Hầu hết các nước Á Đông xưa như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam dùng chữ Hán. Ngày nay chỉ còn các vùng như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng kông còn dùng chữ Hán, trong đó, Đài Loan còn dùng chữ chính thể (phồn thể), còn Trung Quốc dùng chữ giản thể, Hồng Kông xưa dùng chính thể, nay dùng cả chính thể và giản thể. Cách dùng chữ khác nhau cũng nói lên vận mệnh khác nhau.

Chữ “Quốc” chính thể (國):

Bên ngoài là bộ Vi (囗): một phạm vi không gian, lãnh thổ độc lập;

Bên trong gồm các chữ: Nhất Khẩu Nhất Qua (一口一戈), nghĩa là mỗi người mang một ngọn giáo để bảo vệ lãnh thổ, đất đai bờ cõi, bảo vệ mảnh đất thiêng liêng mà ông bà tổ tiên đã đổ máu gìn giữ và truyền lại.

Họ cầm giáo (vũ khí) không phải là để đi cướp đoạt, không phải đi xâm chiếm bên ngoài, không phải mưu đồ bá quyền đứng đầu thế giới.

Chữ “Quốc” giản thể (国):

Bên ngoài vẫn là bộ Vi biểu thị phạm vi lãnh thổ, nhưng bên trong lại là chữ Ngọc (玉) – châu ngọc.

Chữ Ngọc này lại tạo bởi chữ Vương (王) – vua, và một dấu chấm. Chữ Vương là người cai trị quốc gia, mà thời nay chính là chính phủ.

Như vậy quốc gia này là chính phủ cai trị, dân chúng chỉ là một chấm nhỏ nhoi không đáng kể.

Vận mệnh Trung Quốc:

Trung Quốc kể từ khi dùng chữ giản thể thì quốc gia chỉ là của chính phủ độc tài vơ vét của cải, bùng phát ham dục. Người dân chỉ còn là cái chấm nhỏ, dư luận bị phong tỏa, ngôn luận bị kiểm soát, pháp luật hà khắc là dùng để trị dân.

Ảnh minh họa: Mehrnews.

Bên trong chữ “Quốc” giản thể là chữ Ngọc (玉), còn có nghĩa là ông vua (王) cả ngày chỉ biết đếm của quý, tài sản của mình, những quan chức câu kết thành những tập đoàn tham nhũng, nhóm lợi ích, vơ vét của cải quốc gia làm tài sản cá nhân. Một quốc gia rừng vàng biển bạc, giang sơn gấm vóc đã bị vơ vét tàn phá sạch, chỉ còn lại đất đai trơ trụi, thuần phong mỹ tục bị phá hoại, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại, những di tích lịch sử, thắng địa danh lam bị tàn phá và bóp méo thành những điểm kinh doanh nham nhở, văn hóa truyền thống Trung Nguyên rực rỡ hàng ngàn năm chẳng còn sót lại chút nào.

Trong chữ “Quốc” giản thể là chữ Ngọc, thế nên quốc gia ngày nay chỉ biết đến tiền, đầy rẫy hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng, độc hại. Người người lừa lọc dối trá, vì chút lợi ích cá nhân mà làm hại lẫn nhau, tranh giành cướp đoạt, tranh quyền đoạt vị, thậm chí giết người đoạt mệnh. Xã hội đầy rẫy bạo lực, sắc dục, đâu đâu cũng thấy con người quay cuồng điên đảo chỉ vì tiền.

Chính quyền coi đồng tiền là trên hết, lợi ích lãnh đạo, lợi ích người cầm quyền là trên hết, thế thì người dân phải tất bật bôn ba mưu sinh, mệt mỏi khổ đau, ai còn muốn bảo vệ quốc gia nữa? Chính quyền như thế thử hỏi có thể tồn tại lâu dài được không?

Vận mệnh Đài Loan

Đài Loan vẫn duy trì sử dụng chữ “Quốc” chính thể, nghĩa là mỗi người vác một ngọn giáo (ngày nay là cây súng) để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, và cùng bảo vệ lợi ích chung quốc gia. Thế nên Đài Loan chỉ là một hòn đảo nhỏ chỉ bằng 1/10 diện tích Việt Nam, và dân số khoảng 23 triệu người nhưng vẫn vững vàng trước sự đe dọa “thống nhất bằng vũ lực” của Trung Quốc.

Người dân Đài Loan vui vẻ sống cuộc sống hạnh phúc mà quốc gia đem lại cho họ, cảm thấy tự hào về quốc gia mình, nên bảo vệ quốc gia một cách rất tự giác, xuất phát từ nội tâm. Vì vậy Đài Loan nhỏ bé lại là một nước văn minh, phát triển hàng đầu châu Á, nhưng vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp, nhân ái, đồng thời vững vàng không bị khuất phục trước cường quyền, trước sự đe dọa quân sự và dụ dỗ kinh tế. Một vùng đất như thế này ắt sẽ phát triển, hòa bình và thịnh vượng.

Ảnh: Smslawfirm.

Vận mệnh Hồng Kông

Hồng Kông trước kia vẫn sử dụng chữ chính thể, sau năm 1997 ‘trở về’ với Trung Quốc thì chữ giản thể dần dần thâm nhập, tuy nhiên người dân phần lớn vẫn sử dụng chữ chính thể.

Qua sự kiện người dân Hồng Kông chống luật dẫn độ và kết quả bầu cử hội đồng quận vừa qua thì chúng ta thấy rõ mấy điểm:

Thứ nhất, chính quyền Hồng Kông ‘trở về” với Bắc Kinh, được Bắc Kinh ủng hộ, hành xử như nội hàm chữ Quốc giản thể: Chính quyền độc tài, phớt lờ ý nguyện người dân, coi người dân chỉ là cái chấm nhỏ, tùy tiện trấn áp, bắt giữ, tra tấn, bức hại người dân.

Thứ hai, người dân Hồng Kông ‘trở về’ với giá trị truyền thống, nhân văn, yêu tự do. Họ hành xử theo nội hàm chữ Quốc chính thể, “mỗi người một ngọn giáo để bảo vệ đất đai ông bà tổ tiên”, bảo vệ giá trị nhân văn của nhân loại, như lời một cô bé học sinh trên đường phố: “Gia đình tôi thuộc tầng lớp tri thức Hồng Kông, hiện không hề gặp khó khăn gì. Nhưng tôi cùng bạn bè xuống đường đấu tranh vì một tương lai và nền dân chủ sau này cho tất cả người dân Hồng Kông – không chỉ cho gia đình tôi”.

Tương lai một dân tộc, một quốc gia (hoặc một vùng lãnh thổ) như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào thế hệ trẻ. Với những gì mà lớp trẻ Hồng Kông đang thực hiện, những giá trị đạo đức phổ quát mà người dân Hồng Kông đang gìn giữ thì chúng ta có thể tin tưởng một tương lai tốt đẹp cho Hồng Kông mà không một thế lực tà ác nào có thể hủy diệt nổi.

Xuân Thanh
Theo Góc nhìn cuộc sống

Video: Chúng ta hãy cầu nguyện cho Hồng Kông, vì lòng tốt sẽ quay trở lại…

videoinfo__video3.dkn.tv||80c3d7ec5__