Từ cổ chí kim Trung Hoa đã được coi là Thần Châu – là vùng đất của Thần Phật, có lịch sử lâu dài và nền văn hóa nghệ thuật sáng chói. Trong đó có 8 môn nghệ thuật của Trung Hoa, cũng chính là 8 quốc túy của quốc gia này.
Thêu thùa là thuật ngữ cho các loại mẫu trang trí khác nhau được dùng chỉ xuyên qua xuyên lại trên mặt vải Thêu là một nghệ thuật dân gian truyền thống của Trung Quốc với ít nhất 2000 năm đến 3000 năm lịch sử. Vải thêu chủ yếu là lụa tơ tằm. Công nghê thêu thùa của Trung Quốc đã đạt đến một trình độ cực kì cao cấp trong triều đại Tần Hán. Đây là một trong những mặt hàng trong lịch sử của “Con đường tơ lụa”.
Cắt giấy là nghệ thuật thủ công truyền thống dân gian của Trung Quốc, đã được lưu truyền ở quốc gia này trong hơn 1500 năm.Trung Quốc đã phát minh ra sản xuất giấy trong triều đại Tây Hán và Đông Hán. Từ việc phát minh sản xuất giấy, những người nghệ sĩ tài hoa đã sáng tạo ra việc cắt giấy nghệ thuật. Cắt giấy là một tác phẩm nghệ thuật dân gian rất phổ biến, được người dân yêu mến từ hàng ngàn năm nay vơi đặc điểm nghệ thuật dân gian mạnh mẽ. Nó còn là một báu vật trong kho tang nghệ thuật của đất nước Trung Hoa. Nghệ thuật nghệ thuật cắt giấy – một kho tàng nghệ thuật dân gian Trung Quốc, vẫn luôn tỏa sáng rực rỡ.
Cờ vây là một trò chơi trí tuệ cổ đại, được phát minh bởi Nghiêu Đế (một trong “Ngũ Đế”), đến nay nó đã có hơn 4000 năm lịch sử. Cờ vây đầu tiên được gọi là “dịch” hay “kỳ”. Sau đó theo đặc điểm của việc dịch chuyển tương tác giữa hai bên cờ đen và trắng mà gọi thành cờ vây. Cờ vây đã trở thành một trong tứ nghệ của Trung Hoa: Cầm, Kỳ, Thi, Họa (Kỳ chính chỉ cờ vây).
Trong Nam Bắc triều, bàn cờ đã được định hình với lưới dòng kẻ có kích cỡ 19×19, nó có một hệ thống 9 mức độ bình phẩm để đánh giá trình độ của người chơi. Dần dần cờ vây trở thành một môn học bắt buộc để tu luyện trí thức của giai cấp trí thức Trung Quốc. Cờ vây sau đó đã được truyền đến Nhật Bản trong thế kỷ thứ 7 (Trung Quốc nhà Đường) và nhanh chóng trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Nó được mọi người gọi với một cái tên rất sinh động “thế giới đen trắng”.
Sứ là một biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại và cũng là một quốc bảo của văn hóa nghệ thuật của dân tộc Trung Quốc. Ngoài ra sứ được Trung Quốc phát minh là một đóng góp to lớn của quốc gia Trung Quốc cho nền văn minh thế giới. Trung Quốc được gọi là “đất nước của sứ”. Người khắp nơi trên thế giới đều rất yêu thích với những sản phẩm chế tạo tinh xảo tuyệt diệu này. Công nghệ sản xuất sứ của Trung Quốc đã lan rộng ra các nước trên thế giới và đã có những đóng góp quan trọng trong việc trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và các nước khác. Trung Quốc giành được danh hiệu “thế giới sứ quốc”.
Trung Quốc là quốc gia sớm nhất trên thế giới khám phá và sử dụng cây trà, được thế giới công nhận là cha đẻ của văn hóa trà và lá trà trên thế giới. Trà là thức uống dân tộc của quốc gia Trung Hoa. Uống trà, trồng trà và pha trà đều có nguồn gốc từ Trung Hoa.
Chuyên khảo dược đầu tiên của Trung Quốc “Thần Nông bản thảo kinh” ghi lại: “Thần Nông nghiên cứu và nếm thử một trăm loại thảo mộc, có đến 72 loại có độc, chỉ khi nghiên cứu đến trà mới dừng lại.” Trong thời đại Thần Nông cách đây 7.000 năm, người Trung Quốc đã khám phá ra trà và biết rằng trà có tác dụng chữa bệnh cực kì hiệu quả. Do đó, tổ tiên Thần Nông của quốc gia Trung Quốc là người đầu tiên khởi xướng trà ở Trung Quốc. Thần Nông không chỉ là người khởi đầu của trà ở Trung Quốc, mà còn là người khởi đầu văn hoá trà trên thế giới. Trà là thức uống tự nhiên và lành mạnh nhất, một thức uống giàu văn hóa nhất. Ngoài ra không thể nói đến nghệ thuật pha trà và thưởng trà của người Trung Hoà thời xưa.
Kinh kịch, là một trong 5 thể loại ca kịch đầu tiên của Trung Quốc, được cường điệu hoá từ điệu Tây Bì cùng với làn điệu Nhị Hoàng, kết hợp với tiết tấu và sự cộng hưởng giữa các loại nhạc cụ như trống, hồ cầm (đàn nhị) mà thành. Kinh kịch được coi là một trong những quốc tuý của Trung Hoa. Trong năm mươi lăm năm của triều đại nhà Thanh (từ 1790), nguyên tại phía nam xuất hiện bốn người ứng với 4 loại vai đó là: Tam Kinh, Tứ Hỉ, Xuân Đài, Hoà Xuân. Bốn người họ đến từ Hồ Bắc, được hấp thụ các giai điệu và các phương pháp biểu diễn mang đậm màu sắc dân gian địa phương và đồng thời có sự kết hợp của côn khúc, tần xoang (vừa hát vừa đánh hai miếng gỗ vào nhau tạo nên âm thanh). Dần dần hình thành một loại hình kinh kịch như hiện nay.
Sau khi được hình thành nó được cung đình triều đại nhà Thanh vô cùng yêu thích, từ đó kinh kịch được phát triển và phổ biến rộng rãi hơn. Vũ đài kinh kịch là sự tổng hoà của văn học, biểu diễn, âm nhạc, thanh nhạc, chiêng trống, hoá trang, bộ mặt từng nhân vật. Thông qua việc thực hành kỹ thuật biểu diễn của các nghệ sĩ lâu năm, hình thành một bộ quy định chế ước, cùng bổ sung cho nhau làm thành một quy phạm hoá cho chương trỉnh biểu diễn.
Võ thuật Trung Quốc hay còn gọi là Công Phu, tên tiếng anh là Kungfu, là một môn võ truyền thống của Trung Quốc, nó có lịch sử lâu đời, sớm nhất có thể tìm ngược lại về triều đại nhà Chu. Công Phu có nền tảng rộng lớn, đây là một di sản quý giá nôi bật của người dân Trung Quốc.
Công phu thực chất không hẳn chỉ mỗi việc luyện võ của con người, mà nó là bất kỳ một loại tài năng ở lĩnh vực nào. Công phu thực chất là một sự rèn luyện, là một tiến trình rèn luyện lâu dài của con người. Rèn luyện từ cơ thể cho đến ý chí kiên định tập luyện hàng ngày. Công phu là kết quả của một chuỗi thời gian lâu dài kiên trì bền bỉ mà tạo thành. Có 8 biến hoá trong thân thể đó là: tay, mắt, thân, pháp, bộ, tinh thần, khí lực, công. Các phản ứng đặc biệt này trong võ thuật Trung Hoa tạo thành một loại hình thức văn hoá nghệ thuật với sự phát triển lịch sử lâu dài của triết học, y học, mỹ học. Công phu tạo thành một phong cách luyện công pháp độc đáo và một hình thức rèn luyện thân thể.
Đất nước duy nhất sử dụng văn bản cổ đại như nghệ thuật là Trung Quốc, nghệ thuật này được gọi là thư pháp. Văn tự bắt đầu xuất hiện trong thời đại Hiên Viên hoàng đế cách đây khoảng 5.000 năm. Truyền thuyết kể rằng Hiên Viên hoàng đế đã ra lệnh cho đại thần Thương Hiệt sáng tạo ra chữ và Thương Hiệt đã phát minh sáng tạo ra được văn tự. Thương Hiệt là sử quan của hoàng đế, là người phát minh ra hán tự, ông được các thế hệ sau này coi là tổ tiên của văn tự Trung Hoa. Hán tự Trung Hoa đã có những thành tựu bất tử cho sự sinh sản và phát triển của đất nước Trung Quốc. Khi hán tự được ghi lại bằng những bức đồ bức hoạ bằng chữ tượng hình, trải qua hàng nghìn năm phát triển, trở thành chữ viết ngày nay của Trung Quốc.
Từ việc phát minh chữ viết của tổ tiên, dần dần trở thành thư pháp, thư pháp là sự tổng hợp của chữ viết và nghệ thuật. Bắt đầu từ chữ giáp cốt (chữ khắc trên mai rùa) của triều nhà Thương, kim văn của thời nhà Chu, văn thạch khắc, đến chữ triện của nhà Tần, chữ lệ của thời Hán, từ Đông Phổ đến triều Đường có khải thư, hành thư, thảo thư. Nghệ thuật thư pháp Trung Quốc đạt đến mức độ trườn thành và phồn vinh. Có 5 loại thư pháp cơ bản của thư pháp Trung Quốc đó là: lệ thư, triện thư, khải thư, hành thư và thảo thư.
Theo Soundofhope.org
Uyển Vân biên dịch
Clip ý nghĩa: