Tóm tắt bài viết
Đằng sau mỗi câu thành ngữ đều chứa đựng một câu chuyện, một giai thoại sâu sắc và ý nghĩa, là tinh hoa của văn hóa cổ đại. Chuyên mục Câu chuyện thành ngữ - Thời báo Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những câu thành ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, như một sự nâng niu, giữ gìn và trân quý nét đẹp văn hóa truyền thống của người xưa.
(thiếu lời dẫn….)
Vào cuối triều Đông Tấn (317-420 sau Công nguyên), Lương Hoàng đế ham mê tửu sắc, phó mặc chính sự cho bọn hoạn quan.
Các quan lại trong triều theo đó cũng tự chạy theo cuộc sống xa hoa nhung lụa, tham ô vơ vét của cải cho bản thân, không quan tâm tới việc nước.
Trong suốt thời kỳ đen tối và hỗn loạn này, kẻ học thức trở nên bi quan, chẳng nhìn thấy tiền đồ của bản thâm, thậm chí còn cho rằng mình có thể mất đầu bất cứ lúc nào.
Cũng vì lẽ đó, họ chỉ biết tìm vui trong men rượu. Vương Thẩm là một trong số những người này.
Ở tuổi 20, tài năng của Vương Thẩm đã nổi tiếng khắp nơi. Chú của ông – Phan Ninh, là một nhà kinh tế và nho học, đã khen ngợi sự tự tin của Vương và nói Vương Thẩm có tiềm năng trở thành một nhân vật mẫu mực trong tương lai.
Tuy nhiên, Vương Thẩm vì thất vọng với chế độ tệ mạt mà buông bỏ hết ý chí, chỉ còn biết nuông chiều bản thân trong rượu.
Trong sách “Thế Thuyết Tân Ngữ” (Ghi chép mới về các câu chuyện thế giới), một bộ sưu tập các câu chuyện của Lưu Nghĩa Khanh (khoảng năm 403 sau Công nguyên), mô tả, uống rượu có thể khiến Vương Thẩm du nhập vào một trạng thái thăng hoa tuyệt vời.
Thành ngữ “dẫn nhân nhập thắng” (Người cuốn theo cảnh đẹp) được chuyển thể trong chương 23 Nhâm Đản của sách Thế Thuyết Tân Ngữ (1) được viết trong thời Nam Bắc triều (420-589 sau Công nguyên).
Thành ngữ 引人入勝 (Dẫn nhân nhập thắng) được phát triển từ câu chuyện trên. Diễn giải tên chữ nghĩa của nó là dẫn một người tới cảnh đẹp. Thành ngữ này được dùng để chỉ điều gì đó lôi cuốn, hấp dẫn, mê hoặc, hoặc thú vị.
Ngày nay, người ta thường sử dụng thành ngữ này để mô tả một điều tuyệt đẹp, hấp dẫn, hay lôi cuốn, ví dụ như một câu chuyện, một cuốn tiểu thuyết, một màn trình diễn, một bộ phim, âm nhạc .v.v…
Ghi chú:
Sách “Thế Thuyết Tân Ngữ (Ghi chép mới về các câu chuyện thế giới)” được Lưu Nghĩa Khanh (403-444 sau Công nguyên) vào thời Nam – Bắc triều (420-589 AD). Cuốn sách này chứa hơn 1.130 giai thoại lịch sử và phác họa hàng trăm văn nhân, nhạc sĩ, hoạ sĩ sống ở thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 4.
Theo Epoch Times
Ánh Trăng biên tập
Xem thêm: