Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Trong đó phải nói đến bộ ba kinh điển giáo dục truyền thống “Đệ tử quy”, “Tam tự kinh” và “Thiên tự văn”, với những bài học đầu đời cho trẻ em vô cùng ý nghĩa.

Tiếp theo Phần 1, Phần 2.

4. Thiên tự văn chí thiện chí mỹ

Đối với “Thiên tự văn”, chúng ta nói đó là bức tranh hài hòa của vũ trụ mênh mông, của sinh mệnh hạnh phúc, là nhân sinh viên mãn của ‘hoàng đệ tử’. Bao đời nay, bộ sách này được đánh giá rất cao, thực sự viết vô cùng hay.

Trước tiên, “Thiên tự văn” không chỉ trong giáo dục trẻ em, mà trong văn hóa truyền thống đều có vị trí quan trọng. Thiên tự văn cũng có ảnh hưởng lớn trong nghệ thuật thư pháp. Có nhà thư pháp tên là Trí Vĩnh đặc biệt yêu thích Thiên tự văn. Trí Vĩnh là cháu 7 đời của Vương Hy Chi (nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc), cả đời ông đã chép 800 quyển Thiên tự văn, tặng chùa chiền.

Hoàng đế Tống Huy Tông, người sáng tạo ra sấu kim thể  (một kiểu viết chữ trong nghệ thuật thư pháp. Tên gọi “Sấu kim thể” là do trên thực tế kiểu viết của Huy Tông thanh mảnh tương tự như sợi vàng, xoắn và đảo ngược), cũng đã viết rất nhiều tác phẩm thư pháp Thiên tự văn. Rất nhiều nhà thư pháp có văn hóa cao cũng đều thích viết Thiên tự văn. Phương diện này nói lên cái tốt đẹp cao nhã của Thiên tự văn. Mặt khác, nó cũng mở rộng ảnh hưởng của Thiên tự văn trong xã hội.

“Thiên tự văn” chí thiện chí mỹ, là kinh điển giáo dục trẻ em truyền thống ưu tú. Thứ nhất, nội dung tinh tế, văn từ mỹ lệ, là bộ sách của hoàng gia sử dụng, vô cùng nổi tiếng. Trong đề mục của Thiên tự văn có chữ  “Sắc” – Sắc viên ngoại tán kỵ thi lang. Tại sao sách lại có thêm chữ “sắc” (sắc chỉ của nhà vua), đó là hoàng đế chiếu lệnh viết, chiếu lệnh in ấn, chiếu lệnh hoàng tử học tập sử dụng, rất có quyền uy.

“Thiên tự văn” chí thiện chí mỹ, có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội thời xưa. (Tranh minh họa)

Thiên tự văn gom các loại tri thức vào một lò, đồng thời xuyên suốt toàn bộ bộ sách với một tư tưởng thống nhất, mạch lạc rõ ràng, ngôn ngữ traau chuốt. Văn phong mỹ lệ, thực sự làm cho không có bộ sách kinh điển giáo dục trẻ em nào có thể tiếp cận được.

Không tiếp cận được, tức là ở đằng sau quá xa, đuổi không kịp, từ nội hàm đến cảnh giới đều như vậy. Cổ nhân đánh giá rằng: “Chỉ giới hạn bởi 1.000 chữ, mà xuyên suốt mọi đạo lý , không chút sai sót, như múa xiêm y trên mẩu gỗ, như kéo tơ dài từ sợi rối”, đánh giá vô cùng cao.

Chỉ 1.000 chữ này, để định được ra, không được trùng lặp, viết không bị rối, mà còn thông suốt, thất sự là quá khó! Trên mẩu gỗ rộng một tấc mà múa điệu múa vô cùng đẹp mắt, mọi người thử nghĩ xem, chẳng phải yêu cầu vô cùng cao đó sao? Hy vọng rằng chúng ta cũng có thể làm được như vậy, múa một bài, hát một bài, hoặc giảng một bài học, cần đạt được chí thiện chí mỹ, để mọi người phải trầm trồ khen ngợi.

Kéo tơ dài từ sợi rối, cũng giống như “Tam tự kinh”, dường như rất nhiều thứ, nhưng khái quát lại mọi người có thể rõ ràng ngay. Kéo tơ dài từ sợi rối, mới đầu nhìn thấy rất rối loạn, tìm đầu mối ở đâu đây, nhưng nếu chúng ta chú tâm làm là giải quyết được, thất sự là tuyệt vời.

Ngày nay giáo viên dạy học thật không dễ dàng. Cổ nhân nói, người thầy phải truyền đạo, thụ nghiệp giải mê hoặc. Ngày nay thầy giáo luôn phải tự hỏi lòng mình: Tôi truyền đạo phải không? Tôi có hiểu đạo không?

Hơn nữa ngày nay những người đi học thì bậc “Thượng sỹ” không nhiều, chỉ thích nghe điều mình thích, điều dễ nghe, có một chút không hợp với suy nghĩ của mình thì không nghe nữa, từ bỏ luôn. Truyền đạo thật không dễ dàng, nói nhẹ thì không có tác dụng, nói nặng thì có người không chịu nổi. Có nhiều điều muốn nói mà không thể tùy ý nói ra, vẫn phải nói rõ ý nghĩa, để mọi người hiểu rõ, lại không thể nói thẳng, nhưng đã là người thầy thì phải bỏ công sức ra giảng hết.

Chu Hưng Tự là tấm gương cho chúng ta. Người có chí, việc ắt thành, điều mà các bạn muốn làm, nhất định phải làm bằng được. Chỉ mảnh gỗ rộng một tấc, người bình thường cho rằng không thể múa ở trên đó được, có người lại nói có thể múa được, mà thậm chí còn múa rất đẹp nữa. Làm việc đúng đắn, chúng ta nhất định phải có lòng tin!

Lại nói về việc ngọc bích trở  về nước Triệu của Lạn Tương Như. Ngọc đã sang nước Tần, mà vẫn có thể đưa trở về Triệu. Nói thực, ai đi người ấy sẽ chết. Đem ngọc bích Hòa Thị đi rồi, hoặc không đem về được, hoặc bị vua Tần giết, làm mất viên ngọc này rồi, may mắn về được thì cũng bị vua Triệu giết, có thể nói là ai đi thì người đó sẽ chết. Người bình thường không làm được, ai đi người đó phải chết, nhưng Lạn Tương Như có thể đi, đi không những không bị giết, về còn được thăng quan, tiếng thơm muôn đời.

Người khác đều nghĩ cho mình, đều sợ, chỉ có Lạn Tương Như nghĩ cho từng người, lo nghĩ cho nước Triệu, lo nghĩ cho nước Tần, lo nghĩ cho nhân dân nước Tần, lo nghĩ cho nhân dân nước Triệu. Hai bên đánh nhau chẳng phải đều chết người sao! Vì một viên ngọc quý mà hai nước đánh nhau, tử thương vô số, thì lại là đại ác. Nhưng Lạn Tương Như đều có thể xử lý tốt, ông cũng lo nghĩ cho vua Triệu, ông cũng lo nghĩ cho vua Tần.

Người bình thường mà gặp chuyên này, nghĩ đến vua Tần đã sợ hãi, ai còn lòng dạ nghĩ cho vua Tần, chỉ nghĩ làm sao để mình giữ được cái đầu, phải vậy không? Lạn Tương Như có tấm lòng rộng lớn, ông cũng không sợ. Ông là người đại thiện, thì được trời phù hộ, thì không ai có thể làm hại ông được. “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” (Đạo trời không có thân quen, thường giúp người thiện), “Hoàng Thiên vô thân, duy đức thị phụ” (Ông Trời không thân với ai, chỉ trợ giúp người đức độ), trời phù hộ người lương thiện.

Nói về Quan Vân Trường qua năm ải chém sáu tướng, ngày nay ai có thể qua năm ải chém sáu tướng? Quý vị nói xem, mấy nghìn quân đánh một người mà không bắt được, có thể như vậy sao? Người bình thường sẽ nói là không thể như thế được. Năm ải sáu người kia đều là tướng, đều là kẻ ngốc sao? Quan Vũ còn đem theo gia quyến Lưu Bị, không bắt được ông sao? Dù có võ công cao nữa cũng không thể thoát được. Nhưng Quan Vân Trường vẫn xông lên, chẳng phải là chỉ dựa vào chính khí ? Đó là nghĩa khí! Ông có chính khí to lớn.

Tranh vẽ Quan Vân Trường. Ảnh dẫn theo VoThuat.vn

Chu Hưng Tự, Lạn Tương Như, Quan Vân Trường, v.v… bao nhiêu bậc thánh hiền thời xưa trong lịch sử đã làm nên những kỳ tích mà người thường cho rằng tuyệt đối không thể làm được. Vậy nên, chúng ta nên có lòng tin, có lòng đại thiện vì việc chung, thì không có gì là không làm được. Trời, Thần, Phật vạn năng, tạo hóa không gì không làm được.

Không thể là do quan niệm của chúng ta cho là không thể. Chúng ta thử nghĩ kỹ xem, người khác cho là không thể, thánh hiền lại làm được. Việc ngọc bích trở về Triệu, ai đi người đó chết, Lạn Tương Như lại có thể về được, lại còn thăng quan. Nói Thiên tự văn, một nghìn chữ không trùng lặp viết thành văn chương, Chu Hưng Tự chỉ một đêm viết xong, lưu truyền thiên cổ.

Do đó hôm nay mọi người đều có thể làm tốt, chính là cái ý đó, không gì không làm được. Người ta thấy không làm được, các bạn lại thấy làm được, thực sự làm được, vậy là các bạn đã là rất vĩ đại rồi.

Múa xiêm y trên mẩu gỗ, kéo tơ dài từ sợi rối”, mỗi một người đều có đủ năng lực này, nhưng có thứ gây trở ngại, ngăn cản chúng ta, đó là lòng dạ của chúng ta có thể cần phải lớn hơn nữa, và, có thể chúng ta cần lương thiện hơn nữa.

Có một số việc làm không thành, là cái thiện của chúng ta cần phải lớn hơn nữa. Chu Hưng Tự, ông tuyệt đối không nghĩ đến công danh lợi lộc của mình, lấy lòng Hoàng đế cũng không. Ông thật quang minh chính đại, đã để lại cho đời những điều tốt đẹp. Lúc này chỉ là “tri thức thần nông cạn, có mấy trợ từ ngữ khí Yên, Tai, Hồ, Dã mà thôi”.  Và Trời đã giúp ông.

Năng lực của mỗi con người tuyệt đối là có đủ, khi cảm thấy khó, là vì giới hạn ở cái “tôi”, giới hạn ở cái bề ngoài. Bắt đầu cân nhắc mò mẫm, chủ yếu chỉ nghĩ đến lợi ích, được mất, v.v…, là bắt đầu bị khó khăn, trói buộc rồi.

Dưới đây nói về “Sơ đồ viên mãn Thiên Nhân hợp nhất của Thiên tự văn”. Tất nhiên là nói theo nội dung của cả quyển, chứ không khái quát theo số lượng chữ.

Bên trái từ trên xuống, phần thứ nhất là “Vũ trụ vô hạn”, vũ trụ vô hạn sinh ra “thế giới rộng lớn”, trong thế giới rộng lớn lại bao gồm “xã hội tốt đẹp”, nhưng ở đây có thể thêm 2 chữ: “Thánh hiền”, tức là xã hội tốt đẹp sẽ là xã hội do thánh hiền khai sáng.

Vũ trụ mênh mang, đời người cần tu dưỡng

Vũ trụ vô hạn được thể hiện trong 8 chữ “Thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang” (Trời đất đen vàng, vũ trụ mênh mông). Tuy 8 chữ trong 1.000 chữ, nhưng 8 chữ này lại là biểu thị của vũ trụ vô hạn. Vũ trụ vô hạn sinh ra thế giới rộng lớn, giống như ống kính máy ảnh, từ vũ trụ mênh mông thu nhỏ lại, nhỏ lại, nhỏ lại, rồi xuất hiện một thế giới rộng lớn vô cùng phồn vinh. Thời gian trôi đi, “mặt trời mặt trăng mọc rồi lặn, sao giăng đầy trời. Lạnh đến, nóng đi, thu thu hoạch, đông cất trữ”. “Mây bay mưa rơi, hơi nước kết sương. Vàng sinh nước đẹp, ngọc từ gò đồi”, bao gồm “biển mặn sông ngọt, cá lặn chim bay”.

Nói về 8 chữ “biển mặn sông ngọt, cá lặn chim lượn” này, quý vị cảm nhận thế nào? 8 chữ này làm người ta cảm thấy lòng dạ thật rộng mở. Đệ tử quy “Kéo rèm từ từ, đừng gây tiếng động” giảng điều gì? – Là cẩn thận, bao hàm cái ý yêu người quý vật.

Thiên tự văn “biển mặn sông ngọt, cá lặn chim lượn” giảng điều gì? –  Là tấm lòng, là cảnh giới. Quý vị nói xem, người viết và người học điều này, họ sẽ giật cái rèm không? Lòng dạ rộng lớn bao nhiêu? “Cá lặn chim lượn”, không chỉ là hai loại động vật, mà là một thế giới hài hòa tốt đẹp. “Biển mặn sông ngọt” có vẻ như là đối lập, không ai phạm vào ai, một mặn một ngọt. Có người nói rằng, điều này là nảy sinh mâu thuẫn, vội và chậm thì cũng sinh mâu thuẫn. Xã hội ngày nay là như thế này, luôn mâu thuẫn và đấu đá nhau.

Tuy nhiên ở đây, “biển mặn sông ngọt” không có đấu tranh, chỉ có hài hòa, rất hạnh phúc và tự nhiên. “Cá lặn chim lượn”, cá bơi đường cá, chim bay đường chim, ở đây lại có cái rộng lớn. Tại sao rộng lớn? Giả dụ chỉ có cá, thì chỉ có biển mà không có trời; nếu chỉ có chim bay, thì chỉ có trời mà không có biển, nhưng nó lại có đủ tất cả. Và chúng là có mối quan hệ hài hòa, bổ sung cho nhau. Có biển sâu thì mới có trời cao để so sánh. Giả sử chỉ có biển, thì không có khái niệm trời, có khái niệm trời cao thì mới có cái đẹp của biển sâu. Trong đó thật hài hòa tốt đẹp.

“Biển mặn sông ngọt” không có đấu tranh, chỉ có hài hòa, rất hạnh phúc và tự nhiên. Ảnh dẫn theo pinterest.com

Do đó nói “biển mặn sông ngọt, cá lặn chim lượn”, 8 chữ này rất đẹp, so với “Kéo rèm từ từ, đừng gây tiếng động” thì không ở cùng cảnh giới. Đây là một thế giới tươi đẹp, thế giới hài hòa, thế giới rộng lớn. Tuy nói “lân tiềm” (cá lặn), nhưng chữ “lân” (loài có vẩy) này thật là rộng, nó không nói rồng, nhưng cũng bao gồm cả rồng, vì rồng cũng có vẩy. Đây chính là cái hay của khái quát, “lân tiềm” chứ không phải “ngư tiềm” hay “long tiềm”, là cái cụ thể. Do đó “lân tiềm” (cá lặn) gao gồm các loài cá, rất nhiều. “Tiềm” (lặn) còn có lặn sâu, lặn nông, lặn đặc biệt sâu, lặn đặc biệt nông, có lặn thì cũng có ngoi lên, biến hóa vô cùng. Hai chữ này là một thế giới phồn vinh.

“Vũ tường” (chim lượn), nó không phải chỉ một con chim, mà là tất cả các loài có lông vũ. Do đó viết ra hai chữ này thì tất nhiên sẽ gọi cả phượng hoàng đến. Theo cổ nhân nói, nếu thực sự viết được văn chương như thế này, phượng hoàng sẽ bay đến. Ngày nay văn chương như thế này rất ít gặp. Do đó chim bay, là công trên trời, là phượng hoàng, chẳng phải muôn loài chim chầu phượng hoàng đó sao! “Lượn” còn ở các góc độ khác nhau, tới các hướng khác nhau, đủ các kiểu lượn. Thế giới chim muông tươi đẹp. Thêm vào biển nữa, mới tuyệt diệu làm sao! Còn có “rau trọng cải gừng”, thế giới rau cũng rất phong phú, lại thêm hoa quả thì bắt đầu mở rộng ra. Còn có “vàng sinh nước đẹp, ngọc ở gò đồi” nữa. Vàng, ngọc, vòng tay, dây chuyền, tượng Bồ Tát; thiên nhiên cộng thêm nhân tạo, thật vô cùng vô tận.

Tất cả trong vũ trụ vô hạn, thế giới rộng lớn, vũ trụ vô hạn này, chỉ có 8 chữ, đã có thể nói lên rất nhiều điều trong cái thế giới rộng lớn ấy. Tiếp theo là xã hội tốt đẹp. Ở đây, đầu tiên nói “Long Sư Hỏa Đế, Điểu Quan Nhân Hoàng”, bắt đầu giảng thánh nhân tạo ra xã hội hài hòa. Giống như chúng ta dùng máy ảnh chụp một tập ảnh, nó không ngừng thu nhỏ phạm vi, từ vũ trụ vô hạn, đến thế giới rộng lớn. Từ thế giới rộng lớn lại thu nhỏ vào xã hội con người, xã hội con người cũng là một bộ phận của thế giới rộng lớn.

Đó là trong quá trình không ngừng thu nhỏ trong vũ trụ, ở đây giả dụ quay một bộ phim, không ngừng thu nhỏ, đều vô cùng đẹp, ba cảnh giới lớn. Đến xã hội con người rồi, “Oa” một tiếng khóc, một đứa bé ra đời. “Nên cái thân này, tứ đại ngũ thường”, bắt đầu giảng về hiếu, đứa bé này ra đời, phải tu dưỡng đạo đức, gây dựng cuộc đời hạnh phúc.

Vũ trụ vô hạn dùng có 8 chữ, vậy mà tu dưỡng bản thân lại giảng nhiều như thế này. Tiếp tục xem tiếp đoạn phim, đứa bé này bắt đầu học tập, tu dưỡng bản thân, quá trình từ từ lớn lên: đến thanh niên rồi, đọc sách, tu dưỡng nhiều hơn. Bước vào xã hội rồi, lập tức là “tính tĩnh tình yên, tâm động thần mệt, giữ chân chí đủ, theo vật ý rời”.

Con người rất nhiều việc làm không nổi là vì mục địch có sai lệch, đó là chạy theo dục vọng vật chất, danh lợi tình hận, nếu chúng ta hướng ra ngoài truy cầu thì đã gây trở ngại cho cái tâm của mình.

“Kiên trì nhã tháo, tước cao tự được”, tước cao là quan chức cao. Đây chẳng phải là “người đức lớn không giới hạn ở 1 chức quan” mà  trong “Học ký” giảng đó sao? Người tu dưỡng tốt nhất, nên làm quan to nhất. Vậy trong các hoàng tử, người tu dưỡng tốt nhất nên làm hoàng đế. Đức hạnh quý vị càng lớn, chẳng phải có liên quan chặt chẽ đến chức quan cao đó sao, đây là chính lý.

Đạo đức tu dưỡng tốt rồi, thì phải bắt đầu “hoàn thành sứ mệnh”. “Đô ấp Hoa Hạ, Đông Tây nhị kinh”, anh ta ra đi thì không đi về vùng thôn quê, mà đến kinh thành làm đế vương khanh tướng. Tất nhiên nếu làm hoàng đế, anh ta phải làm vua đứng trước thiên hạ, cho nên mới có “Phải thông Quảng Nội, trái đến Thừa Minh, cung điện hai bên, cờ bay cột dựng. Yến tiệc bày ra, sáo đàn réo rắt”. Hoàng cung mở tiệc thì không như người thường, mà là quốc yến.

Hoàn thành sứ mệnh, ở đây không nói là vui quan muốn làm gì thì làm, như vậy đâu có được!

Có câu chuyện về Nhạc thánh Sư Khoáng. Vua Tấn trên bàn tiệc nói: “Không gì vui thích bằng làm vua! Lời nói ra không ai dám trái lệnh!””. Ý nói vua thì muốn làm gì thì làm, làm những gì mình muốn. Sư Khoáng nghe thấy, cầm đàn lên đập vua. Hành thích vua rồi! Các quan khác sợ hết hồn, muốn xử tội ông. Sư Khoáng là người mù, ông nói: “Tôi không nghe thấy vua nói, tôi nghe thấy tiểu nhân nói, kẻ tôi đập không phải là vua mà là tiểu nhân”.

Làm vua không phải chuyện chơi, thiên hạ lớn thế này giao cho vua, nhiều anh hùng hào kiệt như thế, nhiều kinh điển như thế, làm vua chẳng phải là một trách nhiệm đó sao? Chẳng phải là một sứ mệnh đó sao? Do đó ở đây nói về đế vương khanh tướng, đều là có sứ mệnh, phải hoàn thành sứ mệnh “trị quốc bình thiên hạ” của mình. Thực ra mỗi người chúng ta cũng như vậy “Trời sinh tài năng của ta ắt sẽ hữu dụng”.

Gây dựng công danh sự nghiệp, sứ mệnh hoàn thành rồi, thì có thể trị cái gốc là nông dân. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, không được tranh công của người khác, nên làm gì thì hãy làm cái đó, không tranh công danh lợi lộc. Giả sử nói hoàn thành sứ mệnh là một quá trình  trưởng thành, thì tu dưỡng đạo đức lại là quá trình buông bỏ.

Đây chính là sự trưởng thành và trở về của một sinh mệnh. Thiếu niên, thanh niên, đọc sách tu dưỡng, trung niên cống hiến xã hội, hoàn thành sứ mệnh lịch sử, đến tuổi già, trở về với tự nhiên. “Thiên tự văn” giảng về sự sinh trưởng tinh thần và sinh trưởng về thể xác của con người.

Sinh trưởng thể xác của con người, ông trời để cho mọi người đều thấy, thể xác tăng trưởng, đến 18, 20 tuổi thì ngừng tăng trưởng, cá biệt có người 23 còn tăng trưởng chút ít, cũng có cách nói như vậy. Nhưng ít ai nói 27, 28 tuổi còn cao lên. Người béo thế nào đi nữa, 100 cân, 250 cân, 500 cân, thì đến khi gần chết cũng không thể lên 5.000 cân, không có chuyện như vậy, vì đó chỉ là thể xác. Nhưng hào quang tinh thần, giống như Khuất Nguyên viết, có thể “Thọ cùng trời đất, sáng như nhật nguyệt”, nó chẳng phải vẫn tăng trưởng sao? Đây là tăng trưởng tâm linh, tinh thần. Thanh thiếu niên tăng trưởng về tu dưỡng đạo đức, khi tráng niên tăng trưởng trong quá trình hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng, tuổi già tăng trưởng trong quá trình buông bỏ tất cả sau khi công thành danh toại, sinh mệnh không ngừng hoàn thiện.

“Thiên tự văn” giảng về sự sinh trưởng tinh thần và sinh trưởng về thể xác của con người. Ảnh dẫn theo tinhhoa.net

Vậy chúng ta sẽ quay một bộ phim về sự trưởng thành của sinh mệnh, mọi người đối chiếu sơ đồ, đi theo chiều mũi tên, từ to đến nhỏ, mọi người cùng xem một lượt. Vũ trụ vô hạn đến một thế giới rộng lớn, rồi đến một xã hội tốt đẹp, sau đó là chào đời, tu dưỡng đạo đức, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, rồi buông bỏ tất cả trở về với tự nhiên, phản bổn quy chân, có phải như vậy không?

Một đời con người, nó là một khái quát. Do đó ở phía bên trái này từ trên xuống, là một quá trình thu nhỏ của vũ trụ từ to đến nhỏ. Đối với một sinh mệnh cụ thể mà nói, thì là một quá trình bước đi từng bước. Phía phải từ dưới lên, một người sinh ra đời, tu dưỡng bản thân, bước vào xã hội, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình, cuối cùng là bỏ đi hết thảy danh lợi, trở về với tự nhiên.

Thực ra đây chính là quá trình trưởng thành, đó là trưởng thành của sinh mệnh, đồng thời cũng là một quá trình trở về. Sinh mệnh này là một lạp tử trong vũ trụ, nếu phóng to lên, thì người này lại là một thế giới, đó là anh ta trở về trạng thái bản lai của bản chất sinh mệnh. Nhưng cái vòng này không vô ích, anh ta đã tăng thêm bao nhiêu điều tốt đẹp, các khổ nạn đã qua đều biến thành tốt đẹp, mà tất cả đều chân thực lưu lại ở đó. Đó chẳng phải là Đạo sao? Đó là anh ta từ Đạo mà sinh ra, Đạo vô hạn sinh ra một cá thể, buông bỏ tất cả  lại trở về với Đạo, về với Đạo rồi, đó chính là một đời hoàn mỹ. Thế giới tốt đẹp, cuộc đời hoàn mỹ, đó chính là “Thiên tự văn”.

“Thiên tự văn” thành sách, là một nghìn chữ trong một đêm viết xong. Do đó vũ trụ thần kỳ, huyền diệu vô cùng, thực là vạn năng, không gì không thể.

Đây chính là Thiên tự văn chí thiện chí mỹ mà chúng ta cùng thưởng thức, vẫn còn có Thánh hiền Chu Hưng Tự không ngừng khích lệ chúng ta, cho chúng ta lòng tin.

Theo tác giả: Đổng Hân
Hải Sơn biên dịch

Xem thêm: