Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!

Tháng 2 năm 1979, một lý do trọng yếu khiến Đặng Tiểu Bình đưa quân sang Việt Nam chính là để giải cứu chính quyền Khmer Đỏ ở Campuchia dưới sự lãnh đạo của Pol Pot đã bị quân đội Việt Nam lật đổ.

Từ ngày 17/4/1975 đến ngày 7/1/1979, Pol Pot nắm quyền ở Campuchia được 3 năm 8 tháng. Chỉ trong vỏn vẹn ba năm tám tháng, Pol Pot đã tiến hành những vụ đại thảm sát dưới danh nghĩa cách mạng, biến Campuchia, một quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé, thành địa ngục trần gian.

Ở đây, dựa trên bài báo “Pol Pot: Bài giáo huấn không xa” của Vương Hiểu Lâm và các tài liệu khác, chúng tôi sẽ cho quý vị biết sự thật về việc Pol Pot, người được ĐCSTQ giải cứu, đã điên cuồng tàn sát người dân như thế nào ở Campuchia.

Sự thật lịch sử kinh hoàng

Theo báo cáo từ Trung tâm Thu thập Dữ liệu Lịch sử Campuchia, với sự hỗ trợ của Mỹ, Úc và Hà Lan, họ đã tiến hành khảo sát tại 81 trong số 170 quận của Campuchia, và khai quật được gần 1,5 triệu bộ xương tại 9.138 khu mộ. Những người đàn ông chết vì bị hành quyết, vì làm việc quá sức, đói khát, suy dinh dưỡng và bệnh tật.

Cánh đồng chết Chung Ốc (Choeung Ek) nằm ở ngoại ô phía nam Phnom Penh, cách thành phố 15 km. Nơi đây từng là một đồn điền nhãn xinh đẹp, nhưng dưới thời Khmer Đỏ, nơi đây đã biến thành cánh đồng giết người thảm khốc và kinh hoàng đến cùng cực.

Năm 1980, 8.589 bộ hài cốt được khai quật từ các ngôi mộ tập thể tại đây. Năm 1988, chính phủ Campuchia đã xây dựng tháp tưởng niệm tại đây. Bên trong tòa tháp, phía sau lớp kính trong suốt có hơn 8.000 đầu lâu, được sắp xếp theo độ tuổi và giới tính từ dưới lên trên, tổng cộng có 17 tầng.

S-21 là trung tâm giam giữ và tra tấn lớn nhất cả nước của Campuchia. S-21 là viết tắt của “Văn phòng An ninh số 21” và là cơ quan an ninh tối bí mật của Khmer Đỏ. S-21 có trụ sở tại Nhà tù Tuol Sleng. Nhà tù nằm ở trung tâm thủ đô Phnom Penh, được cải tạo từ một trường trung học cũ, chủ yếu dùng để giam giữ, thẩm vấn và hành quyết tù nhân.

Theo các tài liệu lưu trữ được bảo quản, từ năm 1975 đến tháng 6 năm 1978, Nhà tù Tuol Sleng giam giữ tổng cộng 14.499 tù nhân: 154 vào năm 1975; 2.250 vào năm 1976; 6.330 vào năm 1977, và 5.765 vào nửa đầu năm 1978; nửa năm sau số liệu đã bị mất, dữ liệu chi tiết không thể được xác minh. Người ta ước tính có tổng cộng khoảng 20.000 tù nhân đã bị giam giữ trong nhà tù Tuol Sleng.

S-21 chiếu tướng mọi tù nhân mới vào, thậm chí ngay cả trước và sau khi họ bị tra tấn đều bị chiếu tướng, bất kể có thành tội chứng trong tương lai hay không. S-21 hiện đã được chuyển đổi thành Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng. Mỗi phòng giam đều treo đầy ảnh của các nạn nhân, từ những ông già tóc trắng ở độ tuổi 70 đến 80 cho đến những đứa trẻ sơ sinh.

Một số tù nhân bị giam giữ ở S-21 đã bị tra tấn đến chết tại đây, và nhiều người khác bị đưa đến Cánh đồng chết Chung Ốc để hành quyết. Theo tờ Tin tức Liên Hợp Quốc “United Nations News”, gần 1/4 dân số Campuchia đã bị thảm sát dưới sự bạo chính của Khmer Đỏ vào cuối những năm 1970.

