Kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio (1508-1580) đã thay đổi lĩnh vực kiến ​​trúc không chỉ trong suốt cuộc đời của ông, mà các phong cách phỏng cổ điển của ông đã được bắt chước từ thế kỷ 18 cho đến tận ngày nay.

Ngày nay, thuật ngữ “kiến ​​trúc Palladio” là một mô hình xây dựng với 3 quy tắc kiến ​​trúc – một tòa nhà nên được xây dựng tốt, hữu ích và đẹp mắt. Bốn cuốn sách về kiến ​​trúc của Palladio đã được dịch rộng rãi, một tác phẩm khiến cho ý tưởng của Palladio nhanh chóng truyền bá trên khắp châu Âu cho tới Tân thế giới của Mỹ.

Vương cung Thánh đường San Giorgio Maggiore, Venice (ảnh: Artsy).

Qua thời gian, có 3 cách mà Palladio ảnh hưởng đến kiến ​​trúc phương Tây. Thứ nhất là các cửa sổ Palladian, là cảm hứng cho các cửa sổ Palladian thông dụng, dễ sử dụng và có các biến thể trong các khu phố ngoại ô cao cấp ngày nay.

Cửa sổ kiểu Palladian (ảnh: Bufalo Architecture and History).
Cửa sổ kiểu Palladian (ảnh: Pinterest).

Thứ hai là một hướng dẫn về các tàn tích cổ điển của Rome, Palladio đã xuất bản năm 1570 có tên “The Four Books of Architecture”. Cuốn sách quan trọng này đã phác thảo các nguyên tắc kiến ​​trúc của Palladio và cung cấp lời khuyên thiết thực cho các nhà xây dựng, với các bản vẽ minh họa chi tiết của chính tác giả. Thứ ba là sự chuyển đổi kiến trúc nhà ở. Ví dụ, chính khách và kiến ​​trúc sư người Mỹ Thomas Jefferson (sau này là vị tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ) đã mượn ý tưởng của Palladio từ Villa Capra khi ông thiết kế Monticello (1772), là nhà của Jefferson ở Virginia.

Tòa nhà Monticello (ảnh: The Objective Standard).

Các công trình xây dựng mang dấu ấn quan trọng của Palladio

Andrea Palladio thường được mô tả là kiến ​​trúc sư có ảnh hưởng nhất và được sao chép nhiều nhất trong nền văn minh phương Tây sau thời Trung cổ. Lấy cảm hứng từ kiến ​​trúc của Hy Lạp và La Mã cổ đại, Palladio đã mang các cột và bệ trang trí đến với châu Âu của thế kỷ 16, tạo ra các tòa nhà có tỷ lệ rất cân đối, mà sau đó tiếp tục là hình mẫu cho các ngôi nhà của quốc gia và các tòa nhà chính phủ trên khắp thế giới kiến ​​trúc. Thiết kế cửa sổ kiểu Palladio ra đời ngay từ công trình ủy nhiệm đầu tiên của anh ông – phục chế tòa nhà Palazzo della Ragione ở Vicenza. Giống như các kiến ​​trúc sư ngày nay, Palladio cũng phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là trẻ hóa một cấu trúc cũ đã đổ nát.

Tòa nhà Palazzo della Ragione (Basilica Palladiana) (ảnh: Rossi Writes).

Theo giáo sư Talbot Hamlin,Đối mặt với vấn đề thiết kế mặt tiền mới cho một cung điện cũ tại Vicenza, ông đã giải quyết bằng cách bao quanh hội trường lớn cũ bởi một dãy cuốn hai tầng, trong đó các gian gần như vuông và các vòm được nâng đỡ trên các cột nhỏ hơn đứng tự do giữa các cột lớn hơn ngăn cách các gian. Chính thiết kế kiểu phân gian này đã tạo ra thuật ngữ “vòm Palladian” hoặc “họa tiết Palladian”, và đã được sử dụng từ trước đến nay cho một hình thức cửa vòm được đỡ trên các cột và được củng cố bên sườn bởi hai lối mở có đầu hình vuông hẹp có cùng chiều cao với các cột”.

Tòa nhà Basilica Palladiana (ảnh: 123RF).

Thành công của thiết kế này không chỉ ảnh hưởng đến loại cửa sổ Palladian thanh lịch mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay, mà nó còn tạo nên sự nghiệp của Palladio, trong thời kỳ được gọi là Phục hưng đỉnh cao. Tòa nhà đó hiện nay được biết đến với tên Basilica Palladiana.

Tòa nhà Basilica Palladiana (ảnh: Shutterstock).

Đến thập niên 1540, Palladio đã sử dụng các nguyên tắc cổ điển để thiết kế một loạt các biệt thự đồng quê và cung điện đô thị cho giới quý tộc của Vicenza. Một trong những công trình nổi tiếng nhất của ông là Villa Capra (1571), còn được gọi là Rotunda, mô phỏng theo công trình Roman Pantheon (năm 126 trước Công nguyên). Palladio cũng thiết kế Villa Foscari (còn được gọi là La Malcontenta) ở gần Venice. Vào những năm 1560, ông bắt đầu làm việc với các tòa nhà tôn giáo ở Venice. Vương cung thánh đường vĩ đại San Giorgio Maggiore là một trong những công trình kỳ công nhất của Palladio.

Villa Capra (ảnh: Framepool).
Villa Foscari (ảnh: Shutterstock).
Thánh đường San Giorgio Magglore, Venice (ảnh: Anish Kapoor).
Nội thất Thánh đường San Giorgio Magglore, Venice 2016 (ảnh: Reidstally).

Palladio là khởi nguồn của các cột, bệ đá và mái vòm cho hầu như tất cả các kiến ​​trúc ở nước Mỹ, làm cho những ngôi trong nhà trong thế kỷ 21 vẫn giống như những ngôi đền cổ. Vì vậy tác giả Witold Rybczynski đã viết:

Có những bài học ở đây cho bất cứ ai xây dựng một ngôi nhà ngày nay: thay vì tập trung vào các chi tiết ngày càng tỉ mỉ và các vật liệu lạ lẫm, hãy tập trung vào sự rộng rãi của ngôi nhà. Hãy làm cho mọi thứ dài hơn, rộng hơn, cao hơn, hào phóng hơn một chút so với kích thước bắt buộc. Như vậy bạn sẽ được đền đáp đầy đủ với một ngôi nhà hoàn hảo.”

Nội thất phòng ngủ kiểu Palladian (ảnh: Interiors By Color).

Về thời kỳ đầu sự nghiệp của kiến trúc sư

Tên khai sinh của ông là Andrea Di Pietro della Gondola, sau này mới được đặt là “Palladio” – tên nữ thần thông thái của Hy Lạp. Tên này là do người chủ đầu tiên, đồng thời cũng là người ủng hộ và cố vấn của ông – học giả và nhà ngữ pháp Gian Giorgio Trissino (1478-1550).

Chân dung Andrea Palladio (1508-1580), bản khắc thế kỷ 19 bởi R Woodman (ảnh: The Print Collector/ Hulton Archive Collection/ Getty Images).

Khi còn là thiếu niên, Gondola trẻ tuổi là một thợ cắt đá tập sự, gia nhập công hội thợ xây ở Vicenza. Việc học nghề này là cơ hội khiến sản phẩm của ông thu hút sự chú ý của Gian Giorgio Trissino. Là một thợ cắt đá trẻ trung ở độ tuổi 20, Andrea Palladio đã tham gia cải tạo Villa Trissino ở Cricoli. Từ năm 1531 đến 1538, chàng trai trẻ đã học được các nguyên tắc của kiến ​​trúc cổ điển trong khi làm công việc bổ sung những hạng mục mới cho biệt thự cổ này.

Villa Trisino, Ý (ảnh: Pinterest).

Trissino sau đó đã đưa chàng trai trẻ đầy triển vọng đến Rome vào năm 1545, nơi Palladio có cơ hội nghiên cứu tính đối xứng và tỷ lệ của kiến ​​trúc La Mã. Mang kiến ​​thức học được trở lại với Vicenza, Palladio đã thắng thầu một công trình ủy nhiệm là Palazzo della Ragione, một dự án khẳng định tài năng của kiến ​​trúc sư mới nổi ở tuổi 40.

Palazzo della Ragione (ảnh: Wallpaper Flare).

Kiến trúc của Palladio được gọi là giá trị vượt thời gian. Jonathan Glancey, nhà phê bình kiến trúc của The Guardian, đã viết: “Hãy đứng trong một căn phòng của Palladio, bất kỳ một căn phòng chính thức nào cũng được, và bạn sẽ trải nghiệm được cảm giác, cả bình thản và lâng lâng, rằng mình là trung tâm không chỉ của không gian kiến trúc, mà còn của chính bạn.” Đây há chẳng phải chính là mục đích cuối cùng của kiến trúc hay sao?

Nội thất kiểu Palladian, Tòa nhà  Monticello (ảnh: Pinterest).

Theo Jackie Craven / ThoughtCo.

Clip hay: 6 hoàn cảnh lâm vào rồi mới hiểu đời người không nên ‘chấp mê bất ngộ’

videoinfo__video3.dkn.tv||413d3383f__