Tạp chí khoa học nổi tiếng American Human Genetic từng đăng một bài luận văn, kể rằng 70.000 năm trước đây, biến đổi khí hậu khiến môi trường trở nên khắc nghiệt, nhân loại phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, toàn thế giới chỉ còn lại 2.000 người. 

Nhân loại bên bờ diệt vong

Năm 2005, Hiệp hội Địa lý Quốc gia và Tập đoàn Máy tính IBM đã phối hợp trong một dự án có tên là “The Genographic Project”, được hỗ trợ bởi các nhà khoa học từ Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pháp, Anh và Úc. Hàng ngàn dữ liệu DNA của con người được thu thập từ hơn 50 khu vực khác nhau trên thế giới đã được phân tích và so sánh, kết quả cho thấy nhân loại xuất hiện trên trái đất khoảng 200.000 năm về trước.

Theo một nghiên cứu vào năm 2013 của nhóm các nhà khoa học Israel và Hoa Kỳ công bố trên tạp chí American Human Genetic, thông qua thử nghiệm DNA tuyến lạp thể (di truyền từ mẹ sang con), phát hiện thấy người Khoikhoi và Thorn ở miền nam châu Phi đã tách khỏi những nhóm người khác từ 90.000 đến 150.000 năm về trước.

Theo đó, từ 90.000 đến 135.000 năm trước, miền đông châu Phi đã trải qua thời kỳ khí hậu khô hạn khắc nghiệt. Biến đổi khí hậu dẫn đến những thay đổi lớn, chia cắt cộng đồng người thành các nhóm nhỏ tương đối độc lập và khép kín. Khoảng 70.000 năm trước, con người đứng trên bờ tuyệt chủng do khí hậu ngày càng khắc nghiệt, dân số giảm mạnh xuống chỉ còn lại 2.000 người. Cho đến 60.000 năm trước, con người bắt đầu thực hiện các cuộc di cư từ châu Phi và đi đến khắp nơi trên thế giới. 

Sai lầm thuyết tiến hóa

Ngày càng có nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy các nền văn minh cổ đại vượt xa nền văn minh hiện đại, từ đó chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin là sai lầm. Theo thuyết tiến hóa, văn minh nhân loại có lịch sử sớm nhất từ 10.000 năm về trước. Nhưng giới khảo cổ học liên tục tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của các nền văn minh tiền sử.

Chẳng hạn như một số lượng lớn hóa thạch bí ẩn của con người xuất hiện trên khắp thế giới, những công trình kiến trúc dưới đáy biển, dấu chân người 200 triệu năm trước, kim tự tháp vĩ đại của Ai Cập, nền văn minh Maya, nền văn minh Hy Lạp…

Thông qua phương pháp khoa học hiện đại để kiểm định niên đại, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng chúng không chỉ có lịch sử vô cùng xa xưa, mà nền văn hóa tiền sử xưa kia cũng rất phát triển, vượt xa trình độ khoa học và công nghệ hiện nay, và tất nhiên nó không thể được tạo ra bởi con người hiện đại. Do đó, nhiều nhà khoa học nhìn nhận rằng thuyết tiến hóa là hoàn toàn sai lầm.

Bằng chứng về văn hóa tiền sử

Vào năm 1972, quặng uranium khai thác từ mỏ Oklo thuộc Cộng hòa Gabon đã được vận chuyển đến một nhà máy khuếch tán khí của Pháp. Người ta ngạc nhiên khi thấy quặng uranium này đã từng được sử dụng, sau đó rất nhiều nhà khoa học Pháp đã đến mỏ khai thác Oklo để khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào 2 tỷ năm trước đã có một nền văn minh phát triển cao ở Oklo, vượt xa nền văn minh của nhân loại ngày nay. Phát hiện này sau đó được chính phủ Pháp công bố đã khiến cả thế giới chấn động.

Một trong hai cuốn sử thi vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại là Mahabharata đã miêu tả cuộc đấu tranh giành vương vị của hai chủng tộc Bandu và Kullu. Tên gọi Mahabharata nghĩa là “các truyện vĩ đại của triều đại nhà Bharata”. Bộ sử thi được viết vào 1.500 năm trước Công nguyên, cách đây khoảng 3.500 năm. Những sự kiện lịch sử ghi chép trong đó sớm hơn 2.000 năm so với thời điểm nó được hoàn thành. Điều này có nghĩa, những sự việc trong cuốn sách xảy ra cách nay ít nhất 5.500 năm. 

Cuốn sách này kể về hai trận chiến khốc liệt giữa dòng họ Kaurava và dòng họ Pandava, cả hai đều thuộc dòng dõi vua Bharata, sống ở vùng thượng lưu sông Hằng tại Ấn Độ. Điều đáng ngạc nhiên là, thông qua những lời mô tả về hai cuộc chiến, người ta phát hiện đó là một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ngay cả hình minh họa cũng vẽ các vị Thần đang ngồi trên một thứ giống như phi thuyền vũ trụ.

Hình ảnh minh họa một trận chiến trong sử thi Mahabharata (ảnh: Ranveig / Wikipedia).

Cuộc chiến đầu tiên trong sử thi được miêu tả như sau: 

Anh hùng Atvantan ngồi trên một thứ giống vệ tinh nhân tạo gọi là Vimana, hạ cánh xuống nước và phóng ra Agnia – thứ vũ khí giống như tên lửa, có thể tạo ra những mũi tên lửa dày đặc như một cơn mưa – bao vây tấn công kẻ thù với sức mạnh vô hạn. Trong phút chốc, những bóng đen với mật độ dày đặc nhanh chóng hình thành trên Pandawa khiến bầu trời trở nên tối sầm, tất cả đều chìm trong bóng tối. Tiếp đó xuất hiện một trận cuồng phong dữ dội cuốn theo bụi cát mờ mịt, những con chim kêu lên điên cuồng, hoảng loạn… Hầu như tất cả đang dần sụp đổ.

Trên không trung, mặt trời dường như đang đung đưa, lay động. Loại vũ khí này tỏa ra sức nóng khủng khiếp làm rung chuyển mặt đất. Trên một khu vực rộng lớn, các loại động vật bị thiêu cháy đến mức biến dạng, nước sông sôi sùng sục, cá, tôm và các loại thủy sản đều bị bỏng chết. Khi tên lửa bắn ra, âm thanh mạnh mẽ đùng đùng như sấm dậy, thiêu cháy binh lính giống như đang thiêu đốt củi khô.

Đoạn miêu tả về cuộc chiến lần thứ hai thậm chí còn làm người ta run sợ khiếp đảm: 

Gurka nhanh chóng lái chiếc Vimana bắn tên lửa vào ba thành phố của quân địch. Tên lửa có sức công phá toàn bộ vũ trụ, độ sáng giống hàng vạn mặt trời, các cột pháo như hoa bay lên không trung, cảnh tượng vô cùng hùng tráng. 

Thân người bị thiêu rụi đến mức không thể nhận ra, tóc và móng tay rơi xuống, đồ gốm vỡ nứt, những con chim bay ra bị thiêu cháy bằng nhiệt độ cao. Để thoát khỏi tử vong, các binh lính buộc phải nhảy xuống sông để không bị thiêu cháy.

Sau này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy vô số tàn tích của chất cháy xém trên thượng nguồn sông Hằng nơi cuộc chiến diễn ra. Những mảnh nham thạch vỡ thành từng khối trong những tàn tích còn sót lại được gắn lại với nhau, bề mặt chúng lồi lõm không bằng phẳng. Để làm tan chảy những nham thạch này thì cần nhiệt độ tối thiểu là 1.800 độ C, các đám cháy thông thường không thể đạt đến nhiệt độ này, duy chỉ có vụ nổ hạt nhân nguyên tử mới có thể đạt được. 

Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy rất nhiều tàn tích bị thiêu rụi trong khu rừng nguyên sinh Deakin. Những bức tường thành đổ nát bị thủy tinh hóa, nhẵn bóng như thủy tinh. Những đồ dùng nội thất bằng đá trong các công trình kiến trúc cũng bị thủy tinh hóa. Ngoại trừ Ấn Độ, tàn tích của cuộc chiến tranh hạt nhân thời tiền sử còn được tìm thấy ở Babylon, Sahara, Gobi, Mông Cổ. Thủy tinh Trinitite (còn được gọi là kính Alamogordo) trong những phế tích đều giống hệt như tàn dư thủy tinh còn sót lại sau vụ thử nghiệm bom hạt nhân, điều này khiến con người ngày nay không dám tin đó là sự thực.

Tại sao con người bị đào thải?

Theo bài báo đăng trên Baidu Wenku với tựa đề “Văn minh tiền sử – nhân loại tiền sử (Thuyết tiến hóa bị sai lệch: Người vượn hoàn toàn không tồn tại)”, thông qua nhiều tích cổ văn minh được phát hiện ngày nay, chúng ta có thể ngược dòng tìm hiểu về các thời kỳ lịch sử thời cổ đại, từ hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ năm trước. Từ đó có thể suy ra rằng, trên trái đất đã tồn tại nhiều nền văn minh tiền sử trong các thời kỳ khác nhau.

Sự phát triển của văn minh nhân loại mang tính chu kỳ, vào các thời kỳ lịch sử khác nhau xuất hiện những nền văn minh khác nhau. Mỗi nền văn minh tiền sử đều gặp phải sự hủy diệt tàn khốc và rồi biến mất, sau đó trái đất lại xuất hiện nhân loại mới và dần dần bước vào một thời kỳ văn minh mới. Mỗi nền văn minh của nhân loại tiền sử đều trải qua quá trình như vậy: từ xuất hiện, phát triển, tiến vào thời kỳ văn minh cao cấp và cuối cùng là bị đào thải. 

Tuy nhiên, nền văn minh phát triển cao độ không phải là lý do khiến con người tiền sử bị đào thải. Các nhà khảo cổ học hiện đại phát hiện nhiều cuốn sách tôn giáo cũng đề cập rằng, khi nhân loại bị đào thải cũng là lúc đạo đức bại hoại, con người thoái hóa biến chất. Nghĩa là, sự sinh tồn và phát triển của nhân loại có liên quan trực tiếp đến đạo đức của loài người. 

Cũng theo bài báo nói trên, con người là sinh mệnh ở tầng thấp nhất trong vũ trụ bao la rộng lớn này. Nhân loại nên thuận theo tiêu chuẩn đạo đức và quy tắc hành xử mà những sinh mệnh cao cấp hơn đã an bài. Để duy trì đạo đức của nhân loại, các Giác Giả đã hạ thế truyền Pháp vào các thời kỳ lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển lâu dài, khi văn minh phát triển tới mức độ nào đó, đạo đức của toàn xã hội sẽ trượt trên dốc lớn, đạo đức thế gian trượt xuống hằng ngày. Khi hành vi và tiêu chuẩn đạo đức của con người lệch khỏi quỹ đạo, đi ngược với quy luật của vũ trụ thì nhân loại sẽ bị đào thải. Những người ít ỏi còn sống sót sẽ duy trì và tiến vào một thời kỳ văn minh mới.

Theo An Nhiên, Soundofhope
Kiên Định biên dịch

Video: Thiên tai, Nhân họa hay khủng hoảng niềm tin?

videoinfo__video3.dkn.tv||089697873__