Đại Phật Lạc Sơn là bức tượng lớn nhất thế giới, chạm khắc hình Phật Di Lặc đang từ bi nhìn xuống thế gian. Bức tượng ngồi lưng dựa vào núi Lăng Vân nên còn gọi là Lăng Vân Đại Phật. Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết về bức Đại Phật này, trong đó có câu chuyện tượng Phật khép mi rơi lệ trước mỗi kiếp nạn của con người.

Tượng Phật cao 71,2 mét, được chạm khắc vào thời nhà Đường, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, cách huyện Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng bằng đá ngồi đối mặt với núi Nga Mi và dòng sông chảy dưới chân của tượng Phật.

Theo lịch sử ghi chép lại thì bức tượng Phật này được tạc vào năm đầu Khai Nguyên của Đường Huyền Tông (năm 713), mãi cho tới năm Trinh Nguyên thứ 19 (năm 803) mới kết thúc với khoảng thời gian hoàn thành là 90 năm. Lạc Sơn Đại Phật được tạo hình với hình ảnh trang nghiêm, thiết kế tinh xảo khéo léo, trải qua hàng ngàn năm sương gió nhưng đến nay vẫn an tọa bên sóng nước cuồn cuộn, tĩnh tĩnh quan sát thế sự xoay vần chốn nhân gian.

Đại Phật Lạc Sơn trấn thủy quái, nhiều lần rơi lệ trước kiếp nạn của con người
Lạc Sơn Đại Phật là bức tượng lớn nhất thế giới tượng Phật cao 71,2m, được chạm khắc vào thời nhà Đường. Ảnh dẫn theo YouTube.com

Đại Phật trấn thủy quái

Ngay phía dưới chân núi là chỗ hợp lưu của ba con sông Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y. Đây là nơi nước sâu chảy xiết, sông nước cuồn cuộn, các con sóng dâng cao thường xuyên nuốt chửng thuyền bè, gây nguy hại tới muôn dân bách tính.

Sự tích về Lạc Sơn Đại Phật trấn thủy quái. Vào những năm đầu triều đại nhà Đường, trên núi Lăng Vân có một vị hòa thượng tên là Hải Thông. Một ngày nọ, hoà thượng Hải Thông đứng trên núi, nhìn thế nước của 3 con sông. Phía xa xa là một chiếc thuyền lớn đang chòng chành trong sóng nước, lúc thì chới với trên đầu ngọn sóng, lúc lại mất hút trong con nước dữ. Nước chảy xiết như thiên binh vạn mã, hướng đến vách núi như muốn thét muốn gào. Khi sắp đến vách núi, bỗng nhiên nước sông cuộn lên một con sóng lớn nhắm vào chiếc thuyền gỗ rồi bổ xuống, trong phút chốc chiếc thuyền không còn thấy tăm hơi. Hoà thượng Hải Thông nhìn thấy thuyền tiêu người mất, trong lòng vô cùng đau xót. Ông nghĩ, trong thế nước điên cuồng kia hẳn là có thuỷ quái. Nếu trên vách núi khắc tạo một hình tượng Phật, nhờ pháp lực hiển Thần uy, tất có thể hàng phục được thuỷ quái, để thuyền qua bè lại không còn gặp tai ương.

Hòa thượng Hải Thông vì để tạc tượng đã xuống núi hóa duyên ròng rã 20 năm mới gom góp được một khoản tiền. Bấy giờ, tại Gia Châu có một viên tham quan, nghe nói hoà thượng hoá duyên được nhiều ngân lượng liền nảy sinh ý muốn nhòm ngó.

Ngày nọ, viên quan dẫn binh lính đến chùa Lăng Vân và uy hiếp nói: “Hoà thượng to gan, ông cho tạc tượng Phật mà không báo quan lập án, ta phạt ông 1 vạn lượng ngân lượng, hạn trong 3 ngày phải nộp đủ”.

Hải Thông hoà thượng nói rằng: “Đại nhân, tạc tượng Phật là để trấn áp thuỷ quái, giải trừ khổ nạn cho muôn dân. Số ngân lượng này là do tôi đi hoá duyên để dùng vào việc tạc tượng, không thể đụng đến”.

Viên quan thấy lão hoà thượng không đáp ứng liền đe doạ: “Nếu không giao ta sẽ móc mắt ông”.

Hoà thượng sắc mặt không hề thay đổi, nói rằng: “Ta thà móc đi đôi mắt của mình chứ không thể động đến số ngân lượng dùng để tạc tượng Phật”.

Nói xong, ông liền tự mình móc mắt đưa cho viên quan nọ. Tên quan thấy hoà thượng quả thật đã móc đôi mắt của mình, liền kinh hãi không ngừng thoái lui. Bởi sợ hãi ông ta quên mất rằng phía sau là vách đá nên trượt chân rơi xuống vách núi. Sau đó đôi mắt lại bay trở về với hoà thượng Hải Thông. Những tên tham quan đi cùng nhìn thấy, hết thảy đều run sợ không dám đòi ngân lượng của hoà thượng nữa.

Một bức Đại Phật hơn ngàn vạn tượng

Truyền thuyết kể rằng, hòa thượng Hải Thông đã mời hai thợ tạc tượng nổi tiếng thời bấy giờ tên là Thạch Thành và Thạch Hư cùng tới bàn việc khắc tượng Phật. Thạch Hư nghe vậy, trong lòng rất vui mừng, nghĩ rằng núi Lăng Vân mỹ lệ trang nghiêm, đình Lăng Vân vô cùng hùng vĩ, hàng năm người đến thăm núi bái Phật rất đông, nếu tạc nhiều tượng Phật trên vách núi, thì sự nghiệp của mình há không lan truyền sao? Như vậy sau này người mời mình tạc tượng sẽ ngày càng đông. Nghĩ đến đó ông ta liền nói:

“Tam giang thủy quái vô cùng hung ác tàn nhẫn, theo tôi nên tạc 1.000 bức tượng Phật tại đây mới có thể trấn áp được”.

Còn Thạch Thành không nói lời nào mà chỉ trầm ngâm suy ngẫm, sau đó từ tốn đáp rằng: “Theo tôi, nên khắc một bức tượng cao lớn như núi đá này. Chỉ có tượng Phật lớn như vậy mới có thể trấn áp yêu tà của ba con sông”.

Thế là, hai người thợ bắt đầu công việc của mình, một người tạc bức Đại Phật, còn một người tạc 1.000 bức tượng.

Thạch Hư lựa chọn phiến đá hồng sa thạch dễ thấy ở ven sông và bắt đầu công việc của mình. Thạch Hư khắc tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc thành đạo, lại khắc tượng Quan Âm Nam Hải từ hàng phổ độ,18 vị la hán hàng long phục hổ, lại tạc tượng Bồ Tát Phổ Hiền chỉ điểm bến mê. Thạch Hư cặm cụi làm chỉ nghe thấy tiếng đục vang lên, rồi một vài mảnh đá bay ra, tiếng đá rơi xuống và ông ta cứ nhẹ nhàng từng bức từng bức tượng khắc nên.

Một bức Đại Phật hơn ngàn vạn tượng
Tượng Phật lớn nhất thế giới Lạc Sơn Đại Phật. Ảnh dẫn theo youtube.com

Trong khi đó, Thạch Thành lại chọn vách đá vừa cao lớn vừa khó đi, đá lại cứng khó mà tạc được. Ông cùng các đồ đệ dựng giá đỡ leo lên vách núi và bắt đầu công việc của mình. Bức Đại Phật mà ông tạo hình là Đức Phật Di Lặc – vị Phật của tương lai mang tới ánh sáng và phúc lành cho chúng sinh.

Hai năm trôi qua, Thạch Hư ngàn Phật đã tạc xong, trong khi bức Đại Phật của Thạch Thành vẫn chưa hoàn thành nổi một bàn chân. Thạch Hư nhìn công trình của bạn mà cười lớn: “Với thời gian 2 năm tôi có thể tạc xong ngàn bức tượng, còn ông vẫn chưa xong một bàn chân!”.

Thạch Thành không hề nản chí mà chỉ nói: “Một ngàn tượng Phật, cho tới một vạn tượng Phật của ông cũng không đỡ nổi một cái chân bức Đại Phật của tôi”, nói rồi cắm cúi làm tiếp công việc của mình.

Dân chúng quanh vùng nghe nói Hải Thông hòa thượng mời người tới khắc tượng Phật để trấn áp thủy quái thì vô cùng vui mừng, họ bàn nhau mỗi người một tay góp sức giúp đỡ. Người thì nấu trà, người lại mang cơm, trên vách núi Lăng Vân kẻ qua người lại, tiếng búa vang như sấm, tiếng đá văng như mưa, từng mảnh đá ầm ầm rơi xuống rung chuyển cả một vùng.

Thủy quái dưới chân núi bị tiếng búa tiếng đập đá làm cho kinh hoàng khiếp sợ, tận mắt thấy sào huyệt của mình sắp bị san bằng nên đùng đùng nổi giận, dâng lên hàng ngàn con sóng dữ hòng nhấn chìm các thợ đá xuống sông sâu.

Những người thợ đá thấy quái vật nổi sóng bèn ném xuống từng trận từng trận mưa đá. Đá rơi xuống sông ầm ầm, không lâu sau đã chôn vùi thủy quái. Kể từ đó trời yên biển lặng, hình ảnh của bức tượng cũng ngày một hiển lộ rõ hơn.

Về sau, lão hoà thượng sắp viên tịch mà bức Đại Phật vẫn chưa hoàn thành. Sau khi hoà thượng qua đời, công trình phải tạm dừng. Chẳng bao lâu Thạch Thành cũng qua đời, khiến cho bức Đại Phật nhiều lần bị trì hoãn, đời sau nối đời trước, quá trình tạc tượng này phải kéo dài suốt 90 năm.

Tượng Phật lớn nhất thế giới

10 năm sau khi Hải Thông hòa thượng viên tịch, tiết độ sứ Tây Châu là Trương Cừu Kiêm Quỳnh đã quyên góp 200 ngàn lượng vàng để tiếp tục công trình Đại Phật. Khi tạc tới đầu gối của bức tượng, tiết độ sứ Tây Châu được bổ nhiệm làm thượng thư bộ hộ nên phải vào kinh nhậm chức, công trình tôn tạo Đại Phật lại một lần nữa buộc phải dừng lại.

Mãi tới thời Đường Đức Tông năm Trinh Nguyên thứ tư (năm 788), khi Vi Cao làm tiết độ sứ Tây Châu, ông đã cho triệu tập thợ đá và quyên góp tiền bạc thì công trình mới có thể tiếp tục. Trải qua 90 năm, cuối cùng bức Đại Phật cũng được hoàn thành. Bởi đây là bức tượng Phật lớn nhất thế giới nên được gọi là Đại Phật, cũng gọi là Lạc Sơn Đại Phật. Ngôi chùa Lăng Vân ở cạnh đó cũng đổi tên thành Đại Phật tự.

Tháng 5 năm 1985, một người nông dân ở Thuận Đức (Quảng Đông) vô tình chụp được một bức ảnh, cho thấy ba ngọn núi phía sau Đại Phật Lạc Sơn gồm núi Ô Vưu, núi Lăng Vân, núi Quy Thành có hình dáng giống như một vị Phật lớn đang nằm ngủ. Người dân trong khu vực truyền tai nhau rằng: “Sơn thị nhất tọa Phật, Phật thị nhất tọa sơn” (Núi là Phật và Phật cũng là núi). Như một sự trùng hợp kỳ diệu, Đại Phật Lạc Sơn ngồi ngay ngắn tại vị trí tim của Phật ngủ này, cũng chính là “Phật tại tâm trung, tâm trung hữu Phật”.

Lạc Sơn Đại Phật chảy nước mắt

Phải chăng vì được tạo ra để bảo hộ chúng sinh, nên mỗi khi có đại nạn xảy ra, tượng Phật đều rơi lệ?

Lần đầu tiên người ta nhìn thấy tượng Phật chảy nước mắt là vào năm 1962. Một bức ảnh chụp tượng Phật trong trạng thái nhắm mắt vẫn được trưng bày tại hội trường của Triển lãm Lạc Sơn. Đây là thời điểm ngay sau khi diễn ra nạn đói lớn – hệ quả của Kế hoạch Đại nhảy vọt dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Toàn Trung Quốc có khoảng 35 triệu người chết đói, trong đó có ít nhất 7 triệu người là thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Vì không còn đủ sức lực để đào mộ nên người ta chỉ gói các thi thể trong tấm chiếu rồi thả trôi sông. Bức tượng Phật đã nhắm cặp mắt lại lần đầu tiên khi hàng nghìn thi thể trôi xuống chỗ hợp lưu của 3 con sông từ phía thượng nguồn.

Một bức Đại Phật hơn ngàn vạn tượng
Phải chăng mỗi khi có đại nạn xảy ra, tượng Phật đều rơi lệ?.Ảnh dẫn theo en.wikipedia.org

Chính quyền Trung Quốc bấy giờ đã phái một nhóm các nhà khoa học đến điều tra. Nhưng họ không thể đưa ra câu trả lời nào, và không có một báo cáo nào được đưa ra. Sau đó bức tượng Phật đã được tu sửa lại trạng thái mở mắt như trước đó.

Lần thứ hai bức tượng rơi lệ là vào năm 1963. Đây là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của cuộc Cách mạng Văn hóa tàn khốc. Một lần nữa, chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị tu sửa lại bức tượng. Điều hết sức kỳ lạ là, mặc dù đã tiêu tốn hơn 40 triệu NDT (khoảng 137 tỷ VNĐ) vào công việc tu sửa, nhưng vệt nước mắt trên gương mặt tượng Phật vẫn không thể phai mờ.

Tháng 7 năm 1972, cặp mắt của tượng Phật lại một lần nữa nhắm lại, và đây là lần thứ ba. Điều này xảy ra ngay sau trận động đất ở Đường Sơn, Tứ Xuyên, làm khoảng 650.000 người thiệt mạng. Kèm theo hiện tượng chảy nước mắt, bức tượng Phật cũng thể hiện một gương mặt nghiêm khắc, uy nghiêm.

Như vậy, mỗi lần Lạc Sơn Đại Phật rơi lệ đều gắn với một kiếp nạn đang giáng xuống con người thế gian. Rốt cuộc, Thần Phật muốn nhắn nhủ điều gì cho chúng ta? Ông Trời vốn có đức hiếu sinh, cổ nhân vẫn thường giảng: “Trời không tuyệt đường người”, vậy nên khi kiếp nạn sắp xảy ra, Thần Phật đều sẽ từ bi cảnh báo thế nhân, để con người thức tỉnh mà tu chính nhân tâm. Trong xã hội mà đạo đức đang ngày càng bại hoại, chỉ những ai vẫn giữ tâm hướng thiện, tin vào Thần Phật, làm người lương thiện chân chính, mới mong có được tương lai an bình.

Theo NTDTV
Bình Nhi

Xem thêm: Vì sao trong lịch sử, rất nhiều lần tượng Phật chảy nước mắt?