Cuộc đại thanh tẩy của Pol Pot

Trong ba năm tám tháng Khmer Đỏ nắm quyền, thủ lĩnh tối cao của Khmer Đỏ, Pol Pot (người liên tiếp giữ chức tổng bí thư ĐCS Campuchia và thủ tướng Campuchia Dân chủ), đã phát động nhiều lần đại thanh trừng trong nội bộ đảng. Năm 1976, Pol Pot lo lắng nói trong một cuộc họp của đảng: “Thân thể Đảng đã sinh bệnh rồi.” Ông ta vừa dứt lời, lưỡi dao đồ tể đã chém xuống, hàng loạt những “người anh em” từng sát cánh chiến đấu với ông ta đều bị thanh trừng đẫm máu.

Hầu hết các lãnh đạo cao tầng của trung ương đều bị xử tử, trong đó bao gồm bộ trưởng Bộ Nội vụ, bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Thương mại, bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, bộ trưởng Bộ Xây dựng, bộ trưởng Bộ Công chính, bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyên truyền, nộ trưởng Bộ Tình báo, bộ trưởng Bộ Thông tấn, bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Nông trường Cao su, ủy viên Quốc vụ, phó chủ tịch thứ nhất, thứ hai; phó thủ tướng tổng quản kinh tế, thậm chí có hai vị là nhà sáng lập chính của ĐCS Campuchia, những “chiến hữu thân thiết” trước đây của Pol Pot là Phù Ninh và Hồ Vinh, đều không thoát khỏi vận mệnh bị tiêu diệt tận gốc.

Về phía quân đội, tất cả các quan chức của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Cách mạng Campuchia, ngoại trừ Tổng tham mưu trưởng Tống Thành, toàn bộ bị truy sát. Ngay cả Tống Thành cuối cùng cũng không thể thoát khỏi tai họa. Hơn mười năm sau, vào năm 1997, Pol Pot đã sát hại toàn bộ 11 người trong gia đình ông ta vì tội phản bạn.

Năm 1978, So Phim, ủy viên thường vụ Trung ương, bí thư Khu Đông cấp 4 của ĐCS Campuchia, bị nghi ngờ thông đồng với Việt Nam phát động chính biến, đã bị bắt cùng hơn 400 cán bộ và bị đưa đến nhà tù S-21 để tra tấn, trên đường đi ông ta đã giật súng của người áp giải và tự bắn mình. Phó thủ tướng Campuchia Dân chủ, Vorn Vet, bị bắt vì liên quan đến So Phim. Vorn Vet bị xử tử, hơn 400 cán bộ thủ hạ của So Phim toàn bộ bị hành quyết.

“Học trò giỏi” của Mao Trạch Đông

Pol Pot tên thật là Saloth Sar, sinh năm 1925 trong một gia đình nông dân giàu có ở tỉnh Kampong Thom, Campuchia. Những năm đầu đời, ông ta du học ở Pháp, tiếp xúc với chủ nghĩa Mác-Lê, đọc các tác phẩm của Stalin, Mao Trạch Đông và những người khác. Sau khi về nước, ông ta bắt đầu sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa cộng sản của mình.

Năm 1963, Pol Pot được bầu làm tổng bí thư ĐCS Campuchia. Từ năm 1952, Pol Pot đã nhiều lần sang Trung Quốc để được ĐCSTQ huấn luyện quân sự, chính trị và học tập lý luận chuyên chính giai cấp vô sản.

Khi Pol Pot đến thăm Trung Quốc từ tháng 11 năm 1965 đến tháng 2 năm 1966, các “nhà lý luận đắc lực” của Mao Trạch Đông là Trần Bá Đạt và Chương Xuân Kiều đã mô tả cho ông ta những lý luận về “thực tiễn cách mạng Trung Quốc”, về “quyền lực chính trị đến từ nòng súng”, về “kiên trì đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản”, về “Quốc tế cộng sản”. Khương Sinh, kẻ “côn đồ chính trị” trọng yếu nhất của Mao Trạch Đông còn giới thiệu cho ông ta một bộ “lý luận” diệt trừ nội gián. Dưới sự ủng hộ toàn lực của ĐCSTQ, Pol Pot đoạt được chính quyền vào ngày 17/4/1975, thành lập nước “Campuchia Dân chủ”.

Ngày 21/6/1975, Pol Pot đến thăm Trung Quốc và được Mao Trạch Đông tiếp kiến. Mao đích thân truyền thụ cho ông ta lý luận “tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính giai cấp vô sản”, gợi ý với ông ta “Luận về huyên chính toàn diện đối với giai cấp tư sản” và “Luận về nền tảng xã hội của tập đoàn phản đảng Lâm Bưu” do Diêu Văn Nguyên viết.

Mao nói với Pol Pot: “Chúng tôi tán thành các anh”, “Các anh về cơ bản là chính xác”.

Pol Pot nói: “Mao chủ tịch đã nói chuyện với chúng tôi về vấn đề lộ tuyến. Đây là một vấn đề rất trọng yếu và mang tính chiến lược. Từ nay trở đi chúng tôi nhất định phải tuân chiếu theo lời của ngài mà làm. Tôi từ thời còn trẻ đã học tập rất nhiều tác phẩm của Mao chủ tịch, đặc biệt là những tác phẩm có liên quan đến chiến tranh nhân dân. Mao chủ tịch đã chỉ đạo cho toàn đảng chúng tôi.”

Khmer Đỏ do Pol Pot lãnh đạo là một ví dụ về “xuất khẩu cách mạng” của Mao. Mao không những chỉ đạo Khmer Đỏ về mặt tinh thần, mà còn toàn lực hỗ trợ về vật chất cho Khmer Đỏ.

Theo thống kê của các học giả, chỉ riêng năm 1975, ĐCSTQ đã cung cấp ít nhất 1 tỷ đô la Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự không lãi suất cho Khmer Đỏ, cũng như 20 triệu đô la Mỹ dưới dạng “quà tặng” khác. Sự cai trị của Khmer Đỏ gần như hoàn toàn dựa vào sự giúp đỡ về vật chất, kỹ thuật và chuyên gia của ĐCSTQ mới có thể sinh tồn.

Một số học giả ước tính rằng, ĐCSTQ đã cung cấp ít nhất 90% viện trợ nước ngoài mà Khmer Đỏ nhận được.

Được sự chỉ đạo bởi lý luận của Mao, lại có được hỗ trợ vật chất của Mao, Pol Pot bắt đầu biến lý luận của Mao về “cách mạng giai cấp vô sản” và “tiếp tục cách mạng dưới chuyên chính giai cấp vô sản” thành hiện thực ở Campuchia.

Trong ba năm tám tháng, Pol Pot đã tiêu diệt toàn bộ giai cấp tư sản ở Campuchia, tiêu diệt ‘địa chủ cường hào’, tiêu diệt giai tầng trí thức, tiêu diệt giai cấp công nhân, tiêu diệt rất nhiều “tập đoàn phản cách mạng”, tiêu diệt tất cả các tôn giáo. Campuchia chỉ có lao động tập thể ở nông thôn, không có công nghiệp, không có cửa hàng, không có trường học, không có chùa chiền, không có tiền tệ, thậm chí ngay cả trao đổi hàng hóa cũng không có. Cả nước là một nhà tù phong kín, hầu như mỗi ngày đều giết người.

Vào tháng 2 năm 1976, Trương Xuân Kiều, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, đến thăm Campuchia. Ông ta đã ca ngợi Pol Pot: “Các bạn đã làm được điều mà cách mạng Trung Quốc không làm tới được.” Chỉ trong thời gian chưa đầy bốn năm, Campuchia đã một mạch bước theo con đường đẫm máu của ĐCSTQ, bao gồm cải cách ruộng đất, trấn phản, tam phản ngũ phản, túc phản, phản hữu, đại nhảy vọt, công xã nhân dân, cách mạng văn hóa của ĐCSTQ, tất cả cùng một lúc.

Việt Nam xuất binh tới giúp Campuchia

Khmer Đỏ đã giết hại rất nhiều rất nhiều người, không chỉ giết người Khmer, mà còn giết cả người Việt Nam, người Hoa, người Chăm theo đạo Hồi, v.v.

Khi Khmer Đỏ lên nắm quyền vào năm 1975, có khoảng 600 ngàn người Hoa ở Campuchia. Đến khi chính quyền Khmer Đỏ tàn bạo kết thúc vào năm 1979, chỉ còn lại 300 ngàn người. Khmer Đỏ đã tàn sát khoảng 100 ngàn đến 500 ngàn người Chăm theo đạo Hồi.

Ngày 18 tháng 4 năm 1978, Khmer Đỏ đưa quân xâm chiếm xã Ba Chúc, huyện Tri Tông, tỉnh An Giang Việt Nam, đã triển khai một vụ đại thảm sát điên cuồng, khiến ít nhất 3.157 người thiệt mạng. Khmer Đỏ đã giết hại tới hơn 20 ngàn người Việt Nam với thủ đoạn cực kỳ dã man tàn nhẫn.

Cuối năm 1978, Việt Nam thông báo Pol Pot đang chuẩn bị sử dụng 10 sư đoàn để phát động một cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam khác. Trong bối cảnh đó, ngày 7/12/1978, ĐCS Việt Nam đã quyết định tấn công bè lũ Pol Pot. Vào ngày này, 200 ngàn quân tình nguyện Việt Nam cùng với cán bộ, chiến sĩ Campuchia bị bức lưu vong sang Việt Nam đã tiến thẳng qua biên giới, nhanh chóng đánh bại quân đội Khmer Đỏ. Ngày 7/1/1979, họ chiếm được Phnom Penh, lật đổ chế độ Pol Pot.

Cùng ngày, Heng Samrin, chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Thống nhất Dân tộc cứu nước Campuchia, đã có thư gửi người dân. Ngày hôm sau, 8/1, Ủy ban Nhân dân Campuchia được thành lập, bắt đầu thực thi quyền lực quốc gia Campuchia. Heng Samrin là chủ tịch Ủy ban Nhân dân.

Ngày 7 tháng 1, ngày mà chính quyền Khmer Đỏ bị lật đổ, hiện đã trở thành ngày lễ quốc gia ở Campuchia, còn được gọi là Ngày Chiến thắng nạn diệt chủng. Vào ngày này hàng năm, Campuchia đều cử hành những hoạt động lễ hội lớn.

Trung Quốc đưa quân tới Việt Nam để giải cứu Khmer Đỏ

Khi quân đội Việt Nam tiến vào Phnom Penh, khiến Pol Pot hoảng sợ bỏ chạy, các nhà ngoại giao của Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia do Đại sứ Tôn Cương lãnh đạo đã rút vào rừng nguyên sinh phía tây Campuchia cùng với tàn quân của Pol Pot. Tôn Cương và các nhà ngoại giao khác của ĐCSTQ đã xây ba túp lều tranh trong rừng làm “đại sứ quán” lâm thời, sống bằng cách ăn thịt voi và động vật hoang dã. Họ vì “kiên thủ cương vị ngoại giao” trong 47 ngày, 7 người suýt chết đói và chết bệnh. 

Hơn một tháng sau khi quân đội Việt Nam chấm dứt nạn diệt chủng Khmer Đỏ ở Campuchia, ngày 7/2/1979, Đặng Tiểu Bình hạ lệnh xuất binh để “dạy” Việt Nam một bài học, nhằm giải cứu Khmer Đỏ trong nguy nạn.

Tội phạm diệt chủng

Năm 2003, chính phủ Campuchia đạt được thỏa thuận với Liên Hợp Quốc thành lập một tòa án đặc biệt để xét xử Khmer Đỏ. Năm 2007, Tòa án đặc biệt của Tòa án Campuchia do Liên Hợp  Quốc và Campuchia đồng thành lập đã lần lượt bắt giữ Nuon Chea, phó bí thư Trung ương ĐCS Campuchia, chủ tịch Đại hội nhân dân toàn quốc Campuchia Dân chủ, ngoại trưởng Ieng Sary, chủ tịch nước Khieu Samphan và những người khác.

Nuon Chea và Khieu Samphan bị buộc tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh, bị kết án tù chung thân. Ieng Sary chết vì bệnh trong thời gian thẩm phán. Pol Pot, nhân vật hàng đầu của Khmer Đỏ, chết vì bạo bệnh năm 1998. Một số tội phạm được đưa ra xét xử ở trên, cũng như Pol Pot đã chết trước phiên tòa, đều là thượng khách của ĐCSTQ.

Lấy Pol Pot làm ví dụ. Khi Pol Pot đến thăm Trung Quốc vào ngày 28 tháng 9 năm 1977, Hoa Quốc Phong, chủ tịch Trung ương ĐCSTQ, thủ tướng Quốc vụ viện, chủ tịch Quân ủy Trung ương đã đích thân đến sân bay nghênh tiếp.

Tờ Nhân dân Nhật báo đăng bài xã luận “Nồng nhiệt chào đón các chiến hữu Campuchia”, trong đó viết: “Trong niềm vui được gặp gỡ các chiến hữu, hơn 100 ngàn người đã tập trung tại sân bay, quảng trường Thiên An Môn và trước Nhà khách, ca hát nhảy múa”, nhiệt liệt hoan nghênh Pol Pot đến thăm.

ĐCSTQ thực sự đã chào đón một kẻ sát nhân điên cuồng với nghi thức trang trọng nhất. Kỳ thực, ĐCSTQ là gì? Câu hỏi này đáng để cho mỗi hậu duệ tôn tử của Viêm Hoàng phải suy ngẫm.

Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch