Trên mảnh đất Thần Châu rộng lớn, Phật giáo đã trải qua bốn lần Pháp nạn, nhưng không có Pháp nạn nào triệt để và tà ác như việc ĐCSTQ hủy diệt Phật giáo, Phật giáo tại Trung Quốc ngày nay chỉ còn là danh tồn thực vong. 

Lịch sử Trung Quốc qua các triều đại từ xưa đến nay, Phật giáo đã trải qua bốn lần Pháp nạn, nhưng khi luận về phạm vi, mức độ, thủ đoạn, và thời gian kéo dài, đều không thể sánh được về mức độ bức hại và hủy diệt đối với Phật giáo kể khi ĐCSTQ thiết lập chính quyền. Thủ đoạn diệt Phật của ĐCSTQ biến hóa đa đoan và lấn lướt theo thời gian, có lúc thì hung tàn man rợ, có khi đầy tính mưu ma chước quỷ, dối trá lừa gạt. Mục tiêu tối chung của nó là: Tiêu hủy tất cả các tôn giáo hiện hữu trên Địa cầu, tiêu hủy tín ngưỡng của con người đối với Thần.  

“Tam Vũ nhất Tông” và ĐCSTQ: Ai tàn bạo hơn?

Tại mảnh đất Thần Châu, Phật giáo đã trải qua bốn lần Pháp nạn, đều không có Pháp nạn nào triệt để và tà ác bằng ĐCSTQ tiêu diệt Phật giáo.

Bốn lần Pháp nạn của Phật giáo trong lịch sử do ba vị hoàng đế có có hiệu là “Vũ” và một vị hoàng đế có hiệu là “Tông”, nên còn được gọi là “Tam Vũ nhất Tông”. Nguyên nhân khiến bốn vị hoàng đế này đàn áp Phật giáo chủ yếu là vì cần tư kim và binh nguyên để chiến đấu, mà Phật giáo đương thời đều cực kỳ hưng thịnh, chùa chiền giàu có và có rất nhiều tăng nhân, hoàng đế muốn huy động những tăng nhân đó vào quân đội, do vậy tịch thu tài sản của nhà chùa và cưỡng bách tăng nhân hoàn tục làm binh lính – một mũi tên trúng hai đích. Bắc Ngụy Thái Vũ Đế và Đường Vũ Tông thì còn bởi những nguyên nhân phức tạp, vì tín ngưỡng Đạo giáo mà nghe người khác xúi giục đàn áp Phật giáo.

Trong số bốn lần kiếp nạn này, lần ngắn nhất kéo dài chỉ 8 tháng, và lần dài nhất cũng không quá 6 năm. Nhưng kể từ khi ĐCSTQ soán đoạt quyền lực, nó đã liên tục trừ khử mọi vật thể hữu hình và ý thức tín ngưỡng vô hình hiện hữu của tôn giáo, cho đến nay vẫn không dừng lại; bất luận về phạm vi, mức độ, thủ đoạn hay thời gian đều là vô tiền tuyệt hậu, khiến cho Phật giáo chỉ còn tồn tại ở Trung Quốc trên danh nghĩa.

Các thủ đoạn diệt Phật của ĐCSTQ biến hóa đa đoan và ngày càng lấn lướt theo thời gian, khi thì hung tàn man rợ, khi thì dối trá lừa phỉnh, đầy mưu ma chước quỷ.

Chính sách tôn giáo bất biến của ĐCSTQ: Cuối cùng xóa bỏ mọi tôn giáo

ĐCSTQ tự xưng là một đảng vô thần luận, nhưng “Tuyên ngôn Cộng sản đảng” của nó minh thị rõ ràng rằng ĐCSTQ thực sự là một tổ chức tà giáo tín phụng thứ u linh tà thuyết đến từ phương Tây, với bản chất cừu thị, thù địch với hết thảy các tôn giáo và nguyện vọng tín ngưỡng của nhân loại. Theo các nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, Diệp Tiểu Văn, khi đó là người đứng đầu Cục Quản lý Nhà nước về các vấn đề tôn giáo của ĐCSTQ, đã đề cập đến các chính sách tôn giáo của ĐCSTQ trong một bài phát biểu nội bộ vào tháng 8 và tháng 9 năm 1999, tuyên xưng rằng một mục tiêu trọng yếu và nhiệm vụ tối chung gian khổ hơn của Cộng sản đảng là phải xóa bỏ tất cả các tôn giáo và tín ngưỡng đối Thần của nhân loại trên Địa cầu.

Để đạt được mục tiêu tiêu diệt Phật giáo, ĐCSTQ biết rằng nếu chỉ dựa vào những thủ đoạn như phá hoại chùa chiền, đốt kinh sách và cưỡng bức các tăng nhân hoàn tục thì không thể hoàn thành nhiệm vụ, mà cần sử dụng tà chiêu của u linh được truyền thụ từ phương Tây. Lê-nin từng nói rằng “pháo đài dễ đánh phá nhất là từ ​​bên trong”. Là hậu duệ của chủ nghĩa Mác-Lê, ĐCSTQ tự nhiên coi đó là kim chỉ nam, dụng thâm kế này để đối phó với Quốc dân đảng, lật đổ chính quyền hợp pháp và chiếm lĩnh Trung Quốc đại lục.

ĐCSTQ lại dùng chiêu này dùng để đối phó với Phật giáo, vốn không có bất kỳ năng lực chống trả nào; làm sụp đổ Phật giáo từ bên trong chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng ĐCSTQ triệt tiêu Phật giáo thì coi như xong việc, đó là đánh giá quá thấp sự tà ác của ĐCSTQ. Nó bảo lưu lại hình thức bề ngoài của Phật giáo, nhưng hủy diệt nội hàm và tinh túy chân chính của Phật giáo, thay thế nó bằng văn hóa đảng của ĐCSTQ, khiến cho Phật giáo hiện đại chỉ như một lớp họa bì, bị ĐCSTQ khoác lên mình, dùng nó để mê hoặc thế nhân.

ĐCSTQ vẫn bảo lưu hình thức bề ngoài của Phật giáo, nhưng phá hủy nội hàm và tinh túy chân chính của nó, thay thế nó bằng văn hóa đảng của ĐCSTQ, khiến cho Phật giáo hiện đại chỉ như một lớp họa bì, bị ĐCSTQ khoác lên mình để mê hoặc thế nhân. Bức ảnh chụp một tăng nhân tham dự Lưỡng Hội của ĐCSTQ vào ngày 8 tháng 3 năm 2013. (Feng Li / Getty Images)

Thời kỳ ĐCSTQ mới thống trị: những người bất phục bị xử lý nghiêm khắc, nội bộ tan rã

Linh mục người Bỉ Raymond J. de Jaegher đến Trung Quốc vào khoảng năm 1930 để truyền giáo, và rời Hoa lục vào năm 1949. Trong hồi ký sau này của mình, ông viết về kinh nghiệm mà ông đã tận mắt chứng kiến: “Tôi thấy đảng Cộng sản đến đâu, nhất định nơi đó Phật giáo bị tịch thu tài sản, hòa thượng bị tàn sát, hoặc bị trục xuất khỏi chùa, hoặc biến họ thành hành khất, khiến người dân mất đi sự an ủi tinh thần đã có từ trăm ngàn năm”.

ĐCSTQ không dừng tay sau khi nắm chính quyền, tiếp tục hủy chùa đốt kinh, tịch thu tài sản của chùa chiền, cưỡng bức các tăng ni tham gia lao động và học tập tư tưởng Mác-Lê, thậm chí còn buộc họ phải kết hôn hoàn tục; Ví dụ trong năm 1951, vào đêm trước ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, trưởng Liên hội Phụ nữ Hồ Nam – Trường Sa lệnh cho các nhà sư nữ toàn tỉnh phải “quyết định kết hôn” nội trong vài ngày. Các nhà sư nam bất tuân theo mệnh lệnh của ĐCSTQ đã bị đưa ra mặt trận làm bia đỡ đạn trong Chiến tranh Triều Tiên.

Lão hòa thượng Hư Vân thuộc thế hệ đại cao tăng cuối thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, từ Từ Hi Thái hậu đến Tôn Trung Sơn và Tương Trung Chính tiên sinh đều vô cùng tôn kính. Nhưng dưới sự cai trị của ĐCSTQ, vị lão hòa thượng đức cao vọng trọng không tranh với đời này đột nhiên bị coi là “phần tử phản cách mạng” trong cuộc vận động “trấn phản” năm 1951 của ĐCSTQ. Quân đội và cảnh sát đã xông vào tự viện, đánh đập lão hòa thượng đã 112 tuổi. Ông bị đập vào đầu tới tóe máu, xương sườn bị gãy. Ngày hôm sau, khi thấy lão hòa thượng Hư Vân vẫn chưa chết, họ tiếp tục đánh đập ông, rồi khóa ông trong phòng sư trụ trì, không cho ăn, để ông tự sinh tự diệt. 26 nhà sư khác trong chùa đã bị bắt và bị giam cầm tại huyện thành. Lão hòa thượng nhắm mắt bất động, tám ngày sau mới xuất định, chứng kiến tất cả những gì ông làm cả đời đã bị ĐCSTQ hủy tất đãi tận.

Lão hòa thượng Hư Vân, vị cao tăng vào cuối thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Hòa thượng Phật Nguyên vì để rửa sạch tội danh cho Hư Vân, đã thỉnh cầu người dân khắp nơi chuyển tin tức cho các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ từ Bắc Kinh hạ lệnh thả người, mới tạm thời dừng lại cơn phong bạo. Nhưng vào năm 1958, lão hòa thượng Hư Vân, lúc này đã 119 tuổi, bị đả thành “hữu phái”, bị nhốt vào “chuồng bò”, cuối cùng ông mang thân thể già yếu, bệnh tật mà ly thế. Còn hòa thượng Phật Nguyên, người vì ông mà bôn tẩu cầu xin, cũng bị liên lụy và bị giam vào ngục cấm trong ba năm. Một hòa thượng khác tên là Định Trì, người đã thay Hư Vân mà nói lời công đạo, cũng đồng dạng bị gán cho là “hữu phái” và bị bỏ tù 5 lần.

ĐCSTQ một mặt đàn áp dã man những người xuất gia tu hành trì giới, mặt khác lại tích cực khuyến khích thành lập các tổ chức Phật giáo. Năm 1952, ĐCSTQ cử Trưởng ban Công tác Mặt trận Thống nhất tham gia triệu khai hội nghị thành lập “Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc” (gọi tắt là “Trung Hiệp Hội”).

Hội nghị đã thảo luận những nghị đề về tôn chỉ, nhiệm vụ và tổ chức của Hiệp Hội, những cái được gọi là “đề xuất của giáo đồ” về “tự do tín giáo, tăng ni kết hôn, uống rượu ăn thịt, đều nên làm, ai cũng không thể quản”, những kiến nghị như “phế trừ thanh quy giới luật” v.v., lấy lý do là vì những quy định đó “hại chết không biết bao nhiêu nam nữ thanh niên”. Mặc dù những ý kiến hoang đường như vậy đã bị khước từ trước sự phản đối của vị đại lão hòa thượng Hư Vân, nhưng ma chướng của các tăng ni tu hành bại hoại không dừng lại ở đó, mà tiếp tục gặm nhấm ăn mòn và làm mục nát các đệ tử của Phật môn.

“Thư khởi xướng của Trung Quốc Phật giáo Hiệp Hội Thư” được phát hành sau cuộc họp nêu rõ rằng hiệp hội được thành lập phải nằm “dưới sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân” tích cực tham gia sản xuất, xây dựng và thực hiện triệt để các chính sách của chính phủ. Nói cách khác, mặc dù Trung Hiệp hội được thành lập vào năm 1953 dưới cái danh “Phật giáo”, nhưng về bản chất, nó là một tổ chức chính trị thế tục, dưới sự lãnh đạo của chế độ chuyên chính vô thần của ĐCSTQ và là một tổ chức liên kết phục vụ các chính sách của ĐCSTQ. 

Mặc dù Trung Hiệp Hội được thành lập vào năm 1953 với cái danh “Phật giáo”, nhưng về bản chất, nó là một cơ cấu chính trị có tính thế tục, chịu sự lãnh đạo của chính quyền chuyên chính vô thần luận của ĐCSTQ, và là một tổ chức trực thuộc phục vụ các chính sách của ĐCSTQ. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Những nhân sĩ tôn giáo và hoa thượng chính trị này tiếp thụ sự lãnh đạo của ĐCSTQ, có thể vì nhu cầu phối hợp với chính sách của ĐCSTQ tại những thời kỳ khác nhau mà biên tạo ra nhiều thuyết pháp hoang đường, ví như: “Tôn giáo là chân lý, xã hội chủ nghĩa cũng là chân lý”, “bên này hay bên kia đều không mâu thuẫn” v.v., thậm chí cả những ngôn từ bất nhân, như “giết bọn phản cách mạng là từ bi cường đại”… đều dám nói.

Trung Hiệp hội cho đến nay đã trải qua mười phiên họp, và hầu hết bảy vị Hội trưởng trước và sau đều do các pháp sư hoặc trưởng lão đảm nhiệm, trong đó có tới ba người có chức danh chính trị. Đó là: Hỷ Nhiêu Gia chủ trì khóa 2, 3; Triệu Phác Sơ chủ trì khóa 4, 5, 6; Thích Học Thành chủ trì khóa 9. Hiện vẫn chưa rõ ba người này có nhiệm vụ gì đặc biệt, nhưng điều kỳ lạ là sau này trong Phật giáo đã xảy ra một chuyện, mà cả ba người này đều có phận.

Thời kỳ Cách mạng Văn hóa: ĐCSTQ không thèm che đậy ý đồ hủy diệt tất cả, đả phá tất cả, bất phân địch ta 

Người đầu tiên chịu nạn là Sherao Gyatso, một tăng nhân người Tây Tạng. ĐCSTQ đã lợi dụng tâm lý phổ biến của người Tây Tạng là tôn sùng người xuất gia, đầu tiên tiến hành lôi kéo ông ta, sau đó lợi dụng ông ta đi lôi kéo những đồng bào người Tây Tạng. Ông ta ủng hộ ĐCSTQ sử dụng vũ lực, vì sự nghiệp “đỏ” hóa Thanh Hải và Tây Tạng mà đổ mồ hôi công sức. Sau khi đã tiêu hết giá trị lợi dụng của ông ta tại quốc nội, ĐCSTQ sắp xếp cho Sherao tiếp nhận chức hội trưởng Trung Hiệp hội, và yêu cầu ông dẫn đầu một phái đoàn đi công du nước ngoài tiến hành thống chiến, và rình cơ hội trấn áp “Hội Phật giáo Trung Quốc” của Trung Hoa Dân Quốc. ĐCSTQ vì để biểu dương công lao của ông ta, từng tặng ông ta một chiếc chuông cổ lớn từ thời Minh triều, còn xây dựng một tòa tháp chuông cho mục đích này.

Shirao Gyatso, người chủ trì nghi thức khánh thành tháp chuông, có thể nói là cực kỳ lung linh, nhưng ông ta không thể nghĩ được rằng, việc “tặng chuông” đã báo trước rằng ngày tàn của ông ta sắp đến. Khi cuồng triều của Cách mạng Văn hóa ập tới, Shirao Gyatso bị buộc tội với nhiều tội danh khác nhau, phải nín thở lách qua bốn năm trường kỳ phê đấu, cho đến khi cuối cùng bị tra tấn đến chết trong ngục.

Tăng nhân Tây Tạng Shirao Gyatso đã hiệp trợ ĐCSTQ sử dụng vũ lực để đỏ hóa Thanh Hải và Tây Tạng, nhưng trong Cách mạng Văn hóa, ông ta đã phải nín thở lách qua bốn năm trường bị phê đấu, và cuối cùng bị tra tấn đến chết trong tù. Bức ảnh cho thấy Xirao Gyatso nói chuyện với Mao Trạch Đông trong Đại hội Đại biểu Nhân dân ĐCSTQ năm 1954. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Triệu Phác Sơ là một trong những người khởi phát Trung Hiệp Hội, là phó hội trưởng Hiệp Hội trong Cách mạng Văn hóa, cũng không thoát khỏi bị ĐCSTQ chỉnh đốn giống như hội trưởng đương thời Xirao Gyatso. Trong một lần đại hội phê đấu, có người chất vấn Triệu Phác Sơ: “Ông là đảng viên Cộng sản, tại sao lại tin vào Phật giáo?” Chỉ một câu hỏi vô tình vô ý như vậy đã giúp người ta hiểu ra rằng, dù dưới danh nghĩa là một vị lãnh tụ tôn giáo kiêm nhà hoạt động xã hội và văn học gia nổi tiếng trong giới, nguyên lai ông ta hóa ra là một đảng viên tiềm phục trong nhiều lĩnh vực.

Trung Hiệp Hội là một tổ chức chính thức chịu sự khống chế của ĐCSTQ. Hai vị trưởng hội vừa là tăng nhân, vừa là quan chức cao cấp, hoặc là “người đồng hành” cùng ĐCSTQ; nhưng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa họ vẫn không thoát khỏi bị ĐCSTQ lôi ra phê đấu, thì có thể tượng tượng, hầu hết những người xuất gia tu hành vô quyền vô thế phải chịu sự tra tấn tồi tệ thế nào. Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, số tăng ni được tiến hành thống kê trên toàn Trung Quốc đương thời, bao gồm cả ở Nội Mông và Tây Tạng, chỉ còn không quá 26 ngàn người xuất gia.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Hồng vệ binh bức bách các tăng nhân phải đeo trước ngực khẩu hiệu “Kinh Phật là cái gì chứ? Nhảm nhí!” tại tự viện trước mắt chúng sinh (Hình ảnh từ Internet)

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, các nhân sĩ Phật giáo bị bức hại tàn tệ, vô số văn vật Phật giáo bị phá hoại nghiêm trọng. Từ tự viện cho đến pháp khí, bất kể đó là bảo vật hoàng gia hay trân tàng dân gian, bất cứ nơi nào mà Hồng vệ binh đi qua, không tha một cái gì, nếu không phải là do tiêu mất từ lịch sử, thì những gì còn lại đều diện mục toàn phi, bị trộm cướp hoặc bị đập phá bằng hết, chỉ còn lại những bức tường đổ nát. Những ví dụ được đưa ra dưới đây chỉ là những hạt nước trong đại dương của hạo kiếp.

“Bạch Mã tự” là ngôi tự miếu được xây dựng sớm nhất ở Trung Thổ, thời Cách mạng Văn hóa, nó tự nhiên bị kiếp nạn. Những văn vật trân quý qua hàng ngàn năm như Bối diệp Kinh, tượng 18 vị La Hán, Ngọc Mã v.v. đều bị hủy hoại. 

Trên đỉnh Vạn Thọ Sơn ở Di Hòa Viên tại Bắc Kinh, có hơn một ngàn tượng Phật phù điêu phủ lưu ly (nhan liệu quý thanh kim thạch, đắt hơn vàng), sau khi trải qua “phá tứ cựu”, tất cả đều biến thành ngũ quan bất toàn, không còn cái nào nguyên vẹn. Sơn Tây Đại Huyền Thiên Đài Tự, được xây dựng từ thời Bắc Ngụy, đến nay đã 1600 năm có dư, dù nằm tại nơi thâm sơn viễn xứ, nhưng những tổ tượng và bích họa trân quý được tích lũy trong ngôi cổ tự ngàn năm này, cũng không thoát khỏi nanh vuốt của Hồng vệ binh. 

Một bức tượng Phật có khuôn mặt đã bị phá hủy trong cuộc Cách mạng Văn hóa. (Pat B / Wikipedia)

Sau cải cách mở cửa: Dùng “Phật giáo nhân gian” để tinh thần hóa, dùng “bịt mồm phát đại tài” để đạo đức hóa Phật giáo

Cuộc Cách mạng Văn hóa đã khiến ĐCSTQ mất hết lòng dân, nền kinh tế dần lâm vào sụp đổ. Để vực dậy sự thống trị của nó và vượt qua nguy cơ kinh tế, ĐCSTQ đã phải gác lại hình thái đấu tranh ý thức, cải biến sang một đường lối thực dụng – tuyên xưng đó là chính sách đối nội cải cách, chính sách đối ngoại khai phóng, còn gọi là chính sách “cải cách mở cửa”.

Tại phương diện Phật giáo, ĐCSTQ khôi phục lại đường lối tôn giáo ôn hòa trước Cách mạng Văn hóa của nó, tức là, dưới tiền đề phối hợp với các chính sách chính thức, nó cho phép tôn giáo tồn tại “ở mức độ có hạn”. Kết quả là Trung Hiệp Hội (Hội Phật giáo), thứ đã bị đình chỉ trong mười năm, được trọng tân khai thủy vận hành trở lại, các tự sản và tăng xá bị xâm chiếm ở nhiều nơi được lục tục trả lại, các tăng ni đã hoàn tục nay được phép trở lại tự viện.

Đối với những công trình kiến ​​trúc Phật giáo bị phá hoại, do số lượng quá khổng lồ, ĐCSTQ không thể vung tay quá trán, không cách nào chi đủ tiền để sửa chữa và xây dựng lại như một khoản bồi thường. Nó trước tiên bắt đầu với những công trình tu phục tự viện được bảo hộ trọng điểm, mang tính chất những địa điểm du lịch. Những việc này là nhằm mục tiêu thu hút khách du lịch, do đó hoàn thành tu bổ xong, cũng không giao lại cho tăng nhân tự hành quản lý, lý do rất hiển nhiên.

Trên biểu hiện bề ngoài, ĐCSTQ dường như đã nới lỏng kiểm soát đối với Phật giáo, nhưng về bản chất, nó vẫn khống chế hết thảy bằng cách thao túng Trung Hiệp Hội. Triệu Phác Sơ, một cư sĩ Phật giáo được ĐCSTQ gọi là “Bằng hữu thân mật của ĐCSTQ, nhà hoạt động xã hội danh tiếng, lãnh tụ tôn giáo ái quốc kiệt xuất”, từng đảm nhiệm Hội trưởng Trung Hiệp Hội hậu Cách mạng Văn hóa, chủ đạo một loạt các cải cách đối với Phật giáo, tạo thành ảnh hưởng trọng đại trong hướng đi của Phật giáo Trung Quốc.

1. Thành lập Ủy viên Hội quản lý chùa

Các tự viện Phật giáo truyền thống từ hàng trăm ngàn năm trước đây đã phát triển hoàn toàn tự phát và độc lập, chủ yếu giúp những người xuất gia làm việc hoằng Pháp, cũng là để cung cấp trường sở cho chúng sinh đến lễ Phật và sám hối. Về mặt kinh tế dựa vào phương thức làm Pháp sự, cúng dưỡng của tín đồ, tự canh tác ruộng của nhà chùa v.v. để tự cung cấp thức ăn, không giống như Cơ đốc giáo ở phương Tây với Tòa Thánh La Mã đứng đầu đã phát triển thành một hệ thống tự viện phân cấp trên dưới vâng mệnh Tòa Thánh.

Truyền thống Phật giáo này đã bị phá hoại triệt để trong Cách mạng Văn hóa, và nó cũng không được khôi phục sau Cách mạng Văn hóa. Thay vào đó, Trung Hiệp Hội trở thành cơ quan chỉ đạo tối cao cho các chùa chiền trong toàn quốc, và các hiệp hội Phật giáo ở các vùng là những đơn vị lãnh đạo chùa chiền ở đương địa. Ủy viên Hội quản lý các Chùa (gọi tắt là Ban quản lý chùa) phải hành sự dưới sự lãnh đạo của các Hiệp hội Phật giáo địa phương, và một số chùa thậm chí còn do các Hiệp hội Phật giáo trực tiếp quản lý. Hiệp hội Phật giáo có thể bổ nhiệm và bãi nhiệm các phương trượng (sư trụ trì) của nhiều chùa, và quyền lực của Ban quản lý chùa đôi khi phủ quyết cả sư trụ trì. Các tăng chúng không cách nào tự hành quản lý chùa, điều đó có nghĩa là sự vận hành và vận mệnh của chùa nằm trong tay người khác.

Do đó, mới xuất hiện hiện tượng các chùa thường xuyên tổ chức các hoạt động nằm ngoài các nghi thức bình thường cử hành vì tín chúng, như “Diên sinh phổ Phật” (niệm kinh sám hối, cầu phúc tiêu tai v.v.),  “Vãng sinh phổ Phật” (phóng diễm khẩu, siêu độ vong linh v.v.). Ngoài các lễ hội chùa được tổ chức vào các tiết khác nhau, còn có các pháp hội cử hành trên danh nghĩa tạ lễ đóng góp xây chùa, khai quang tượng Phật, trụ trì thăng tọa v.v. Mục đích của tất cả những hành cử này đều có thể giải thích minh bạc trong một câu: “Hoạt động mang đám đông tới, đám đông lại mang tiền tới”. 

Còn có việc hiệp hội Phật giáo hóa và chùa hóa việc gây quỹ, dùng cho hoạt động kinh doanh công thương nghiệp. Ví dụ, Hiệp hội Phật giáo tỉnh Vân Nam đã thành lập “Kim luân Công ty”, ngoài việc ỷ thác vào các tăng ni tại các chùa tham gia vào các loại hoạt động thương nghiệp, cho thuê các tài sản của chùa, hoặc thiết lập các thương điếm, nhà hàng, khách sạn v.v., còn kinh doanh xuất khẩu đá cẩm thạch và thủ công mỹ nghệ sang Thái Lan.

Kinh doanh thương nghiệp hóa của Thiếu Lâm Tự là ví dụ nổi tiếng nhất. Một tay tạo nên vương quốc thương nghiệp Thiếu Lâm Tự hiện tại là phương trượng Thích Vĩnh Tín – ông ta cũng đồng thời có chức danh chính trị, là phó hội trưởng Trung Hiệp Hội. Trước khi trở thành phương trượng, Thích Vĩnh Tín là chủ nhiệm của “Ủy viên hội quản lý dân chủ” của Thiếu Lâm Tự.

12 năm sau khi Phương Chính pháp sư viên tịch năm 1999, ‘tài nhân’ Thích Vĩnh Tín nhờ noi gương ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công mà lập “đại công”, đảm nhận chức trụ trì Thiếu Lâm Tự với sự hỗ trợ của Cục Tôn giáo Quốc gia và Trung Hiệp Hội. Trong 12 năm trở thành phương trượng Thiếu Lâm Tự, ông ta vẫn dùng danh nghĩa Chủ nhiệm Ban quản lý chùa để thành lập các loại tổ chức hữu quan với Thiếu Lâm Tự, ví như Thiếu Lâm Tự võ tăng đoàn, công ty TNHH điện ảnh Thiếu Lâm Tự, công ty TNHH phát triển thực nghiệp Thiếu Lâm Tự v.v…

Năm 1999, Thích Vĩnh Tín (người ngồi trong ảnh) trở thành trụ trì Thiếu Lâm Tự, đồng thời là phó hội trưởng Trung Hiệp hội nhờ noi gương ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, một tay thành lập vương quốc thương nghiệp Thiếu Lâm Tự, được ngoại giới công nhận là “hòa thượng chính trị” (Ảnh Cancan Chu / Getty)

Thích Vĩnh Tín đã nhiều lần đưa võ tăng đoàn đi biểu diễn ở nước ngoài, còn đồng tổ chức các cuộc thi Kung Fu TV với các đài truyền hình toàn cầu; Các công ty con về điện ảnh truyền hình và thư cục của Thiếu Lâm Tự đã xuất bản một số lượng lớn các bộ phim truyền hình, phim tài liệu, ấn phẩm, các sản phẩm âm thanh và video liên quan đến Thiếu Lâm Tự. Kinh doanh thương mại hóa đa dạng và thu nhập từ bổn ngành đã khiến Thiếu Lâm Tự trở thành một trong những ngôi chùa giàu có nhất ở Trung Quốc, và nó cũng mang lại cho Thích Vĩnh Tín các biệt danh “CEO Thiếu Lâm Tự”, “Hòa thượng Kinh tế” và “Hòa thượng Chính trị”.

2. Chế định ra quy chương chế độ thống nhất cho tăng chúng

Một phương cách khác để cải tạo Phật giáo là trao cho Trung Hiệp Hội quyền lợi chế định ra quy chương chế độ thống nhất cho tăng chúng, ví như thống nhất cử hành các hoạt động Pháp sự trong các lễ hội tiết nhật lớn như Lễ hội tắm Phật và các lễ hội khác, và ban bố “Các biện pháp thi hành quản lý tự miếu của Phật giáo Hán truyền” v.v. như một cái cớ để thiết lập cái gọi là “Lễ nghi và quyền lợi nghĩa vụ của tăng ni phù hợp với yêu cầu của xã hội tiến bộ”, nhằm mục đích cải biến truyền thống hành sự theo các quy chương đặc thù của mỗi giáo phái phân tông khác nhau. Điều này cũng tương đương với việc đưa ra một bộ chế độ ngoại hành, nằm ngoài giới luật của Phật giáo truyền thống, quy định tăng ni có thể làm những gì, không được làm những gì, dùng quy phạm này làm lý do để hạn chế, ràng buộc tín ngưỡng của những người xuất gia. 

Sau khi Thánh Nghiêm Pháp sư của Đài Loan đến thăm Hoa lục vào năm 1988, ông đã chỉ ra xu thế này: “Các tăng ni ở Trung Quốc đại lục ngày nay, đã thậm chí bất tương ứng với quan niệm ‘dữ tông giáo sư’, bởi vì họ không có cơ hội hoằng Pháp, cũng không có trường sở tu hành Phật pháp để dẫn dắt tín chúng. Họ, ngoại trừ một số cực nhỏ công việc văn tuyên, hầu hết đều làm những công việc được gọi là ‘sự nghiệp sản xuất’ như du lịch, quản lý chùa, hành chính giáo hội, kinh sám Phật tự, nông nghiệp. Họ nhận lương cố định hàng tháng từ cán bộ lãnh đạo.”

3. Để thế tục hóa các giáo đồ Phật giáo, ĐCSTQ đề xuất “Phật giáo nhân gian”

Triệu Phác Sơ cũng đề xuất thuyết pháp gọi là “Phật giáo nhân gian”, chủ trương cần “thực thi lý tưởng nhân gian tịnh thổ, phát dương lợi nhạc hữu tình của Đại thừa Phật giáo (nghĩa là dùng Phật giáo để chúc phúc và ban tặng niềm vui cho thế gian), kế thừa và phát dương tư tưởng “Phật Pháp tại nhân gian bất ly thế gian giác” của Thiền tông. Ông ta yêu cầu tín đồ Phật giáo không nên thoát ly thế gian, thoát ly xã hội, mà nên tại thế giới hiện thực mà hiện thực hóa Phật quốc tịnh thổ.

Đề xuất “Phật giáo nhân gian” là có liên quan mật thiết đến những nỗ lực liên tục của ĐCSTQ nhằm giảm số lượng Phật tử và tiêu trừ tín ngưỡng Phật giáo. ĐCSTQ một mặt sử dụng điều này để thuyết phục những tín đồ có tâm tu Phật nhưng không muốn xuất gia, bởi vì lưu lại trong một xã hội ngũ quang thập sắc sẽ dần dần làm tiêu tán ý chí tu Phật, từ đó giảm tốc độ gia tăng tăng ni.

ĐCSTQ lợi dụng thuyết pháp “Phật giáo nhân gian”, một mặt dùng để khuyến khích các tăng ni đã xuất gia tích cực tham dự cuộc sống thế tục – đây thực sự chính là ‘phiên bản tiến hóa’ ẩn tàng của đề xuất “tăng ni kết hôn, uống rượu ăn thịt” trước khi thành lập Trung Hiệp Hội (Ảnh: Theodore Kaye / Getty)

Một mặt, nó được sử dụng để khuyến khích các tăng ni tích cực tham dự cuộc sống thế tục, đây thực sự là phiên bản tiến hóa ẩn tàng của đề xuất “tăng ni kết hôn, uống rượu ăn thịt” mà ĐCSTQ đã thí điểm quảng bá trước khi thành lập Trung Hiệp Hội. Đương thời, mưu kế này bị lão hòa thượng Hư Vân cản lại, nhưng hiện tại, thừa cơ những đại hòa thượng và Pháp sư chân tu đều đã không còn tại thế sau Cách mạng Văn hóa, không ai có thể lại phản đối, nên những thứ tà thuyết này được những hòa thượng có chức tước dùng những ngôn từ mê hoặc để tái xuất giang hồ, cuối cùng trở thành tư tưởng chủ lưu của Phật giáo Trung Quốc hiện đại.

Một chuỗi các thao tác nhằm cải tạo Phật giáo đã tạo thành ảnh hưởng khôn lường đến các tự viện, tăng ni và đông đảo tín chúng: ban đầu chùa chiền là nơi tịnh thổ để tu hành và hoằng Pháp của Phật môn, dần dần bị biến thành trường sở kinh doanh, trục lợi; Các tăng ni thừa tải nội hàm của tinh thần Phật giáo dần bị “tâm linh thoái hóa”, các hành vi thuộc tầng diện tinh thần như tu hành, hoằng Pháp, chứng đạo v.v. dần dần rơi rụng thoát ly khỏi đời sống thường nhật của người xuất gia; Những tín chúng trước đây đến chùa tham bái Phật đà, giờ đây cũng bị thấm nhuần tư tưởng công lợi, cho rằng thắp hương bái Phật là để tiêu tai giải nạn, cầu phúc phát tài, hồn nhiên không biết rằng bái Thần Phật cần phải có tâm thái đoan chính, tâm không nên mang theo tham niệm và hữu cầu mà bái Phật.

Từ quan điểm này mà xét, liệu cuộc cải tạo Phật giáo của ĐCSTQ có thực sự là một cuộc “phục hưng” theo cái gọi là “tuyên truyền chính thức” của ĐCSTQ không, hay nó vô hình trung tiến thêm một bước phá hoại Phật giáo?

4. Dùng khẩu hiệu “hãm thanh phát đại tài” khiến người ta triệt để lạc mất mấu chốt đạo đức

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã đưa ra khẩu hiệu “hãm thanh phát đại tài” dưới bối cảnh lịch sử của cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông ta hạ lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Do hành động trấn áp này gặp phải sự phản đối của đa số người dân và thiếu những thuyết từ đủ thuyết phục, Giang khẩn thiết cần đến sự biểu thái của các giới chức xã hội, đặc biệt cần giới Phật giáo và các danh tăng xuất diện ủng hộ việc trấn áp và vu khống hủy diệt Pháp Luân Công.

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ra lệnh trấn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Vì cuộc trấn áp bị đa số người dân phản đối, Giang khẩn thiết cần đến sự biểu thái từ các giới chức xã hội, đặc biệt cần giới Phật giáo và danh tăng xuất diện ủng hộ việc trấn áp và vu khống Pháp Luân Công. Bức ảnh cho thấy cảnh một buổi luyện công lớn của các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh vào năm 1998. Khoảng 2.000 người đã tham gia. (Minh Huệ Net)

Vào thời điểm này, với tư cách là chủ tịch Trung Hiệp Hội, Triệu Phác Sơ đóng một vai trọng yếu trong việc kiếm cớ để bức hại Pháp Luân Công, thông qua các phương tiện truyền thông tiến hành các hành động phê phán của giới lãnh đạo Phật giáo nhằm công kích và thóa mạ Pháp Luân Công. Thích Vĩnh Tín và Thích Học Thành, những người được Triệu Phác Sơ đề bạt, đã đảm nhậm tiên phong phối hợp tích cực với ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công. Diễn xuất bẻm mép của hai người này đã được Giang Trạch Dân ban thưởng: Thích Vĩnh Tín tấn tốc đảm nhận vị trí trụ trì Thiếu Lâm Tự nội trong một tháng kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, còn Thích Học Thành sau đó tiếp nhận chức hội trưởng Trung Hiệp Hội. Triệu Phác Sơ chết sau một năm công kích Pháp Luân Công.

Để thúc đẩy và duy trì hành động đàn áp không được lòng dân này, Giang Trạch Dân không chỉ dùng đến nguồn tài nguyên quốc gia khổng lồ, mà còn lấy khẩu hiệu “hãm thanh phát đại tài”, dung túng cho những kẻ theo ông ta tác ác được sử dụng đặc quyền đặc lợi, tham nhũng hủ bại, hối lộ,… mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Vì tiền tài, vì danh lợi sắc, họ không điều ác nào không dám làm, đạo đức nhanh chóng trượt dốc, ma túy lan tràn trong xã hội, ngay cả giới tôn giáo cũng không cách nào miễn nhiễm.

Ngay từ năm 2006, doanh thu bán vé của Thiếu Lâm Tự đã vượt quá 100 triệu nhân dân tệ; đến năm 2008, du khách muốn thắp hương tại Thiếu Lâm Tự phải trả 6000 nhân dân tệ; và phân tự (chi nhánh) ở nước ngoài của Thiếu Lâm Tự nhập trướng mỗi năm 10 triệu Bảng Anh, mà theo số liệu, chỉ một phần ba số thu nhập đó được quy về chùa. Đối với thu nhập và tình trạng phân phối của các công ty con và các buổi biểu diễn của nó, không cách nào có thể công khai thẩm tra.

Tổng giám đốc Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín vì theo Giang Trạch Dân tác ác mà phất như diều gặp gió, sau khi lên làm trụ trì thì thế lực càng lộng hành. Ông ta bị các đệ tử đồng môn tố giác, tiết lộ rằng ông ta sử dụng tài sản của chùa như gia sản của mình, và có ít nhất 3 tỷ đô la Mỹ tiền gửi ở hải ngoại. Ông ta có biệt thự ở Hoa Kỳ và Đức; có quan hệ tình cảm với các minh tinh nổi tiếng, đã bao dưỡng một nữ sinh Đại học Bắc Kinh, và có một đứa con trai với cô ta, hiện họ đang sống ở Đức, v.v. Thích Vĩnh Tín không phủ nhận bản thân mình là một hòa thượng “quan tâm” và tích cực tham gia chính trị, lợi dụng vị thế quyền lực của Giang để thỏa mãn dục vọng của mình; dù thỉnh thoảng vẫn có những tin tức báo chí truyền xuất ra ngoài, nhưng thường sẽ bị phong sát và loại trừ ngay lập tức, nên ông ta vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Một đồng lõa khác liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công, Thích Học Thành, cũng đồng dạng liên quan đến sắc tình và tham nhũng hủ bại. Năm 2018, hai nữ đệ tử có tiếng đã dùng tên thật viết báo cáo về việc bị ông ta xâm hại tình dục. Trong thư tố giác dài tới 95 trang, tiết lộ tường tận việc ông ta thông qua các loại thủ đoạn khống chế tinh thần, quấy rối tình dục các sư nữ, cho đến sự bất minh của những khoản tiền khổng lồ đi đâu không rõ và những lý do vi phạm pháp sự khác. Tin tức này đã chấn động xã hội, kinh động giới cao tầng của ĐCSTQ, và cũng vì ĐCSTQ muốn bắt đầu trấn áp Phật giáo, nên chỉ trong vòng một tháng, Thích Học Thành đã bị Trung Hiệp Hội bãi nhiệm chức vụ hội trưởng và buộc “từ chức” tất cả các chức danh chính trị.

Thích Học  Thành, nguyên thành viên Ủy ban Thường vụ của Ủy ban Quốc gia CPPCC và là hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, bị nghi ngờ liên quan đến các vụ bê bối tham nhũng và quấy rối tình dục đã thu hút sự chú ý rộng rãi của các phương tiện truyền thông quốc tế. “Vào ngày 3 tháng 3 năm 2014, Thích Học Thành đã tham dự kỳ họp Lưỡng Hội của ĐCSTQ. (Ảnh: Wang Zhao / AFP)

Năm 2017, lấy danh nghĩa 12 cơ quan trong chính phủ Trung Quốc, ĐCSTQ đã liên hợp xuất bản “Một vài ý kiến về việc tiến thêm một bước trong trị lý thương nghiệp hóa Phật giáo và Đạo giáo“, tuyên bố rằng ĐCSTQ cần nghiêm khắc quản lý khống chế những tệ đoan hiện tồn của Phật giáo và Đạo giáo, chẳng hạn như các hoạt động tôn giáo không được bán vé giá cao, nghiêm cấm nhân viên tôn giáo và các doanh nghiệp du lịch dưới bất kỳ danh nghĩa nào dụ dỗ, hiếp bách du khách và tín đồ tới dâng hương, bốc thẻ xem bói…; không được dùng phương thức “cổ phần chế”, “Trung – Ngoại hợp tư”, “trích hoa hồng” v.v. dùng trường sở hoạt động của Phật giáo và Đạo giáo mà tiến hành vận tác thương nghiệp, thu hoạch lợi ích kinh tế, cấm chỉ lấy trường sở hoạt động của Phật giáo và Đạo giáo làm thành xí nghiệp tư sản hoặc tiến hành huy động vốn; bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng không được phép đầu tư xây dựng tạo tượng tôn giáo lộ thiên quy mô lớn, cũng như trong trường sở hoạt động của Phật giáo và Đạo giáo không được lập các hội sở chỉ mở cửa cho số ít người, v.v.

Từ các mục “cấm chỉ” và “không được phép” được liệt kê trong văn kiện này, cũng như các vụ bê bối khác nhau giữa các nhân sĩ tôn giáo, người ta có thể hiểu rằng, dưới các chính sách và sự quản lý của ĐCSTQ, Phật giáo Trung Quốc đã bị hủ thực một cách kinh tâm động phách như thế nào.

Sự cải tạo của ĐCSTQ đối với Phật giáo, đã hạ gục sự truy cầu đối với thăng hoa linh tính và cảnh giới tinh thần của các giáo đồ Phật giáo. “Cải cách khai phóng” của ĐCSTQ khiến người ta nhất loạt chỉ nhìn thấy tiền, mà khẩu hiệu “hãm thanh phát đại tài” của Giang Trạch Dân đã khiến người ta không ngừng bỏ qua các ước thúc đạo đức, một mạch tới lúc không còn bất cứ ước thúc, mấu chốt đạo đức nào nữa.

ĐCSTQ tái chuyển tả khuynh: Đối nội thì “Trung Quốc hóa tôn giáo”, đối ngoại dùng “ngoại giao Phật giáo” tiến hành thống chiến

Sau thập kỷ 80, sự dung nhẫn của ĐCSTQ đối với tôn giáo chẳng qua là vì đó là phương sách bất đắc dĩ để phát triển kinh tế – nói trắng ra, bất cứ khả năng nào để cứu vãn nền kinh tế đang lâm vào tình trạng phá sản, thì ĐCSTQ đều tận dụng. Khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giá trị lợi dụng tôn giáo về mặt kinh tế không còn, thì sự ngụy trang dưới vỏ ngoài ôn hòa khoan dung của ĐCSTQ đối với tôn giáo lại trở nên không cần thiết nữa. Có nên tiếp tục dung hứa sự tồn tại của tôn giáo vào thời điểm này hay không phụ thuộc vào thái độ của những người đương quyền và nhu cầu chính trị. Một khi ĐCSTQ bắt đầu cảm thấy không dễ thao túng, hoặc chính sách phát sinh biến hóa do thay đổi nhân – thời, thì ĐCSTQ sẽ trở mặt bất cứ lúc nào; những hành vi nguyên là được phép, thậm chí được khuyến khích, lập tức biến thành những hành vi bị đả kích nghiêm trọng, trấn áp không nương tay.

Sau khi nhà lãnh đạo đảng đương nhiệm thượng đài, lộ tuyến hướng tả chuyển của ĐCSTQ cuối cùng dần trở nên rõ ràng. Về phương diện tôn giáo, ĐCSTQ một lần nữa sử dụng một thuật ngữ mê hoặc làm bao bì ngụy trang cho mục tiêu của nó – “Trung Quốc hóa tôn giáo”, tiến hành chính sách gia tăng áp chế, cho đến khi dần dần tiêu diệt tôn giáo. Nói một cách đơn giản, đó chính là buộc tôn giáo phải nghe theo ĐCSTQ, tăng cường giáo dục và huấn luyện “chủ nghĩa ái quốc” đối với tăng nhân, ủng hộ sự thống trị của ĐCSTQ và sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, ủng hộ chủ nghĩa xã hội, thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, v.v.

Trung Hiệp Hội, do ĐCSTQ khống chế, đã nhanh chóng phối hợp và đưa ra cái gọi là “kế hoạch 5 năm”, biểu đạt thái độ “cảm ơn cái ân của đảng, nghe lời đảng, đi cùng đảng”, yêu cầu các tín đồ làm theo để biểu đạt lòng trung thành; đối ngoại cần gia tăng “quảng bá Phật giáo [TQ] ra thế giới”, khích lệ các tín đồ Phật giáo Trung Quốc đi ra các nước phải “kể câu chuyện tốt đẹp về Trung Quốc”,… hy vọng dùng sự bẻm mép biểu đạt lòng trung thành với ĐCSTQ để tránh né qua cơn phong bạo chính trị sắp tới.

Cục Tôn giáo Nhà nước đã tổ chức một cuộc hội thảo, yêu cầu những nhân sĩ tôn giáo học tập nội dung báo cáo của một hội nghị chính trị. Điều này đã đủ nực cười! Càng khiến người ta kinh ngạc hơn nữa là màn diễn xuất gai mắt của một số “chính khách trọc đầu”. Ví dụ, Ấn Thuận, phó hội trưởng Trung Hiệp Hội, đã tuyên xưng: “ĐCSTQ chính là Bồ tát Phật hiện thế”, tín đồ Phật giáo cần “yêu đảng yêu nước”, mới đắc được tín ngưỡng Phật giáo. Ông ta thậm chí còn tâng bốc rằng “Báo cáo của Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 là kinh Phật đương đại của Trung Quốc” và đề xướng các giáo đồ Phật giáo chép tay “Báo cáo Đại hội 19 ĐCSTQ”, tuyên bố ông ta đã chép lại nó ba lần và sẽ tiếp tục chép lại nó đến lần thứ mười.

1. ĐCSTQ đối nội đả áp Phật giáo, dùng chiêu bài “Trung Quốc hóa” Phật giáo, khiến cho Phật giáo mất đi thực chất

Dù giới Phật giáo Trung Quốc cúi mình khuất tất, hoặc thậm chí quỳ gối cầu xin, cũng không cách nào giảm tốc bước chân chuyển tả của ĐCSTQ. Đối với các tự viện và các trường sở tôn giáo khác, ĐCSTQ sử dụng “xây dựng phi pháp” như một cái cớ, nếu không phối hợp với “Trung Quốc hóa” và cải biến nó thành một trường sở tuyên truyền của đảng, sẽ phải đối mặt với số phận bị phong tỏa và phá bỏ. Chỉ tính riêng từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2019, có thông tin cho rằng tấm biển trong chùa Lạc Thần ở Bình Độ, Sơn Đông đã bị đổi từ “Thánh địa Phật quốc” nguyên bản thành “Thánh địa ái quốc”; bốn ngôi chùa trong cùng một thành phố đã bị cưỡng chế đóng cửa, chùa Diệu Tướng ở trấn Quách Điếm, Hà Nam và chùa Thiện Duyên ở Sóc Châu, Sơn Tây đã bị đóng cửa, những người xuất gia buộc phải di chuyển hoặc hoàn tục v.v.

Tấm biển trong chùa Lạc Thần ở Bình Độ, Sơn Đông đã bị đổi từ “Thánh địa Phật quốc” nguyên bản thành “Thánh địa ái quốc”. (Tạp chí Bitterwinter https://zh.bitterwinter.org/)

Đối với các chùa đã hợp tác với yêu cầu phối hợp của nó, ĐCSTQ lại tiến thêm một bước, yêu cầu rằng các thiết kế trang trí bên trong và nghi thức của chùa cũng phải phối hợp với “Trung Quốc hóa” để thể hiện tình “ái quốc”. Do đó, nơi nguyên lai để trưng bày Kinh Phật thì hiện tại trở thành nơi đặt “Tư tưởng của Tập” và “Ngữ lục của Mao”; nơi nguyên lai đặt tượng Phật bây giờ phải treo chân dung của lãnh tụ đảng; nơi nguyên lai để niệm Kinh, lễ Phật, làm Pháp sự, thì giờ thành nơi cử hành lễ kéo cờ, học tập “Báo cáo Đại hội 19 ĐCSTQ”.

Những tự viện mang theo những “đặc sắc tân thời”, ngoài những yếu tố ngoại lai trong nội thất, thì ngoại thất cũng phải treo những biểu ngữ kì dị khiến người ta không thốt lên lời, như: “Tiếp tục học tập tinh thần của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ và cùng nhau nỗ lực xây dựng một chùa mới mĩ lệ, hài hòa”, “Tiễn hành Phật giáo nhân gian, kiên trì đặc sắc Trung Quốc, cùng đảng đồng tâm đồng hành hoằng dương chính pháp giáo nghĩa”, “Chớ quên sứ mệnh chung thân, lời thề khắc cốt ghi tâm từ khi gia nhập đảng”, “Tiễn hành tư tưởng Phật giáo nhân gian, tích cực đi theo con đường Phật giáo thích ứng với chủ nghĩa xã hội”, v.v … và tập thể các tăng nhân trong chùa phải tuyên thệ gia nhập đảng, hát hồng ca, học tập tư tưởng, xếp đội quân thao….. Tất cả những biểu hiện ma huyễn này, chính xác mà nói, nó không phải là “Trung Quốc hóa Phật giáo”, mà là “Trung Cộng hóa Phật giáo” – phiên bản 2.0 của Cách mạng Văn hóa.

Bên ngoài ngôi chùa treo khẩu hiệu “Tiễn hành tư tưởng Phật giáo nhân gian, tích cực đi theo con đường Phật giáo thích ứng với chủ nghĩa xã hội”. (Hình Internet)

Đối với các đại tượng Phật giáo đứng lộ thiên, ĐCSTQ lợi dụng vệ tinh để giám sát. Bất luận tượng được đặt ở đâu, chỉ cần người dân có thể nhìn thấy, nhất loạt ra lệnh buộc phá dỡ với lý do “không được phép đặt tượng ở những nơi phi tôn giáo”. Được biết, tượng Phật ở Hà Bắc bị cưỡng chế phá dỡ là tượng Phật Di Lặc, và ở Nội Mông bị cưỡng chế phá dỡ là tượng Phật Thích Ca v.v. Một số tượng Phật giáo bị buộc phải xây dựng lại để tránh bị phá bỏ. Ví dụ, tượng một vị Bồ tát ở Sơn Đông bị hóa thành tượng Khổng Tử, tượng một vị Bồ tát ở Liêu Ninh hóa thành Hằng Nga, và tượng một vị Bồ tát ở Phúc Kiến phải ẩn trong hòn giả sơn, còn tượng một vị Bồ tát ở Tứ Xuyên bị thế chỗ bởi tượng một ấm trà lớn.

Tượng một vị Bồ tát ở Sơn Đông phải hóa thân thành Khổng Tử. (Tạp chí Bitterwinter https://zh.bitterwinter.org/)
Tượng Phật Bà Quan Âm đã được thế chỗ bằng một ấm trà lớn. (Tạp chí Bitterwinter https://zh.bitterwinter.org/)

ĐCSTQ cũng đã ban hành một văn kiện thông cáo vào năm 2020, nghiêm khắc cấm chỉ thiết lập các sảnh tôn giáo, cấm chỉ cử hành niệm Kinh siêu độ và các hình thức nghi lễ tôn giáo như tụng kinh, hoặc cung cấp dụng phẩm tôn giáo trong các địa điểm tang lễ và kết hôn v.v. “Trung Quốc hóa tôn giáo” đã mở rộng từ “tôn giáo khử tôn giáo” thành “toàn dân khử tôn giáo”.

2. ĐCSTQ không chỉ tiêu diệt Phật giáo, mà còn lợi dụng Phật giáo để tuyên truyền mặt trận thống nhất (thống chiến)

Theo nghiên cứu của Vương Đạt Vĩ, một nhà nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc tại Hoa Kỳ, và hai học giả Nhật Bản Ashaba và Shiko, ĐCSTQ ngay từ khi bắt đầu cải cách mở cửa đã bắt đầu lợi dụng Phật giáo để làm thành một loại công cụ thủ đoạn ngoại giao, ví như xúi nhân sĩ tôn giáo cổ xúy người Hoa hải ngoại đến Trung Quốc đầu tư, hỗ trợ cho ĐCSTQ, nói ĐCSTQ đã từ bỏ đường lối tả khuynh v.v… Sau sự cố Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989, ĐCSTQ phải chịu các lệnh bao vây trừng phạt toàn cầu, nó càng lợi dụng các nhân sĩ tôn giáo ra hải ngoại tiến hành hoạt động giao lưu tôn giáo, tô son trát phấn lên những hành động tàn bạo của ĐCSTQ, hoặc phất cờ kêu gọi hỗ trợ chính sách của ĐCSTQ, chẳng qua là quy mô lúc đó không khổng lồ và đa dạng hóa như bây giờ.

Để lợi dụng Phật giáo tiến hành thống chiến, ĐCSTQ đã bắt đầu đầu tư một lượng lớn tư nguyên vào các “Mặt trận thống nhất” tương quan, thành lập các hiệp hội hữu nghị song phương ở các quốc gia có phần đa dân số theo Phật giáo, phối hợp tổ chức các nghi thức tôn giáo, thành lập các cơ cấu phân chi của chùa chiền Phật giáo Trung Quốc, và cung cấp ngân quỹ cho các chùa ở ngoại quốc v.v. để gia cường lực ảnh hưởng và danh tiếng của các tăng nhân Trung Quốc tại các quốc gia đó, lôi kéo các nhân sĩ tôn giáo và giới văn hóa địa phương, thiết lập các mối quan hệ với các cá nhân cần thiết cho thống chiến.

Có những mưu kế khác dành cho các quốc gia có xung đột địa chính trị, ví dụ, Học viện Phật giáo Nam Hải của Trung Quốc bắt đầu chiêu sinh từ Ấn Độ vào năm 2017, với mục tiêu là đoạt quyền nói về Phật giáo trên phạm vi toàn thế giới. Đối với Hoa Kỳ, quốc gia mà Cơ đốc giáo là chủ thể, ĐCSTQ cố gắng lôi kéo các tổ chức Phật giáo tại Hoa Kỳ, các nhân sĩ tôn giáo và văn hóa có danh, những người chịu trách nhiệm về bộ môn văn hóa ở ngoại quốc, v.v.

ĐCSTQ từng liều mạng thiết lập “Viện Khổng Tử” ở nước ngoài, làm thành một công cụ thống chiến tẩy não để tuyên truyền đối ngoại, cuối cùng vì các nước nhìn ra bộ mặt bản chất thực sự của chúng, đã lần lượt yêu cầu đóng cửa Viện Khổng Tử, ĐCSTQ liền lợi dụng Phật giáo thay thế Viện Khổng Tử, tiếp tục mê hoặc chính phủ, tổ chức và nhân dân ngoại quốc.

ĐCSTQ từng liều mạng thành lập “Viện Khổng Tử” ở nước ngoài như một công cụ thống chiến tẩy não để tuyên truyền rộng rãi ở nước ngoài. Hình ảnh cho thấy văn phòng của Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường Cao đẳng Miami-Dade. (Malury Imbernon / Epoch Times)

Kể từ khi đại dịch virus Vũ Hán bùng phát, về đối nội, ĐCSTQ đã tăng cường áp chế Phật giáo, và loại bỏ các kinh sách Phật giáo chưa được ĐCSTQ phê thẩm hoặc do nước ngoài xuất bản trên phạm vi toàn quốc; tiếp tục cưỡng chế phá dỡ các tạo tượng Phật giáo lớn lộ thiên. Về đối ngoại, ĐCSTQ lợi dụng Trung Hiệp Hội do ĐCSTQ khống chế để, trên biểu hiện bề ngoài, hợp tác với các tổ chức Phật giáo nước ngoài, cử hành các nghi lễ Phật giáo cầu phúc cho mọi người, mục đích thực tế là để gia cường “lực sắc nhọn” của ĐCSTQ trên bình diện quốc tế.

Lời kết: Hy vọng và vô vọng cùng đồng tại

Có hai dự ngôn liên quan đến thời kỳ mạt thế trong Kinh Phật, một dự ngôn khiến người ta cảm thấy tuyệt vọng, dự ngôn còn lại mang đến hy vọng.

Trong các kinh sách Phật giáo như “Đại Ban Niết Bàn Kinh”, “Maha Maya Kinh” và “Phật Thuyết Pháp Diệt Tận Kinh” v.v. đều có ghi chép lại những lời tiên tri của Đức Phật Thích Ca, đại ý là đương thời Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp đã nói về thời kỳ diệt tận, sẽ có lũ yêu ma đến chuyển sinh thành người, hủy chùa diệt tăng; chúng còn trở thành người xuất gia và cư sĩ, dùng thân phận đệ tử Phật môn mà làm bại hoại giới luật mà Đức Phật đã lập ra, hủy loạn Phật Pháp. 

Đối chiếu điều này với các thủ đoạn diệt Phật của ĐCSTQ trong hơn 70 năm lại đây, có thể thấy rõ dự ngôn của Đức Phật đang ứng nghiệm ở chính tại đây vào thời điểm này. Biết rằng bản thân mình đang ở trong chính thời kỳ mạt thế, thời kỳ mà thế gian bị ma quỷ thống trị, mọi người chắc sẽ cảm thấy chán nản vô vọng, thậm chí là tuyệt vọng. Tuy nhiên, trong Kinh Phật cũng ghi chép lại một dự ngôn khác – sự xuất hiện của một vị Chuyển Luân Thánh Vương (Cakra-vartin), có thể mang lại hy vọng cho con người.

Theo ghi chép của các kinh điển Phật giáo như “Trung A Hàm Kinh”, “Pháp Hoa Văn Cú”, “Hoa Nghiêm Kinh” và các kinh điển Phật giáo khác, khoảng ba nghìn năm sau khi Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, nhân gian sẽ xuất hiện một loài hoa gọi là “Ưu đàm hoa”. Ưu đàm hoa là loài tiên hoa trên thiên thượng, tại nhân gian ngàn năm mới khai nở một lần, hiển thị Đức Như Lai sẽ hạn thế, và Chuyển Luân Thánh Vương sẽ xuất hiện ở thế gian.

Theo ghi chép của các kinh điển Phật giáo như “Trung A Hàm Kinh”, “Pháp Hoa Văn Cú”, “Hoa Nghiêm Kinh” và các kinh điển Phật giáo khác, khoảng ba nghìn năm sau khi Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, nhân gian sẽ xuất hiện một loài hoa gọi là “Ưu đàm hoa”. Bức ảnh chụp hoa Ưu đàm khai nở trên tượng Phật tại Tu viện Sumisan ở Haelong-myeon, thành phố Suncheon, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc vào năm 2007. (Từ Lương Ngọc / Epoch Times)

Đức Chuyển Luân Thánh Vương sinh tại nhân gian, tại gia mà tu thành Thánh Vương, xuất gia ắt đã đắc Chính Giác thành Phật, là vị Như Lai mang Pháp lực của thế giới mười phương với thần thông cực đại, là Vương của vạn Vương trong Pháp giới. Đức Chuyển Luân Thánh Vương một khi xuất thế liền mang đến “Thiên hạ thái bình”, Ngài sẽ dẫn dắt chúng sinh tu luyện tại gia, không cần xuất gia vẫn có thể tu thành Phật. Ngài dùng “Từ bi” và “Trí huệ” để trị lý thế giới cho đến toàn vũ trụ, khai sáng một thời đại Chuyển Luân Thánh Triều. Ngài tin tưởng bất cứ ai, chỉ cần tâm tồn thiện niệm, thiện đãi tha nhân, vô luận bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào, đều có cơ hội thụ nhận an trạch của Chuyển Luân Thánh Vương.

Dự ngôn được ghi lại trong kinh Phật đã ứng nghiệm, và hoa Ưu đàm trong dự ngôn đã khai nở trên khắp thế giới. Hạt giống của hy vọng giống như những hạt giống của hoa sen, lặng lẽ nảy mầm trong nhân thế đen tối thập ác này. Truy tầm Chuyển Luân Thánh Vương sẽ là lựa chọn tốt nhất để kết thúc đại Pháp nạn của Phật giáo và nghênh hướng tới một tương lai mỹ hảo.

Tác giả: Thái Đại Nhã – The Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch