm màu và nung đốt, đều cần nỗ lực và sự kiên trì của nghệ nhân.
Uốn tơ đồng: Đem những sợi đồng nhỏ như tơ làm theo bản vẽ; sử dụng một cái nhíp để uốn những đoạn đường cung. Sau đó dùng bạch hồ quết dán. Từng chút từng chút một, tơ đồng được gắn lên đồ vật
Đây là công nghệ chế tác đồ tráng men Cảnh thái lam. Một kỹ thuật đồi hỏi sự khéo léo “thần kỳ” nhất
Những hoa văn phức tạp thể hiện một công nghệ tinh tế, là khảo nghiệm đối với tâm tính và sức mạnh của nghệ nhân. Tỉ mỉ theo từng mi-li-mét. Không phải trong một hai giờ đồng hồ, mà thậm chí là cả mấy ngày.
Điểm lam là đem các loại thuốc màu nhỏ lên từng hoa văn trên sản phẩm
Các nghệ nhân bậc thầy không được gấp rút rửa tay, để tránh bị chất tẩy làm hỏng bàn tay. Họ phải dành thời gian nín thở, tập trung 110% vào sản phẩm. Chỉ cần hơi lơ là thì sẽ thành “công dã tràng”
Bên trong lò nhiệt độ cao đến 600 độ, nên người chế tác cực kỳ dễ bị thương
Mỗi một bước đều ẩn chứa sự nguy hiểm. Nếu như không phải thật sự yêu nghề thì chắc chắn không thể kiên trì tới cùng
Đồ tráng men Cảnh thái lam – Vật phẩm văn hóa nghệ thuật được dùng để ngoại giao
Từ cổ chí kim, quốc bảo Trung Hoa cũng chỉ có vài món đạt đến trình độ đỉnh cao, gồm có ngọc bích, sứ, gấm, kiếm và đồ tráng men Cảnh thái lam. Trong số đó chỉ có đồ tráng men Cảnh thái lam đã đạt đến vị trí quốc bảo tuyệt nghệ với đầy đủ các màu sắc và tính chất tinh túy chìm sâu bên trong sản phẩm.
Từ đầu năm 1793, đoàn ngoại giao nước Anh đã đến Trung Quốc và giao lưu văn hóa. Sứ giả của Anh quốc tặng các vật phẩm địa lý thiên văn và âm nhạc cho hoàng đế Càn Long. Sau đó Càn Long đế cũng tặng lại cho họ một sản phẩm tráng men Cảnh thái lam. Sự kiện ngoại giao này đã đặt tiền lề cho việc tặng đồ tráng men Cảnh thái lam như nét văn hóa tinh túy truyền thống của Trung Hoa cho các nước tới thăm, trở thành một nghi lễ ngoại giao của quốc gia.
Tình cảm là cốt lõi của sự truyền tải, là cốt lõi của văn hóa nghệ thuật truyền thừa. Đồ tráng men Cảnh thái lam là tác phẩm nghệ thuật tôn quý pha trộn giữa tinh hoa của nghề thủ công truyền thống cùng những màu sắc được pha trộn tuyệt vời.
Mời quý độc cùng giả chiêm ngưỡng một số đồ tráng men Cảnh thái lam đã hoàn thiện:
Theo sohu.com
Uyển Vân biên dịch