Ban chuyên mc Đời sng Thi báo Đại K Nguyên xin gii thiu đến quý độc gi lot bài “Câu chuyn cuc đời” k v nhng con người đến t khp nơi trên mi min đất nước. H có th là mt giáo sư, tiến sĩ, mt bác sĩ, mt doanh nhân hay mt anh công nhân, ch nông dân, em hc sinh sinh viên, v.v… Mi người vi thân phn, giai tng, ngh nghip và hoàn cnh khác nhau, nhưng sâu thm t trong tim thc vn luôn đau đáu mt ni khát khao được tìm v vi chân lý và ý nghĩa nhân sinh vn có ca đời người.
***

“Những thành công và vấp ngã, rồi những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống lại mang tôi về với những câu hỏi đã nhen nhúm từ thời xa xưa. Vậy thành công là thế nào? Có một giới hạn nào không cho những tham vọng và nhu cầu? Cuộc sống có vẻ bất công khi thấy rằng, có người rất cố gắng và có tài mà chẳng được kết quả gì nhiều, nhưng có người nhẹ nhàng mà cái gì cũng có. Số phận có hay không? Nếu là có thì điều gì quyết định nên số phận của bạn? Liệu có cách nào thay đổi…?”

Đại Kỷ Nguyên có cuộc phỏng vấn anh Đào Huy Phong, tiến sĩ Công nghệ Sinh học tại Cộng Hòa Pháp, hiện đang là Giám đốc Nghiên Cứu và Phát Triển của một tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, về con đường dẫn anh đến với Đạo.

Phóng viên Đại Kỷ Nguyên: Xin hỏi anh, là một người thành đạt, gia đình hạnh phúc, vậy con đường nào dẫn anh đến với Đạo, với tu luyện? Thông thường người ta hay nói người “chán đời” mới tìm đến đường tu?

Không rõ nhân duyên được gieo từ lúc nào, nhưng ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi đã có những ‘suy nghĩ trăn trở về ý nghĩa cuộc đời’. Bây giờ không còn nhớ được là lúc đó mấy tuổi, nhưng ngay từ khi còn bé xíu ở quê, đêm đêm nằm nghe tiếng giun tiếng dế vọng lên từ đất, tiếng côn trùng ếch nhái ngoài ao dội vào nhà, tôi đã tự hỏi thầm: không lẽ rồi ai cũng phải chết, và chết là mãi mãi biến mất sao? Nếu đó là sự thật, điều đó quả là khủng khiếp!”

Có lẽ bản năng đi tìm lời giải cho những bí ẩn cuộc sống khiến tôi rất ham đọc sách từ lúc học cấp 1, cấp 2. Tôi đọc tất cả những sách trong tủ của bố, mượn sách của bác (vốn là thầy giáo nên có rất nhiều sách), sau đó thì đọc đến các sách giáo khoa của các anh trai… Tôi thích đọc những sách nói về số mệnh, bói toán… mặc dù chẳng lý giải được mấy. Cứ như vậy cho đến khi học hết đại học.

Trong thời gian học cao học, và sau đó là bảo vệ luận án tiến sĩ ở cộng hòa Pháp thì phải tập trung cho học hành và nghiên cứu khoa học, loay hoay đêm ngày với các đề tài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Những thành công và vấp ngã, rồi những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống khiến lại mang tôi về với những câu hỏi đã nhen nhúm từ thời xa xưa. Vậy thành công là thế nào? Có một giới hạn cho những tham vọng và nhu cầu? Cuộc sống có vẻ bất công khi thấy rằng, có người rất cố gắng và có tài mà chẳng được kết quả gì nhiều, nhưng có người nhẹ nhàng mà cái gì cũng có. Số phận có hay không? Nếu là có thì điều gì quyết định nên số phận của bạn? Liệu có cách nào thay đổi…?

Vậy nên dù có được chút thành công trong cuộc sống, và không phàn nàn gì về hạnh phúc gia đình mình đang có, nhưng đối với tôi những câu hỏi này vẫn cần có câu trả lời …Và cuối cùng tôi đã tìm thấy trong tu luyện.

5
TS Đào Huy Phong thăm và làm việc với một Trung tâm nghiên cứu ở Pháp.

Phóng viên Đại Kỷ Nguyên: Có đúng anh không thuộc kiểu người “chán đời đi tu” hay thất chí thất tình mà đi tu?

Đây có lẽ là một quan niệm sai lầm về người tu luyện. Đúng là trong thực tế có nhiều người gặp phải biến cố lớn trong cuộc đời, hoặc khi đã lên đến đỉnh cao của danh vọng nhưng vẫn thấy “thiếu vắng” một cái gì đó, khiến họ bắt đầu phải suy nghĩ lại một cách nghiêm túc xem mục tiêu cuộc đời là gì? Liệu còn cái gì tốt đẹp hơn không? Và khi đó có thể họ tìm đến những con đường tâm linh khác nhau. Đôi khi nhìn bề ngoài nó sẽ giống như là “chán đời” hay thất tình… Còn lại thì nhiều người không phải trải qua những cung bậc ấy, họ tìm đến tu luyện như một cách để đạt đến cảnh giới cao hơn, giống như điều mà người xưa đã giảng.

Cách đây hơn 2000 năm, hai vị truyền dạy ra hai trường phái tu luyện là Ngài Lão Tử (tu luyện Đạo gia) và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (tu luyện Phật gia) đã giảng những điều ấy, thấy rằng con người quả thật là đau khổ trong vòng Sinh Lão Bệnh Tử cùng với Danh Lợi Tình, và vì thế các vị ấy đã chỉ ra cách mà con người có thể thoát khỏi những sự đau khổ đó.

Trong vòng xoáy cuộc đời, có một số người thất vọng vì không đạt được mục đích trong đời thường mà lánh đến chùa đi tu nhưng đó chỉ là con số hữu hạn thôi. Bản thân các pháp môn tu cổ xưa cũng không phải dành riêng cho những người như thế, mà đòi hỏi phải có ý chí kiên định và một cái tâm sáng. Tu luyện bên Đạo gia hay giảng “Sư phụ tìm đệ tử”, thực ra là rất kén chọn người học, vì họ chủ yếu là chân truyền. Còn bên Phật gia thì giảng phổ độ chúng sinh, ai có tâm tu đều có thể đến, nhưng để “ngộ” được các Pháp lý thì người có tâm thái “chán đời” hay “thất tình” sẽ rất khó khăn.

Môn Pháp Luân Công mà tôi tu luyện là một môn tu luyện thuộc trường phái Phật gia, yêu cầu ở đâu cũng phải cố gắng làm một người tốt giữa đời thường chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, sống ở nhà hay làm gì trong xã hội cũng phải tốt, muốn vậy thì không thể có tâm thái chán đời được. Có lẽ đây là một môn tu luyện duy nhất trong đó có nhiều bạn trẻ và tầng lớp trí thức đến vậy.

Phóng viên Đại Kỷ Nguyên: Là một người đã có gia đình, công việc bận rộn, vậy anh sắp xếp thế nào cho sự tu luyện của mình?

Khi đọc các bài giảng trong Pháp Luân Công, người học sẽ lĩnh hội được rất nhiều điều, trong đó có những nguyên lý cho phép lý giải hoặc đánh giá các sự việc xảy ra xung quanh mình một cách chính xác và dễ dàng hơn. Đôi khi có thể hình dung giống như người lên đại học rồi giải các bài toán ở lớp dưới, sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Khi đầu óc được mở mang, bạn có thể xử lý các công việc nhanh chóng hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.

Những người tu luyện có lẽ là những người thực sự hạnh phúc nhất. Người ta hiểu được các cách thức mà cuộc sống xoay vần, không còn phải lo lắng về những điều không tưởng nữa, biết được cái gì là cái họ thực sự muốn do đó tập trung tinh lực vào đó và cắt bỏ những điều phù phiếm khác. Cuộc sống như vậy trở nên bình yên hơn.

Ngoài ra, Pháp Luân Công thông qua 5 bài tập nhẹ nhàng giúp cải biến nhanh chóng sức khỏe cho thân thể. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn vì trong xã hội ngày nay, môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm nhiễm độc, công việc căng thẳng gấp gáp… người ta sớm muộn sẽ bị bệnh. Đủ thứ bệnh phát sinh: huyết áp cao, tiểu đường, vô sinh, ung thư… toàn là thứ mà y học hiện đại chưa chắc đã chữa được. Có nhiều người chỉ sau tuổi 30 đã thân thể lệt bệt nặng nề bệnh tật, nhưng tôi đã thấy họ chân chính tu luyện theo Pháp Luân Công và mọi vấn đề đã được giải quyết. Bản thân tôi trước đây cũng nhiều bệnh tật như xoang, thoái hóa cột sống, tuy không phải nan y nhưng cũng khiến tôi triền miên khổ sở, nay không thuốc thang mà đã khỏi hết cả.

Lo lắng về cơm áo gạo tiền rồi bệnh tật là hai mối lo lớn nhất của đời người. Thoát khỏi hai cái đó, tinh thần sẽ thật là nhẹ nhàng, vậy nên mới nói người tu luyện là sung sướng nhất.

TS Đào Huy Phong phát biểu tại một hội thảo về sức khỏe dinh dưỡng.
TS Đào Huy Phong phát biểu tại một chương trình phổ biến sức khỏe dinh dưỡng cộng đồng.

Phóng viên Đại Kỷ Nguyên: Đi tu mà không vào chùa… nghe có vẻ vô lý?

Thực ra đó là điều của các pháp môn khác nhau. Mỗi một đường lối tu luyện đều có phương pháp của họ, người xưa tu luyện thường phải lên núi, vào chùa… tách biệt hẳn với xã hội người thường. Họ sợ rằng nếu còn ở giữa người thường thì tâm không tĩnh được, tu sẽ không thành.

Trong Pháp Luân Công, mấu chốt của tu luyện là phải tu tâm tính, trở thành một người tốt theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn. Các học viên Pháp Luân Công xem xã hội đời thường như một cái chùa vậy, ở đâu cũng tu được. Ở giữa tranh giành vật chất và lợi ích cá nhân mà không bị cuốn theo, giữa mâu thuẫn giữa người với người mà không khổ não dày vò… vẫn có thể làm một người thiện. Trong ma luyện như vậy thì sẽ khó làm được, nhưng khi làm được rồi thì mới là vững chắc nhất.

Ai cũng phải thừa nhận rằng đạo đức đang là vấn đề lớn được xã hội quan tâm. Mọi chuyện trở nên phức tạp hơn khi người ta không còn đạo đức, và không còn niềm tin. Vì không tin nhau, nên phải mất công quản lý, theo dõi giám sát, kiểm tra và thanh tra… rồi các hình thức đối phó. Giả sử rằng nếu ai cũng lấy đạo đức làm trọng, coi trọng Chân Thiện Nhẫn, không gian dối, không làm điều trái đạo đức, trái lương tâm, thì mọi việc trở nên nhẹ nhàng, cuộc sống cũng dễ thở hơn. Như vợ chồng tôi, cả 2 chúng tôi đều tu luyện nên bây giờ không ai phải kiểm soát nhau nữa (cười lớn), ai cũng biết rằng mình không thể làm điều xấu rồi….

Tôi thấy xã hội hiện tại khiến người ta rất dễ hư hỏng. Các vấn đề cám dỗ khắp nơi, đặc biệt đối với những người có chút thành tựu, có chút tiền và địa vị thì lại càng dễ trượt chân. Người trẻ có cách của người trẻ, người lớn có kiểu của người lớn. Quan niệm rằng sống thì có quyền hưởng thụ, nhưng cái mà gọi là hưởng thụ ấy lại phạm vào các giá trị đạo đức và có thể làm cho gia đình ly tán, làm cho người khác đau khổ. Nếu không tu luyện thì cá nhân tôi cũng không dám chắc là mình đang trôi nổi ở phương nào nữa.

Phóng viên Đại Kỷ Nguyên: Pháp Luân Công giảng về đạo đức, nhân quả và Thần, Phật, trong khi đó anh lại vốn là một người “của khoa học” và làm công tác nghiên cứu khoa học. Vậy hai điều này có gì mâu thuẫn không?

Đương nhiên không mâu thuẫn gì cả.

Thật ra khái niệm tín ngưỡng và khoa học có mâu thuẫn hay không là sản phẩm của phương Tây. Trong lịch sử, các nhà khoa học lừng danh đều đảm bảo hài hòa cả 2 phương diện này: họ vừa là người sùng tín, vừa làm khoa học. Nhất là ngày xưa, đại đa số đều như thế. Newton trước lúc lâm chung, đối diện với những người ngưỡng mộ trí tuệ và ca tụng thành tựu khoa học vĩ đại của mình, ông đã khiêm tốn mà nói rằng: “Công việc của tôi nếu đem so với sự sáng tạo vĩ đại của Thần, thì tôi chỉ là một đứa bé nhặt được một viên sỏi và vỏ ốc trên bãi biển mà thôi. Chân lý vũ trụ mênh mông như biển cả, không phải là điều mà chúng ta có thể khám phá hết được.”

Tại phương Đông vốn dĩ không hề có khái niệm mâu thuẫn giữa 2 điều này. Vì đối với người phương Đông thuở xưa, họ chỉ có nhân sinh quan, thế giới quan như vậy, mà trong đó không có sự phân biệt như phương Tây. Người Trung Quốc từ năm 105 đã phát minh ra kỹ thuật làm giấy, năm 1.000 phát minh ra thuốc súng, năm 1.100 phát minh ra la bàn v.v… Đó chẳng phải là làm khoa học, là các phát minh của khoa học? Thế nhưng họ không hề có khái niệm mâu thuẫn giữa đức tin và khoa học, họ vẫn sống một cách rất hài hòa hàng ngàn năm, vẫn sáng tạo và vẫn có niềm tin vào Trời, Thần, Phật v.v…

Chỉ đến khoảng gần 100 năm đổ lại đây, từ khi thuyết vô thần luận tiến nhập vào xã hội phương Đông mà phát sinh sự phân biệt này. Tuyên truyền của thuyết vô thần luận là sử dụng khoa học làm lý do để trấn áp tín ngưỡng tôn giáo nhằm đạt được mục đích khiến con người không còn tin vào Thần, Phật nữa. Đó là kích động mâu thuẫn. Chứ thật ra không có gì mâu thuẫn giữa đức tin tinh thần và sự sáng tạo, phát minh.

TS Đào Huy Phong trong một chuyến thăm
TS Đào Huy Phong trong một chuyến thăm và làm việc với một Trung tâm nghiên cứu tại Pháp.

ĐKN: Anh có thể nói tóm tắt những lợi ích mà anh có được nhờ tu luyện Pháp Luân Công?

Với tôi, lợi ích thì nhiều lắm, nhưng ngắn gọn có thể nói đó là một thân thể khỏe mạnh hết bệnh tật, một gia đình hạnh phúc hài hòa không còn những cãi vã nghi ngờ dằn vặt nhau, vì ai cũng biết tiết chế bản thân mình, ai cũng tự giác nâng cao chuẩn mực đạo đức của bản thân. Ngoài ra, tôi được một tâm hồn luôn trầm tĩnh, lạc quan vui vẻ mà trước kia tôi không có được, một trí não sáng suốt trí tuệ hơn trước, và đặc biệt, tôi biết được ý nghĩa và mục đích sống của mình…

ĐKN: Rất cảm ơn anh về những chia sẻ hết sức thú vị! Tôi nghĩ người đọc sẽ tìm đọc những cuốn sách của Pháp Luân Công sau khi nghe cuộc trò chuyện này. Chúc anh thành tựu trên con đường của mình.

Ban chuyên mục Đời sống Thời báo Đại Kỷ Nguyên

Xem thêm: