Nhân sinh vội vội vàng vàng, như vó ngựa phi nhanh, di âm của một đời tiêu thất trong trần ai hoàng thổ. Nhưng lời thệ ước hễ phát ra liền được thượng thiên ghi lại, nhất định cần thực hiện, người không thực hiện nhất định phải trả giá!  

Có một đại tướng quân nổi tiếng thời nhà Tấn, người khiến thi tiên Lý Bạch truy lại ký ức bằng những vần thơ:

Đăng chu vọng thu nguyệt, không ức Tạ tướng quân.
Dư diệc năng cao vịnh, tư nhân bất khả văn
“Dạ bạc Ngưu Chử hoài cổ” – Lý Bạch

Tạm dịch:
Lên thuyền vọng trăng thu, truy ức Tạ tướng quân
Ta dẫu cao giọng vịnh, cố nhân nào có hay 

Lý Bạch đến địa phương Ngưu Chử tức cảnh nhớ người, hồi ức về những chuyện đã qua, ngân lên sử thi của Bạch Sĩ vịnh tướng quân Trấn Tây. Tạ tướng quân mà Lý Bạch truy lại ký ức, chính là tướng quân Tạ Thượng.

Đông Tấn danh môn vọng tộc – Tạ tướng quân bảo vệ đất nước

Tạ Thượng (năm 308-357 SCN) xuất thân trong gia tộc họ Tạ danh môn vọng tộc tại quận Trần triều Tấn, nói chính xác, địa vị của vọng tộc Tạ thị là nhờ có thành tựu của Tạ Thượng mà được đặt nền móng vững chắc. Tạ Thượng và Vương Hy Chi (năm 303-361 SCN) là những người cùng thời đại, lưu cấp cho hậu nhân rất nhiều truyền kỳ và danh ngôn mỹ đàm. Tạ Thượng cả đời tài giỏi xuất chúng, lập nhiều công huân, nhưng lại không có người kế tục. Nguyên nhân Tạ Thượng không có con là một câu chuyện truyền kỳ kinh thế.

Tạ Thượng, tự Nhân Tổ, mọi người gọi là tướng quân Tạ Trấn Tây, là con trai của Tạ Côn, thái thú Dự Chương, và là đường huynh (em họ) của thái phó Tạ An triều Đông Tấn. Ông cố của Tạ Thượng, Tạ Toản, là trung lang tướng; ông nội Tạ Hoành làm quan đến quốc tử tế tửu; cha của ông, Tạ Côn, từ khi còn nhỏ đã nổi danh, có kiến thức cao thâm về “Lão”, “Dịch”, cũng có thiên phận nghệ thuật rất cao, giỏi ca hát, thổi sáo và chơi đàn cổ cầm. Thiên phú và sở thích của Tạ Thượng dung hợp tài năng của tổ tiên tam đại, ông văn võ song toàn, gì cũng giỏi, cũng lập công lớn trong sự nghiệp sĩ đồ và võ công, trong cuộc Bắc phạt, ông đã vì Đông Tấn mà lấy lại quốc ấn của triều đại Đông Tấn, trở thành tướng quân Trấn Tây, vì gia tộc họ Tạ ở quận Trần mà giành thực lực trấn Phương. Gia tộc họ Tạ đã ảnh hưởng đến cục thế chính trị trong suốt hai trăm năm từ thời Đông Tấn đến Nam Triều.

Tạ Thượng từ nhỏ đã bộc lộ tính tình thuần hậu, chất phác, lĩnh ngộ xuất chúng. Năm bảy tuổi khi anh trai ông mất, ông đã vô cùng bi thương, bản tính thuần hậu và chân thành của ông bộc lộ một cách tự nhiên, khiến những người thân vô cùng cảm động. Khi ông tám tuổi, cha đưa ông đi cùng với khách, một vị khách nói: “Đứa trẻ này là Nhan Hồi ngồi trong chúng ta!” Tạ Thượng đáp lễ: “Không có Khổng Tử ngồi đây, làm sao có thể nhìn ra ai là Nhan Hồi?” Những vị khách kinh ngạc không thôi.

Cha ông mất khi ông mới mười tuổi. Sau đó, ông kế thừa tước vị hầu tước Hàm Đình của cha, đến phủ thông yết để bái kiến thừa tướng Vương Đạo. Lúc đó vương phủ vừa có thịnh hội, Vương Đạo nói với Tạ Thượng: “Nghe nói cậu có thể nhảy điệu nhảy chim sáo, những người khách ngồi đây đều rất mong xem điệu nhảy này, không biết cậu có muốn thử nhân dịp này không?” Tạ Thượng đáp: “Được ạ.” Nói rồi dùng khăn vấn tóc, nhảy điệu chim sáo. Vương Đạo để các quan khách vỗ tay theo nhịp, trong khi Tạ Thượng ngẫu hứng nhảy múa giữa các vị khách, vô tư tự tại. Tài năng và tính tình chân thật của Tạ Thượng luôn được Vương Đạo đánh giá cao. 

Tạ Thượng thẳng thắn và hào sảng, cực kỳ thông minh, tự chủ và không gò bó theo tập tục. Ông thích mặc quần thêu hoa văn, sau khi bị người lớn khiển trách đã bỏ thói quen này. “Nhạc phủ quảng đề” ghi lại, rằng khi Tạ Thượng đang là tướng quân Trấn Tây, xuất quân khỏi trấn Thọ Dương, ông từng chơi đàn tỳ bà trên tháp cổng trong thành, trên người mặc áo choàng tím, ngồi nhu mì trên ghế băng, chơi khúc nhạc “Đại Đạo khúc” trên phố lớn, mà không một người qua đường nào biết rằng nhạc công kia chính là một vị tướng quân phẩm tam công.

Các cận thần trong triều từng cảm thán Đào Khản không lưu lại di ngôn giao đãi hậu sự, đều cho rằng đó là một điều đáng tiếc lớn. Kiến giải ​​​​của Tạ Thượng thì khác, ông nói: “Đương thời trong triều không có Thụ Điêu, nhân vật gây họa loạn quốc (người nước Tề thời Xuân Thu), vì vậy Đào Công không cần lưu lại di ngôn.” Lúc đó mọi người nghe xong, đều khen ngợi Tạ Thượng kiến giải thâm sâu, nói rất phải.

Tạ Thượng làm quan tới tản kị thường thị (tùy tùng trên ngựa của nhà vua), truy tặng vệ tướng quân, tản kị thường thị kiêm khai phủ nghi đồng tam ti. Khai phủ nghi đồng tam ti là biểu tượng phẩm vị cao quý tương đương với tam công (Tam công dùng để chỉ ba chức quan cao nhất trong triều đình phong kiến tại các nước Á Đông như Trung Quốc và Việt Nam). Mặc dù ông sinh ra trong gia đình vọng tộc, được tôn vinh, nhưng lại chỉ sinh được hai cô con gái, không có con trai, nhận con trai của huynh đệ nuôi cũng tử vong mà chết. 

Tạ Thượng không có con trai nguyên do là không thực hiện được lời thề của mình

Thương thiên du du, thệ ngôn bất lạc. (Pixabay)

Tạ Thượng cho rằng việc bản thân không có người thừa kế, là đang gánh chịu sự trừng phạt nào đó. Đương thời, có một người tên là Hạ Hầu Hoằng nói mình có thể nhìn thấy quỷ, có thể nói chuyện với quỷ. Tạ Thượng liền hỏi Hạ Hầu Hoằng bản thân vì sao phải chịu trừng phạt? Sau một thời gian trôi qua, Hạ Hầu Hoằng vẫn chưa biết nguyên do, chỉ nói: “Những ngày này nhìn đâu cũng đều là tiểu quỷ, cho nên ta không thể biết nguyên do.”

Sau đó, Hạ Hầu Hoằng đột nhiên gặp một con quỷ, mặc áo choàng lụa màu xanh, cưỡi trên chiếc xe ngựa mới, còn có hàng chục người phục vụ. Hạ Hầu Hoằng nghĩ rằng con quỷ này bản sự lớn, liền túm lấy mũi con ngựa kéo xe, đoàn xe dừng lại lập tức.

Con quỷ trong xe ngựa lên tiếng, nói: “Tại sao ngươi lại cản đường ta?” Hạ Hầu Hoằng nói: “Có vấn đề muốn thỉnh vấn. Tướng quân Trấn Tây Tạ Thượng không có con trai. Ngài ấy là danh gia vọng tộc, thanh danh vang vọng, sao lại để ngài ấy tuyệt đường hậu duệ, mất người tế tự?”

Không ngờ, con quỷ trong xe xúc động nói: “Người vừa nói đến chính là con trai ta. Khi niên thiếu, nó đã cũng nữ tì trong nhà quan hệ riêng tư, còn phát lời thệ ước sẽ kết hôn với người ta, mà lại vi bội lời thề. Bây giờ nữ tì đó đã chết, cô ấy đã cáo tố với Trời, Tạ Thượng vì việc này mà không có con trai.”

Hạ Hầu Hoằng đã kể lại chi tiết với Tạ Thượng về quá trình và nội dung cuộc trò chuyện. Tạ Thượng nói: “Khi còn trẻ, tôi xác thực đã làm việc này.” Cuối cùng, Tạ Thượng cũng minh bạch mình bị trừng phạt tuyệt tự là do duyên cố nào.

Về sau, Tạ Thương có một thị thiếp tên là A Phi, dung mạo quốc sắc thiên hương, thổi sáo cũng rất hay. Sau khi Tạ Thượng chết, A Phi lập thệ không tái hôn. Đương thời, tướng bắc trung lang Si Đàm nhìn thấy A Phi, đã lợi dụng quyền thế, tạo kế mang A Phi về làm thiếp. Nhưng, A Phi cả đời không nói chuyện với Si Đàm. Từ chuyện này có thể thấy, Tạ Thượng có sức hấp dẫn đối với phụ nữ như thế nào. Khi còn trẻ, ông cùng tì nữ thề nguyện chung sống cả đời, mặc dù cái chết của tì nữ không liên quan đến ông, nhưng vì ông đã phát thệ, lời thề không thể như sương tan mây tản, sự trừng phạt cũng không thể tránh miễn!

“Tùy Thư” có ghi chép mười quyển “Tạ Thượng tập” của vệ tướng quân, nhưng chúng đều đã bị thất truyền. Chỉ còn lại một số tập bị hỏng và các mảnh vỡ còn lưu lại. Bài thơ Nhạc Phủ thi “Đại Đạo khúc” của ông có đoạn: 

Thanh dương nhị tam nguyệt, 
Liễu thanh đào phục hồng, 
Xa mã bất tương thức, 
Âm lạc hoàng ai trung.

Đời người cũng tựa như vậy! Nhân sinh hai ba tháng, liễu thanh đào phục hồng, chính là thời thanh xuân mỹ hảo đã hết; Nhân sinh vội vội vàng vàng, như vó ngựa phi nhanh, di âm của một đời tiêu thất trong trần ai hoàng thổ. Nhưng lời thệ ước hễ phát ra liền được thượng thiên ghi lại, nhất định cần thực hiện, người không thực hiện nhất định phải trả giá!  

Nguồn: “Tấn Thư”, “Sưu Thần Kí”, “Nhạc Phủ Quảng Đề”, “Nhạc Phủ Thi Tuyển ‧ quyển Bảy mươi lăm”

Tác giả: Hoài Nhẫn Nhẫn, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch