Không chỉ có trong những thần tích, truyện cổ; có nhiều phép lạ, kỳ tích đã xuất hiện cho thấy sự hiển linh của Thần, Phật, của những thế lực siêu nhiên vượt xa khỏi tầm hiểu biết của con người.

Hai người lính cứu hỏa Los Mochis và Jose Manuel tại bang Florida, Hoa Kỳ nhận được tin báo cần đến dập tắt ngọn lửa đang cháy ở một cây dương trong khu rừng AHome.

Khi đến nơi, cả hai sửng sốt khi nhận ra cây dương đã bị cháy gần như hoàn toàn, chỉ riêng hình ảnh Đức Mẹ Guadeloupe được ai đó khắc trên thân cây vẫn còn nguyên vẹn. Bức ảnh hầu như vẫn rất đẹp không bị xém khói hay dơ bẩn.

Ảnh: Facebook/ Daily Rosary Family.
Ảnh: Facebook/ Daily Rosary Family.

Quá bất ngờ, hai người lính cứu hỏa đã quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện.

Sự việc tương tự đã xảy ra vài năm trước. Ngày 30/7/2015, tại căn cứ quân sự Guadarrama El Goloso, nơi trú đóng của lữ đoàn bộ binh Guadarrama, gần thủ đô Tây Ban Nha, phát sinh một vụ hỏa hoạn.

Sau khi dập tắt được ngọn lửa, các lính cửu hỏa kinh ngạc phát hiện một bức tượng Đức Mẹ Lộ Đức còn nguyên vẹn. Bất ngờ hơn nữa, cỏ khô và những bông hoa xung quanh bức tượng cũng không hề hấn gì.

Ảnh: Twitter/ Block Rosary Crusade.
Ảnh chụp màn hình: Rainhamaria.

Vụ hỏa hoạn diễn ra vào mùa hè, khi đợt nóng bao trùm Tây Ban Nha. Các lính cứu hỏa không thể giải thích tại sao bức tượng không hề hấn gì, hay các nhành hoa thậm chí không bị ám khói hay khô héo vì nhiệt lượng.

Câu chuyện này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, một vài người ngờ đây là chuyện bịa, nhưng các điều tra xa hơn đã chỉ ra những nghi ngờ là vô căn cứ. Trong bức hình, có thể dễ dàng thấy được mặt đất đã bị thiêu rụi, trừ khu vực quanh bức tượng.

Trên thực tế, hầu hết những người lính thậm chí không biết rằng có một bức tượng Đức Mẹ Lộ Đức trong khu vườn, mặc dù họ thường xuyên đi giám sát. Nhưng có một số người lính có lòng tôn kính đặc biệt với Đức Mẹ đã muốn có sự hiện diện của Đức Mẹ Lộ Đức. Và bức tượng đã nhiều lần được tôn kính trong các nghi lễ chính thức tại căn cứ.

***

Trong văn hóa truyền thống của rất nhiều nền văn hóa, cổ nhân tin Thần kính Phật, tin vào sự tồn tại của Thiên Chúa, của ông Trời, của một lực lượng siêu nhiên vượt xa cảnh giới người thường. Với quan niệm “Trên đầu ba thước có thần linh”, “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, người xưa có cơ sở để soi xét hành động bản thân, làm gì cũng cẩn trọng vì sợ bị Thần linh trừng phạt. Cho dù người học thức không cao nhưng trong tâm cũng có thước đo về đạo đức, cho nên có thể ước chế bản thân, làm việc không khinh suất.

Nhưng thuận theo sự phát triển, dưới ảnh hưởng của Thuyết vô Thần, rất nhiều người hiện đại đều nói “Nếu tôi thấy Thần, thì tôi sẽ tin Thần”, thậm chí coi thường những người có đức tin, coi đó là mê tín, phong kiến.

Nhưng mà, chúng ta hãy thử nhìn quan điểm “thấy mới tin, không thấy thì không tin” này dưới một góc độ khác.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Chúa Jesus từng nói: “Phúc cho ai không thấy mà tin”. Tại sao? Một nguyên nhân có thể là Ngài không thể dùng Thần tích để chinh phục người thế tục. Nếu ai ai cũng nhìn thấy Thần Phật đại hiển rõ ràng trước mắt thì còn ai không tin? Thấy được địa ngục, thiên đàng xuất hiện thì có bảo họ làm ác họ cũng không dám làm.

Con người ở trong mê, ở trong mê, giữa “tin” và “không tin”, khi không thể nhìn thấy Thần, mà vẫn có thể kiên tín, vẫn một mực hướng thiện và làm theo những điều răn dạy, đó mới là “Chân Tín” (tin thực sự). Người đó chẳng phải xuất sắc? Có bao nhiêu người có thể làm được như vậy…

Tuy nhiên trong lịch sử hàng nghìn năm của các dân tộc đều lưu lại rất nhiều Thần tích, những lần Thần bảo hộ người lương thiện qua đại nạn. Tin và không tin luôn cùng tồn tại. Có lẽ đó cũng là khảo nghiệm của Thần đối với con người, xem họ lựa chọn Thiện hay Ác, Tốt hay Xấu giữa cõi hồng trần mê mang này?

Video xem thêm: Nhân ổ dịch tại Buddha Bar: Ngẫm về đại nạn thời mạt kiếp

videoinfo__video3.dkn.tv||b88c178a6__