Triều đại nào cũng đều sợ gặp phải nó, chu kỳ cứ 60 năm, cải triều hoán đại lại bắt đầu… Tại sao lại khác với những gì đã được dự ngôn trong “Thôi Bối Đồ”? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Hôm nay sẽ kể cho các bạn nghe về “Đại nạn xích mã hồng dương” đang trở nên khá nóng trên mạng gần đây. Có truyền ngôn rằng đại nạn này cứ 60 năm lại xảy ra một lần, lần nào cũng gây ra quốc nạn, từ cổ chí kim chưa có triều đại nào có thể thoát khỏi nó. Và khi nào thì “đại nạn xích mã hồng dương” tiếp theo sẽ diễn ra? Chính là năm Bính Ngọ 2026 và năm Đinh Mùi là 2027.

Tại sao năm Bính Ngọ và Đinh Mùi được gọi là năm “xích mã hồng dương”? Phương pháp xác định niên kỷ của người Trung Quốc cổ đại dựa trên ngũ hành, bao gồm 10 Thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, cùng với 12 Địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, kết hợp với nhau tạo thành kỷ niên, cứ 60 năm lặp lại một vòng. Ví dụ, năm 1911 được gọi là năm Tân Hợi.

Trong ngũ hành, Bính và Đinh đều thuộc hỏa. Bính là dương hỏa, Đinh là âm hỏa, và hỏa là màu đỏ. Mà trong 12 địa chi thì Sửu là đại biểu cho ngựa, Mùi đại biểu cho dê, do đó năm Bính Ngọ được gọi là năm “xích mã”, tức là ngựa đỏ (đỏ tươi); còn năm Đinh Mùi được gọi là năm “hồng dương”, tức là dê đỏ (đỏ hồng). Trong lịch sử mỗi lần đến hai năm Bính Ngọ và Đinh Mùi thường sẽ có sự kiện lớn phát sinh, hoặc là cải triều hoán đại, hoặc là phải trải qua một trường hạo kiếp, đây chính là nguồn gốc của “đại nạn xích mã hồng dương”. Lấy lần gần đây nhất làm ví dụ, hai năm xích mã hồng dương gần đây nhất là năm 1966 và 1967. Chuyện gì đã phát sinh trong hai năm đó? Chính là năm bắt đầu của “hạo kiếp 10 năm Cách mạng Văn hóa”.

Nếu nói đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, thì chúng ta hãy nhìn lại những gì đã xảy ra trong hai năm xích mã hồng dương trước đó, chính là năm 1906 và 1907.

Dự ngôn của Tôn Trung Sơn – Hạo kiếp năm dê đỏ 1907

Ngay từ năm 1899, Tôn Trung Sơn đã viết câu thơ thất ngôn tuyệt cú nổi tiếng “Vịnh Chí”. Trong đó có hai câu nói: “Vạn tượng âm mai tảo bất khai, hồng dương kiếp vận nhật tương thôi.” Là ý nghĩa gì? Chính là nói, con đường cách mạng tuy gian nan, nhưng ngày mà nhà Mãn Thanh gặp phải ‘kiếp hồng dương’ không còn xa nữa. Năm dê đỏ hồng dương đó là năm nào? Năm 1907.

Năm 1905, Đồng minh Hội do Tôn Trung Sơn lãnh đạo được thành lập tại Tokyo, Nhật Bản; Từ tháng 12 năm sau, Đồng minh Hội bắt đầu phát động các cuộc khởi nghĩa vũ trang quy mô lớn trên toàn quốc. Trong đó nổi tiếng nhất là cuộc khởi nghĩa Hoàng Cương vào tháng 5 năm 1907. Khởi nghĩa Hoàng Cương có ý nghĩa như dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Trung Hoa Dân Quốc, bởi vì cuộc khởi nghĩa này tuy thất bại nhưng đã thực hiện được ba mục tiêu đầu tiên:

Một là thành lập chính phủ quân sự. Đây là chính quyền cách mạng dân chủ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Hai là kéo quốc kỳ. Lần đầu tiên lá cờ trời xanh, mặt trời trắng đại biểu cho chính quyền dân chủ được kéo lên trên đại địa Trung Hoa, sau này lá cờ này trở thành lá cờ đảng của Quốc dân đảng Trung Quốc, và là bộ phận tổ thành quan trọng nhất trên quốc kỳ nước Trung Hoa Dân Quốc.

Ba là phát hành tiền tệ. Lần đầu tiên, một chính quyền dân chủ đã phát hành ngân phiếu, cũng chính là loại tiền tệ riêng của mình.

Đánh giá từ ba điều đầu tiên này, mặc dù Trung Hoa Dân Quốc chỉ tuyên bố thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1912, nhưng nó đã phôi thai hình thành từ trong cuộc khởi nghĩa Hoàng Cương năm 1907. Không chỉ vậy, trong cuộc khởi nghĩa này, các đảng viên cách mạng kỷ luật nghiêm minh, biểu hiện của họ khiến người ta kính trọng. Khi đó, các tờ báo lớn của Hồng Kông cho rằng họ “cư xử văn minh, không làm gì sai”, cho biết họ “rất ngạc nhiên, biểu đạt sự đồng cảm”. Điều này cũng giành được nhiều sự ủng hộ của quần chúng đối với Đồng minh Hội, mở đường cho sự thành công của cách mạng sau này.

Năm 1908, một năm sau năm hồng dương 1907, hoàng đế Quang Tự và Từ Hi thái hậu đều qua đời, nhà Thanh khí số đã tận, ba năm sau thuận lợi chuyển sang Trung Hoa Dân Quốc.

Nhìn lại bài thơ tiên tri của Tôn Trung Sơn, người ta không khỏi ngạc nhiên rằng quốc phụ đại nhân Tôn Trung Sơn của Trung Hoa Dân Quốc cũng có thể dự ngôn.

Sài Vọng – đại nạn xích mã hồng dương

Kỳ thực, thuật ngữ “đại nạn xích mã hồng dương” không phải do Tôn Trung Sơn sáng chế ra, mà được công chúng biết đến sớm nhất từ câu chuyện Sài Vọng thời Nam Tống. Sài Vọng là một thần đồng từ nhỏ, mới ít tuổi đã tinh thông học vấn của bách gia chư tử. Sau khi đọc nhiều sách, ông phát hiện ra một quy luật, rằng từ thời Chiến Quốc Tần Chiêu Vương năm thứ 52, tức là năm 255 trước Công nguyên, cho đến năm Hậu Tấn Thiên Phúc thứ 12 thời kỳ Ngũ Đại, tức là năm 947 sau Công nguyên, phàm đã thuộc vào hai năm Bính Ngọ, Đinh Mùi, khoảng một nửa trong số đó là có động loạn, ông gọi chúng là đại nạn xích mã hồng dương.

Vào năm Thuần Hựu thứ sáu, tức năm 1246 sau Công nguyên, nhật thực xảy ra vào ngày Nguyên Đán đầu năm mới. Người Trung Quốc cổ đại giảng thiên nhân hợp nhất, xem thiên tượng biết địa sự, nhật thực bị coi là một điềm xấu. Mà đây lại là ngày đầu tiên của năm mới, triều thần trên dưới đều đứng ngồi không yên, lo lắng khôn nguôi, nói rằng năm nay không biết có phát sinh đại sự gì không?

Sài Vọng, một quan nhỏ nhậm chức tại Trung Thư tỉnh đương thời, cũng muốn góp phần sức lực của mình, nên đã viết bản tấu chiệp “Bính Đinh Quy Giám” để đệ trình phát hiện mới của mình. Chữ “Giám” (鑑) cuối cùng đại khái có nghĩa là hy vọng hoàng đế sẽ lấy sử làm gương. Không ngờ tờ tấu chiệp ngay khi được trình lên lại làm phiền thừa tướng. Tại sao, bởi vì Sài Vọng tuy rất khôn ngoan, không đề cập đến chuyện của triều đại Bắc Tông trước đây trong tấu chiệp, nhưng lại động tới nỗi đau không thể động tới của triều đại Tống, và nhục Tĩnh Khang chính là đã phát sinh vào năm xích mã hồng dương. Triều đại Bắc Tống cũng vì thế mà vong quốc.

Năm Thuần Hựu thứ sáu là năm nào? Chính là năm xích mã hồng dương. Theo thuyết pháp của Sài Vọng, triều đại Bắc Tống nhất định là ứng với kiếp nạn này, đăng cơ không được thì chẳng phải là vong quốc sao? Ngươi không phải là miệng quạ sao? Thừa tướng rất tức giận, liền tống Sài Vọng vào ngục. May mắn thay, lúc đó quân Mông Cổ ở phương bắc đang ngày càng cường đại, đến đâu cũng diễu võ dương oai, nhưng họ không tạo thành mối đe dọa lớn nào, sự sụp đổ của nhà Nam Tống hơn ba mươi năm sau mới xảy ra. Sài Vọng không lâu sau đó liền được thả ra. Tuy nhiên, do lần náo này mà thuyết pháp “đại nạn xích mã hồng dương” đã âm thầm lưu truyền trong dân gian.

Vậy chuyện gì đã xảy ra với “đại nạn xích mã hồng dương” khiến Bắc Tống vong quốc?

Nhục Tĩnh Khang

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1100 sau Công nguyên. Năm đó, Tống Triết Tông mới 24 tuổi chết bệnh, không có con, em trai Triệu Cát lên ​​ngôi, trở thành Tống Huy Tông. Triệu Cát căn bản chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể trở thành hoàng đế, vì vậy trong cuộc đời trước đó, ông đều nghiên cứu nghệ thuật, rất tài năng thiên phú trong phương diện này. Sau khi trở thành hoàng đế, Triệu Cát vẫn trầm mê trong thế giới nghệ thuật như trước, giao việc triều chính cho hai vị quyền thần là Thái Kinh và Đồng Quán. Hai người này rất biết chiều lòng hoàng đế, biết hoàng đế thích xa xỉ phẩm, thích sưu tầm đá đẹp, liền đi khắp nơi tìm kiếm kỳ trân dị bảo dâng lên, khiến dân chúng khốn khổ. Tuy nhiên, quyền thần đều có một đặc điểm là bất kể thế giới chân thực thế nào, họ đều có thể tạo ra cho hoàng đế những huyễn tượng ca vũ thái bình, khiến hoàng đế vô cùng tin tưởng, từ đó cứ thế nghe lời họ.

Vì vậy, mặc dù nhà Tống đương thời, nội có khởi nghĩa Lương Sơn, Phương Lạp tạo phản, ngoại có sự trỗi dậy nhanh chóng của triều đại Kim, nhưng Tống Huy Tông lại không hề biết gì. Mãi cho đến khi quân binh nhà Kim đến tận hoàng thành, ông mới biết có điều gì đó không ổn. Lúc này ông mới phát hiện bản thân hoàn toàn không cách nào đối phó, phải làm sao đây? Có người cho ông một ý tưởng, nói rằng bệ hạ nên thoái vị, nhường ngôi thiên tử cho thái tử, để hắn làm hoàng đế. Hoàng đế không thể dễ dàng rời khỏi hoàng thành, nhưng thái thượng hoàng thì có thể. Bệ hạ lúc đó chẳng phải có thể trốn thoát được sao? Tống Huy Tông cho rằng đây là một ý không tồi, ông ngay từ đầu đã không muốn làm hoàng đế, liền theo đó làm. Bằng cách này, Tống Khâm Tông Triệu Hoàng vội vàng đăng cơ, đổi quốc hiệu thành “Tĩnh Khang”. Năm đó là năm Bính Ngọ 1126 sau Công Nguyên, chính là năm ngựa đỏ xích mã.

Chiêu này lúc đó đã linh nghiệm, quân Kim tạm thời rút lui. Tuy nhiên, vài tháng sau, họ quay trở lại đông hơn, dùng đại quân bao vây kinh thành. Sau hai tháng kháng cự, Tống Khâm Tông kháng không lại, đích thân ra ngoài cầu hòa, kết quả là bị bắt giữ. Sân sau thành lại xảy ra hỏa hoạn, tướng quân Tống Phạm Quỳnh tạo phản, giao thái thượng hoàng Tống Huy Tông cho quân Kim. Lần này, quân Kim phá thành mà không tốn nhiều công sức, bắt được cả hai vị hoàng đế cùng hàng ngàn thành viên tông thất và nữ quyến trong hoàng thành đày đến phương bắc, nhà Bắc Tống diệt vong. Năm đó là năm Đinh Mùi, năm 1127 sau Công Nguyên, cũng là năm dê đỏ hồng dương.

Mặc dù nhà Kim không có dã tâm thống trị toàn bộ Trung Quốc, sau này Tống Cao Tông và Triệu Cấu đã thần kỳ trốn thoát, kiến lập nên nhà Nam Tống, nhưng sự tình cả hai vị hoàng đế này đều bị dị tộc bắt mang đi luôn là nỗi kì sỉ đại nhục đối với người dân triều Tống. Nhạc Phi trong “Mạn Giang Hồng” có câu nói khiến vô số người than thở suốt hàng nghìn năm: “Tĩnh Khang sỉ, do vị tuyết; Thần tử hận, hà thời diệt?” – ý tứ là nỗi nhục Tĩnh Khang chưa chùi, thì mối hận của thần làm sao dập tắt được. Thậm chí một nghìn năm sau, câu chuyện này vẫn cảm động tài tử Hồng Kông Kim Dung, ông đã từ câu chuyện này diễn giải thành tác phẩm võ hiệp kinh điển “Anh hùng xạ điêu”.

Kiếp nạn làm sao có thể tránh miễn?

Tuy nhiên, sau khi Nam Tống cũng diệt vong, có người lặng lẽ đứng ra nói, rằng trường kiếp nạn này lẽ ra đã có thể tránh được. Ông ấy là Trương Thiên Vũ, người triều Nguyên. Trương Thiên Vũ đã biên soạn một cuốn sách tên là “Huyền Phẩm Lục”, trong sách tập hợp những câu chuyện của một số nhân vật Đạo gia nổi tiếng từ thời tiền Tần đến thời nhà Tống. Trong số đó có thiên sư Đạo gia thời đại Tống Huy Tông, tên là Trương Kế Tiên.

Trương Kế Tiên thiên tư thông tuệ, khi 9 tuổi đã trở thành thiên sư, cũng chính là nói ông đã sẵn có một số công năng đặc dị. Khi ông 13 tuổi, Tống Huy Tông triệu kiến ông, hai người đã trò chuyện rất vui vẻ. Vài năm sau, Huy Tông lại triệu kiến ông, nói rằng gần đây xuất hiện một số dị tượng, ngươi có thể giúp ta giải ra và thuận tiện cầu phúc được không? Trương Kế Tiên kể cho Huy Tông nghe về năm xích mã hồng dương và cho quốc vương một số lời khuyên. Tuy nhiên, có lẽ thiên cơ bất khả lộ, vị Trương thiên sư này không nói quá nhiều, và Huy Tông dường như cũng không nghe ra.

Mãi cho đến ngày quân Kim bao vây hoàng thành, Huy Tông mới nhớ đến lời của Trương Kế Tiên năm đó, vội vàng triệu tập ông để hóa giải. Đáng tiếc thời gian đã quá muộn. Khi Trương Kế Tiên đến Hàng Châu, sắc mặt đột nhiên đại biến, lộ vẻ lo lắng, sau đó có tin truyền đến, nói quân Kim đã vào thành. Ông không tiếp tục đi về phía hoàng thành mà lặng lẽ đến Thiên Khánh Quan ở Giang Tô để tọa hóa, năm đó, ông mới 36 tuổi.

Nhưng sau này lại có người nói rằng, sự diệt vong của Bắc Tống là ý trời. “Thôi Bối Đồ” từ lâu đã viết ra rất rõ ràng. Chúng tôi đã từng giới thiệu “Thôi Bối Đồ” trước đây, có thể nói đây là thơ tiên tri chuẩn xác nhất ở Trung Quốc cho đến nay. Nỗi nhục Tĩnh Khang đối ứng với hình ảnh thứ 21. Lời “Sấm” trong bài thơ nói:

空厥宮中 Không quyết cung trung
雪深叄尺 Tuyết thâm tham xích
籲嗟元首 Dụ ta nguyên thủ
南轅北轍 Nam viên bắc triệt

Lời “Tụng” nói:

妖氛未靖不康寧  Yêu phân vị tĩnh bất khang ninh
北掃烽煙望帝京  Bắc tảo phong yên vọng đế kinh
異姓立朝終國位  Dị tính lập triều chung quốc vị
卜世叄六又南行  Bốc thế tham lục hựu Nam hành

Chiểu theo phong cách nhất quán của “Thôi Bối Đồ”, hai từ “Tĩnh Khang” được điểm ra rõ ràng trong câu “Yêu phân vị tĩnh bất khang ninh”. Sau khi nhà Kim tiêu diệt Bắc Tống, họ không tiếp quản Trung Nguyên mà lập hoàng đế bù nhìn Trương Bang Xương. Đây chính là ý nghĩa của câu thơ “Dị tính lập triều chung quốc vị”. Trong câu “Bốc thế tham lục hựu nam hành”, tham (叄) là ba, cộng sáu bằng chín. Vậy còn các hoàng đế Bắc Tống thì sao? Có chín vị. Và sau đó? Tống Cao Tông kiến lập nhà Nam Tống ở Hàng Châu, đây chẳng phải là “Nam hành” sao?

Trong lời “Sấm”, câu “Dụ ta nguyên thủ” lại kết hợp với hai người đàn ông đứng quay lưng vào nhau trong hình ảnh phối kèm chỉ rõ ràng hai vị hoàng đế Huy Khâm bị bắt đi. Câu nói “Tuyết thâm tham xích” – tuyết dày ba xích còn đáng kinh ngạc hơn. Bởi vì khoảng thời gian từ khi bị quân Kim bao vây đến khi hai vị hoàng đế bị bắt mang đi đều là mùa đông, điều kỳ lạ là mỗi lần Khâm Tông lùi một bước và bắt đầu thỏa hiệp, thì từ trên trời luôn có tuyết rơi dày đặc. Điều này như thể tác giả của bài thơ tiên tri đã xuyên việt thời gian hàng trăm năm đến chiến trường, tận mắt chứng kiến trường ​​cảnh tuyết rơi dày đặc. Điều này thật thần kỳ phải không?

Nạn hay không nạn?!

Sau khi nói về quá khứ của hàng ngàn năm trước, chúng ta hãy cùng xem những gì có thể xảy ra trong năm tiếp theo của xích mã hồng dương, tức là năm 2026 và 2027.

Tương truyền, Lưu Bá Ôn, quân sư thời nhà Minh, người nổi tiếng thần cơ diệu toán, đã để lại 4 dự ngôn. Trong số đó, “Thôi Bối Đồ” được cho là được phát hiện vào năm 1915 trong trận động đất ở tỉnh Sơn Tây. Trong dự ngôn nói về mười đại nạn trong tương lai, trong số đó có thảm họa COVID-19.

Trong dự ngôn nói: “Tam sầu Hồ Quảng tao đại nạn”, “Cửu sầu thi thể vô nhân kiểm, thập sầu nan quá trư thử niên”, còn có “Ngưu đầu thử vĩ tát hạ tai, triêu bệnh mộ tử thậm bi ai”. Đất phát nguyên của virus corona mới chẳng phải tại “Hồ Quảng” sao? Ba năm chư, thử, ngưu (Hợi, Tý, Sửu) chẳng phải là 2019 – 2021 sao? Đó cũng chính là những năm mà dịch bệnh virus corona mới bắt đầu lan rộng và gây ra nhiều người tử vong nhất sao?

Hơn nữa, khi virus corona mới lây lan, nó rất hung dữ, có người chỉ sau một đêm phổi đã trở nên trắng bệch, không thể thở được, có người khi đang đi trên đường thì ngã khuỵu xuống, giờ đây nghĩ lại vẫn khiến người ta rùng mình. Đây chẳng phải là “triêu bệnh mộ tử” sao?

Tuy nhiên, xem ra kiếp nạn vẫn còn chưa qua, trong Kim Lăng Tháp Bia Văn còn có câu: “Nan qua Dần Mão Thìn Tị niên, nhược yếu sấm quá giá kỉ niên, tựu thị hoạt thần tiên”. Có người tính toán, nói rằng: “Dần Mão Thìn Tị”, tức là năm Dần 2022 đến năm Tị 2025. Nói cách khác, chỉ cần chúng ta có thể sống sót đến năm Bính Ngọ 2026 thì là qua được rồi.

Không chỉ vậy, còn một tiên tri chuẩn xác khác, “Ngũ Công Kinh” cũng dự ngôn chính xác về đại dịch Virus Corona mới, cũng nói rằng “Phùng Dần Mão Thìn Tị niên, qua quá thử thị thần tiên”, ý tứ là nếu bạn sống sót qua năm Tỵ 2025 thì tiếp theo đó sẽ là những ngày tốt lành.

Nói đến đây, có thể có bạn sẽ nói, chẳng phải xích mã hồng dương là “kiếp nạn” sao? Làm sao vẫn còn có những ngày tốt đẹp? Tất cả phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa từ “kiếp nạn”. Ví dụ nói, năm 1907  do Tôn Trung Sơn tiên đoán là năm kiếp hồng dương, đối với chính quyền nhà Mãn Thanh mà nói thì đó là nạn vong quốc, nhưng đối với chính phủ Dân Quốc thì đó lại chính là ngày sinh nhật, phải không?

Tương tự như vậy, “Ngũ Công Kinh” nói: “Nhược đáo Dần Mão Thìn Tị trung, khuyến dụ thiên hạ chi nhân, tu hành hướng thiện, phương kiến thái bình”, ý tứ là gặp năm Dần Mão Thìn Tị, khuyên người thiên hạ tu hành hướng thiện, thì sẽ gặp thái bình. “Thôi Bối Đồ” cũng nói rằng “Ác nhân tiên diệt tận”, ý tứ là kẻ ác sẽ bị diệt tận đầu tiên. Vì vậy, hai năm 2026 và 2027, đối với một số người mà nói, có thể là kiếp nạn, nhưng đối với một số người thì không, điều đó còn xem bạn lựa chọn thế nào giữa thiện và ác.

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch