Vạn Lý Trường Thành sớm đã được công nhận là kỳ tích thế giới, nhưng nó không phải là kỳ tích duy nhất do Tần Thủy Hoàng tạo ra.

Cùng thời điểm thi công Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng còn cho thi công một công trình khác có quy mô và độ khó không kém, nhưng số người biết đến công trình này lại vô cùng ít.

Năm đó, Tần Thủy Hoàng đã cho thi công một số con đường cao tốc đồ sộ. Chúng có độ dài, độ rộng là bao nhiêu? Tất cả những chi tiết về con đường này được ghi chép đầy đủ trong bộ thứ hai “Tần Hoàng Hán Vũ” của “Tiếu Đàm Phong Vân”.

Vào năm 221 TCN, năm thứ hai sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng bắt đầu công việc thi công con đường này, bao gồm cả việc dỡ bỏ quan ải và thành lũy.

Quy mô và sự hùng vĩ của con đường cao tốc

Tần Thủy Hoàng lấy Hàm Dương làm nơi trung tâm và cho xây dựng tổng cộng ba tuyến đường cao tốc vô cùng xa. Một đường kéo dài từ Hàm Dương đến khu Yên Tề (Sơn Đông và Hà Bắc ngày nay). Một đường kéo dài từ Hàm Dương đến khu vực Ngô (Giang Tô và Chiết Giang ngày nay). Con đường cuối cùng là từ Hàm Dương đến khu vực Sở (Hồ Bắc ngày nay).

Nói cách khác, Tần Thủy Hoàng dùng Hàm Dương làm trung tâm sau đó xây dựng con đường theo hướng đông kéo dài đến Bột Hải, theo hướng đông nam kéo dài đến Đông Hải, theo hướng nam kéo dài đến Hồ Bắc. Đồng thời theo hướng bắc, ông còn cho xây dựng một con đường kéo dài từ Hàm Dương đến Nội Mông.

Sơ đồ con đường cao tốc do Tần Thủy Hoàng tạo ra (Ảnh: internet)
Sơ đồ con đường cao tốc do Tần Thủy Hoàng tạo ra (Ảnh: internet)

Chất lượng con đường do Tần Thủy Hoàng cho thi công là vô cùng cao. Dựa theo “sử ký” ghi lại, mỗi con đường này có chiều rộng là 100m. Với độ rộng như vậy, trên con đường này có thể chứa 50 cỗ xe ngựa song song cùng đi một lúc.

Những con đường này đều được dùng đất nện làm móng và vô cùng bằng phẳng. Chính giữa là một con đường giành riêng cho xe của Hoàng đế đi lại, những người khác không được phép xâm phạm. Quan lại và binh lính đi hai bên đường và có thể đi ở phía trên. Trên đường, cứ cách 10m lại trồng một cây đại thụ. Cho nên, những con đường này chẳng những có quy  mô vô cùng lớn mà còn vô cùng xinh đẹp.

Ngoài ba con đường theo hướng đông, hướng nam và hướng bắc ra thì Tần Thủy Hoàng cũng cho xây dựng rất nhiều con đường hướng về phía dân tộc thiểu số như Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, …đều là những địa phương có rất nhiều núi cao hiểm trở. Vân Nam và Quý Châu có rất nhiều núi. Tứ Xuyên bốn phía cũng là được bao quanh bởi núi, ở giữa là thung lũng. Việc xây dựng những con đường này là vô cùng khó và cũng vô cùng nguy hiểm.

Vì sao Tần Thủy Hoàng cho xây dựng đường cao tốc?

Người Trung Quốc có câu “Núi cao, Hoàng đế xa” là có ý nói rằng vì giao thông không tiện lợi nên mỗi khi Hoàng đế truyền chỉ phải có người đi rất xa tới địa phương để thông báo.

Một lần đi truyền chỉ đã kéo dài mất nửa năm, nếu như ở địa phương xin phê chỉ và khi Hoàng đế duyệt chỉ về đến nơi thì đã mất một năm. Cho nên, ở những địa phương đó không thể hoàn toàn việc gì cũng nghe theo Hoàng đế.

Ở địa phương xa xôi kia chỉ có thể là tự trị, bởi vì quá xa khiến Hoàng đế không thể quản được. Vì vậy, ở nơi đó Hoàng đế đành phải cử người mình tín nhiệm đến để quản lý. Như vậy sẽ xuất hiện rất nhiều phong quốc (mỗi địa phương như một quốc gia độc lập). Mà thời ấy, Tần Thủy Hoàng muốn phế chế độ phân đất phong hầu, thiết lập quận huyện, không thể có phong quốc. Cho nên cần thiết phải truyền đạt chiếu thư của Hoàng đế xuống địa phương một cách nhanh chóng nhất, quân đội phải có đường đi lại thuận tiện nhất, liên lạc giữa địa phương và Kinh thành phải là nhanh chóng kịp thời nhất. Lúc này, đường cao tốc trở thành công trình kiến thiết vô cùng quan trọng.

Đường cao tốc với 50 làn giành cho xe ngựa đi lại thuận tiện được đánh giá là kỳ tích có độ khó và quy mô không kém Vạn Lý Trường Thành. Đồng thời, nó thể hiện trí tuệ và tầm nhìn xa của Tần Thủy Hoàng.

Để tưởng tượng độ lớn của 50 làn xe, bạn có thể tham khảo video sau về xa lộ 50 làn xe của Trung Quốc ngày nay:

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Xem thêm: