Phần 2 – Thời kỳ Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung

Từ năm 574, khi Vũ Đế hạ chiếu diệt Phật Đạo lưỡng giáo, đến năm 579 và 580, khi Phật Đạo lưỡng giáo được khôi phục trở lại, thời gian mất khoảng năm hoặc sáu năm. Tuy nhiên, Vũ Đế đã đột ngột qua đời vào năm thứ tư sau khi hạ lệnh tiêu diệt Phật Đạo lưỡng giáo, khi mới 35 tuổi.

Sau khi Phật giáo trải qua pháp nạn dưới thời Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, đã nghênh đón một thời kỳ đại phát triển, do các vương đế của thời đại Bắc Ngụy tôn sùng, quy mô của Phật giáo trong lãnh thổ của Bắc Ngụy đã tấn tốc mở rộng. Trước tiên là Văn Thành Đế ở Bình Thành (Đại Đồng) đã khai tạc hang đá Vân Cương, sau này, vào thời kỳ Hiếu Văn Đế đã khai tạc hang đá Long Môn ở ngoại ô phía nam Lạc Dương, thậm chí đến nay vẫn còn bảo tồn các khám thờ, tượng Phật, hội họa, bia khắc đề kỳ v.v. liên quan đến Phật giáo đương thời. 

Đến cuối thời Bắc Ngụy, có tới ba vạn ngôi chùa miếu trong lãnh thổ Bắc Ngụy, tăng ni xuất gia tổng cộng ước khoảng hai trăm vạn người. Căn cứ theo “Văn Hiến Thông Khảo – Quyển 10” ước tính, đương thời tổng số nhân khẩu của Bắc Ngụy ước không vượt quá hai ngàn vạn người. Cũng chính là nói, cả nước có khoảng 10% người xuất gia làm tăng ni. 

Nhưng vào cuối thời Bắc Ngụy, gánh nặng thuế má và lao dịch đối với dân chúng ngày càng nặng nề, nhưng tăng nhân không cần nộp thuế cho quan, cũng không cần phải chịu lao dịch, vì vậy xuất hiện rất nhiều người vì để tránh thuế má và lao dịch, mà xuất gia giả làm tăng nhân. Do đó, tại các tự viện Phật giáo thời đó, bắt đầu xuất hiện nhiều hành vi đi chệch khỏi mục đích tu tập.

Ví dụ, vào thời hoàng đế Cao Tông triều Bắc Ngụy, bắt đầu thiết lập các “tăng hộ”, tức là một bộ phận người dân được tổ chức thành các gia đình tăng ni, cư dân tăng hộ không cần nộp thuế cho chính phủ hoặc phục vụ lao dịch, nhưng họ cần nộp lương thực cho nhà chùa, giúp việc cho nhà chùa. Số lương thực nộp cho nhà chùa ban đầu là dùng để giúp đỡ các nạn nhân thiên tai, nhưng sau đó xuất hiện tình huống một bộ phận tăng nhân lấy lương thực do các “tăng hộ” nộp làm của riêng để kiếm lời. Ngoài ra, do số lượng chùa nhiều và quy mô lớn, nên các chùa chiến đó chiếm dụng nhiều ruộng đất điền sản, trở thành thế phiếm lạm.

Năm 534 sau Công Nguyên, triều đại Bắc Ngụy sụp đổ, phân chia thành Tây Ngụy và Đông Ngụy, sau đó Bắc Chu thay thế Tây Ngụy, Bắc Tề thay thế Đông Ngụy. Sự thay đổi chính quyền dường như không tạo thành ảnh hưởng quá lớn đến Phật giáo, nhìn bề ngoài, văn hóa tu Phật hướng Đạo ở miền bắc Trung Quốc đang thịnh hành, ở miền Nam cũng không thua kém, khắp nơi có hàng triệu tăng lữ xuất gia, chùa chiền tạo tượng khắp nơi đều có, sau đó một nguy cơ khác liền đến.

Vào năm Thiên Hòa thứ hai của triều Bắc Chu (năm 567), thời kỳ Chu Võ Đế Vũ Văn Ung, do số lượng tăng nhân quá nhiều ảnh hưởng đến thu nhập quốc khố, Vệ Nguyên Tung của Đạo giáo đã trình một lá thư thỉnh giảm thiểu số lượng chùa chiền và tăng nhân. Đối với tam giáo Nho – Thích – Đạo, bản thân Vũ Đế chuộng Nho giáo hơn, ông từng nhiều lần mới các Nho quan, tăng nhân và đạo sĩ tiến hành biện luận tại triều đình, thảo luận về ưu nhược điểm của tam giáo Nho – Thích – Đạo (Thích giáo là Phật giáo của Thích Ca Mâu Ni). Vào năm Kiến Đức thứ 2 (năm 573), Võ Đế đã định ra thứ tự của tam giáo là: Nho giáo xếp thứ 1, Đạo giáo xếp thứ 2, Phật giáo xếp thứ 3. Đến tháng 5 năm Kiến Đức thứ 3 (năm 574), Vũ Đế hạ chỉ: cấm chỉ hoạt động của Phật giáo và Đạo giáo, các kinh thư liên quan đến Phật Đạo lưỡng giáo, các tạo tượng đều bị tiêu hủy, tăng nhân và đạo sĩ toàn bộ phải hoàn tục.

Sau khi nghe tin, không ngừng có các tăng nhân hướng tới Vũ Đế can gián, một hòa thượng tên là Tĩnh Ái đến trước đại điện của Vũ Đế, dẫn kinh cứ điển, hướng tới Vũ Đế mà phân trần đạo lý, phản đối cấm chỉ Phật giáo, bách quan văn võ đứng một bên đều cảm thấy lo lắng cho ông, bên kia là hòa thượng Tăng Mãnh, với ngôn ngữ kịch liệt, cao giọng tranh luận với Vũ Đế, đều không thể thay đổi quyết định cấm chỉ Phật giáo của Vũ Đế.

Năm 577, Vũ Đế bình định Bắc Tề, ngay lập tức tại thủ đô của Bắc Tề (nay là huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Bắc), triệu tập đến đại điện 500 tăng nhân, trước mặt tăng chúng tuyên bố công khai chính sách cấm chỉ Phật giáo tại Bắc Tề.

Lúc này, hòa thượng Huệ Viễn lên tiếng tranh luận với Vũ Đế, Huệ Viễn nói: “Bệ hạ dựa vào quyền lực trong tay để hủy hoại Phật giáo, lẽ nào không sợ tương lai hạ địa ngục sao?” Vũ Đế tức giận nói: “Nếu bách tính có thể an lạc, ta không sợ hạ địa ngục.” Huệ Viễn từ tốn nói: “Bệ hạ hủy hoại Phật giáo, tạo ra khổ nghiệp, bách tính cũng phải chịu tai ương, ở đâu có được an lạc?” Vũ Đế không thể hồi đáp, nhưng cuối cùng vẫn quyết định tiến hành chính sách cấm chỉ Phật Đạo lưỡng giáo trên lãnh thổ Bắc Tề. 

Kết quả là, ba triệu tăng nhân dưới triều đại Bắc Tề bị cưỡng hành hoàn tục, tượng Phật bị nấu chảy, kinh Phật bị thiêu hủy, ước khoảng bốn vạn ngôi chùa miếu bị tịch thu để ban thưởng làm điền sản cho các vương công, tài sản trong chùa miếu bị tịch thu nhập quan phủ. Nhậm Đạo Lâm, một tăng nhân xuất gia, đã nhiều lần gửi thư, hy vọng Vũ Đế thu hồi mệnh lệnh, nhưng đều không được dung nạp. 

Trước tình hình đó, những người đương sơ không chân tâm tu hành, đã bắt đầu hoàn tục và tản đi, nhưng những người chân tâm tu hành thì vẫn kiên trì như cũ, tuy bề ngoài hoàn tục, nhưng thực sự vẫn tiếp tục tu hành, ví như Pháp Thượng, Đàm Sùng, Pháp Thuần v.v.; còn có tăng nhân ẩn tàng trong núi rừng tiếp tục tu hành, ví như Đàm Tương, Tĩnh Uyên, Phổ An v.v.; cũng có người chạy sang Trần triều ở Giang Nam, như trí giả đại sư Đàm Thiên, Tĩnh Tung v.v.

Năm 578, Vũ Đế khi đang Bắc phạt đột nhiên ngã bệnh trên đường, và qua đời vào ngày ông trở về Lạc Dương, tuổi mới 35. Sau khi Bắc Chu Tuyên Đế lên ngôi, theo tấu thỉnh của kỳ quốc công Hộc Tư Trưng và các đại thần khác, Phật giáo và Đạo giáo được sơ bộ khôi phục vào năm 579. Năm 580, Bắc Chu Tĩnh Đế mới 8 tuổi lên ngôi, được quốc công Dương Kiên phụ chính, nắm trong tay quyền lực của triều đình, bản thân Dương Kiên tin tưởng Phật giáo, với sự hỗ trợ của ông, Phật Đạo lưỡng giáo chính thức được khôi phục.

Năm 581 (năm Khai Hoàng đầu tiên), Dương Kiên thay thế triều Bắc Chu, kiến lập nhà Tùy, ngay khi đăng cơ, ông liền hạ chiếu phục hưng toàn diện Phật Đạo lưỡng giáo, đồng thời xây dựng các tự viện và đạo quán tại Ngũ Nhạc và các danh sơn danh xứ khác, dành cho tăng nhân và đạo sĩ tu hành. Sau đó, Dương Kiên còn nhiều lần hạ chiếu chấn hưng Phật giáo. Một cao trào khác trong sự phát triển của Phật giáo lại đến, đồng thời, nhà Tùy cũng bước vào thời kỳ khai hoàng thịnh thế của Tùy Văn Đế (Dương Kiên).

Từ năm 574, khi Vũ Đế hạ chiếu diệt Phật Đạo lưỡng giáo, đến năm 579 và 580, khi Phật Đạo lưỡng giáo được khôi phục trở lại, thời gian mất khoảng năm hoặc sáu năm. Tuy nhiên, Vũ Đế đã đột ngột qua đời vào năm thứ tư sau khi hạ lệnh tiêu diệt Phật Đạo lưỡng giáo, mặc dù đương thời xác thực tồn tại vấn đề với các tăng đoàn Phật giáo, nhưng vẫn có không ít tăng nhân chân tâm tu hành. Phật Đạo lưỡng giáo nguyên là chính pháp, trấn áp chính pháp tội không hề nhỏ, và báo ứng cũng đến rất nhanh.

Căn cứ điển tịch Phật giáo triều Đường “Pháp Uyển Châu Lâm” ghi chép, hơn mười năm sau, vào năm thứ mười một của hoàng đế khai quốc triều Tùy, Triệu Văn Xương, chủ quản chùa Đại Phủ, đột nhiên bạo tử, duy có trái tim của ông vẫn còn hơi ấm. Người nhà sợ hãi không dám nhập liệm, sau đó ông đột nhiên sống lại. Triệu Văn Xương từng là thị vệ của Bắc Chu Vũ Đế, sau khi sống lại, ông ấy nói rằng đã nhìn thấy Vũ Đế trong căn phòng cạnh cửa, bị kiềm tỏa trong ba lớp khóa. Vũ Đế nói với ông: “Ngươi là bầy tôi cũ của ta, khi ngươi quay trở lại, hãy thay ta nói rõ với Tùy Đế rằng, các tội trạng khác của ta đều có thể biện bạch, duy chỉ có trọng tội diệt Phật pháp là không thể được xá miễn, hy vọng Tùy Đế giúp ta kiến lập một chút công đức nhỏ. Hy vọng thông qua những thiện sự này, giúp ta có thể thoát khỏi địa ngục.” Triệu Văn Xương sau khi sống lại, liền đem chuyện này tấu lên hoàng thượng, Văn Đế mệnh lệnh cho người trong thiên hạ bỏ tiền ra làm pháp sự tụng kinh cho Chu Vũ Đế, thiết lập 3 ngày đại tế. Căn cứ vào ghi chép này, có thể thấy đại tội diệt Phật không chỉ bị báo ứng ở dương gian, mà đến âm gian cũng không cách nào trốn thoát.

Từ lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc mà xét, sự truyền bá của chính pháp không chỉ giúp những người tu luyện có ý chí thăng hoa, mà còn có thể khởi tác dụng dẫn dắt mọi người hướng thiện, đề cao đạo đức, ổn định xã hội. Những người làm chính trị nên cổ động những người chân tu hướng thiện, tôn trọng và hoằng dương chính pháp, đây là hạnh của quốc gia, là phúc của trăm họ. (còn tiếp)

Tài liệu tham khảo: “Ngụy Thư – Thích Lão Chí”; “Ngụy Thư – Thôi Hạo Truyền”; “Văn Hiến Thông Khảo – tập 10”; “Chu Thư – Vũ Đế Bổn Ký”; “Tục Cao Tăng Truyền – Tập 24”; “Chu Thư – Tĩnh Đế Bổn Ký”; “Thích Văn Ký – quyển 38”; “16 Quốc Bắc Triều Nhân Khẩu Khảo Sát”; “Pháp Uyển Châu Lâm”

Tác giả: Cổ Phong, Epoch Times, Hương Thảo biên dịch