Trung Hoa rộng lớn không chỉ được thế giới biết đến là đất nước có nhiều bậc kỳ tài, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn là nơi có nền văn hóa lâu đời nhất và phong phú nhất. Văn hóa Trung Hoa được xưng là văn hóa Thần truyền, trải qua hàng ngàn năm lịch sử vẫn lưu giữ đến tận ngày nay. Nhắc đến văn hóa Trung Quốc, người đời thường nhắc đến 16 tinh hoa lớn nhất dưới đây:
1. Kinh dịch
Kinh dịch là kết tinh của trí huệ và văn hóa Trung Quốc 5000 năm. Nó là cái gốc của văn hóa Trung Quốc và cũng là ngọn nguồn của triết học.
2. Đạo đức kinh
Đạo Đức Kinh là trước tác triết học hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa và cũng là nguồn gốc quan trọng của tư tưởng triết học của Đạo gia. “Đạo Đức Kinh”, “Kinh Dịch” và “Luận Ngữ” được xưng là ba bộ tư tưởng có ảnh hưởng sâu xa nhất của Trung Hoa.
3. Trung Y
Trung y là y học truyền thống của Trung Hoa, cũng được gọi là Hán y. Nền tảng lý luận và cội nguồn của Trung y là “Hoàng Đế nội kinh”. Nó là bộ lý luận kinh điển nhất của Trung Hoa.
4. Y phục (Hán phục)
Hán phục là y phục và trang sức truyền thống của dân tộc Hán, Trung Quốc. Nó còn được gọi là Hán trang, Hoa phục. Nó có nguồn gốc từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế.
5. Tơ lụa
Trung Hoa là đất nước phát hiện ra tơ lụa sớm nhất trên thế giới. Mà người phát minh ra tơ lụa là vợ của Thủy tổ Hiên Viên Hoàng Đế – Luy Tổ. Bà cũng được xưng là “Nhân văn nữ tổ”.
6. Kỹ thuật chế biến trà
Uống trà, trồng trà và chế tác trà đều có nguồn gốc từ Trung Hoa. Trong sử sách Trung Hoa ghi lại, cách đây 7000 năm trước, thời đại Thần Nông, người Trung Quốc đã phát hiện ra lá trà, hơn nữa họ còn phát hiện ra lá trà có tác dụng làm thuốc.
7. Kỹ nghệ chế tác đồ sứ
Trung Quốc là quê hương của đồ gốm sứ, được xưng là “Đất nước đồ sứ”. Đồng thời kỹ thuật chế tác đồ sứ của Trung Hoa truyền rộng ra các nước, cũng góp phần truyền rộng văn hóa Trung Hoa ra thế giới.
8. Tranh cổ Trung Quốc
Tranh Trung Hoa là hình thức hội họa truyền thống của dân tộc Hán. Tranh Trung Hoa chỉ dùng bút lông chấm nước, mực vẽ tranh trên lụa hoặc giấy. Tranh loại này được gọi là: “Trung Quốc Họa”, gọi tắt là “Quốc Họa”. Trong các bức tranh cũng được đề thơ cổ.
9. Thư pháp
Thư Pháp là nghệ thuật viết của chữ Hán. “Giáp cốt văn” thời nhà Ân, “Kim văn” thời nhà Chu, “Chữ triện” thời nhà Tần, “Lối chữ lệ” của thời nhà Hán, “Khải thư, hành thư, thảo thư” từ thời Đông Tấn đến thời nhà Đường, nghệ thuận thư pháp của Trung Quốc dần dần hoàn thiện, không ngừng phát triển.
10. Đàn cổ, âm nhạc dân tộc
Đàn cổ còn được gọi là ngọc cầm, thất huyền cầm, là một trong những loại đàn cổ xưa nhất của Trung Hoa. Nó là loại nhạc khí thịnh hành từ thời Khổng Tử, có lịch sử hơn 4000 năm.
11. Cờ vây
Cờ vây là do “Nghiêu Đế”, một trong “Ngũ đế” phát minh ra, đến nay đã có 4000 năm lịch sử. Đặc điểm của loại cờ này là hai bên quân cờ trắng và đen luôn công kích và bao vây lẫn nhau nên “đánh cờ” được gọi là “cờ vây”.
12. Tứ bảo văn phòng (Bút, mực, giấy, nghiên)
Tứ bảo văn phòng là chỉ bốn loại dụng cụ dùng trong văn phòng của người xưa bao gồm: Bút, mực, giấy, nghiên.
13. Đạo giáo
Đạo giáo xuất sinh vào thời kỳ Đông Hán, Trung Quốc. Nó có lịch sử 1800 năm. Đạo giáo tôn người sáng lâp, Lão Tử là thủy tổ, hay cũng gọi là “Thái Thượng lão quân”.
14. Trung Quốc Lâm viên (kiến trúc)
Kiến trúc Lâm viên (xây nhà xung quanh và sân ở giữa) được cho là có nguồn gốc từ dân tộc Hán. Nó được thế giới tôn xưng là di sản quan trọng của văn hóa.
15. Võ thuật
Trung Quốc được xưng là một trong những cái nôi của võ thuật. Võ thuật cổ truyền của Trung Quốc có rất nhiều loại, nổi tiếng có: Thiếu lâm, Thái cực quyền, Túy quyền…
16. Châm cứu
Châm cứu là di sản quý giá của khoa học truyền thống và văn hóa dân tộc Hán. Liệu pháp châm cứu là một bộ phận của di sản y học Trung Quốc, và cũng là một loại thủ pháp trị bệnh mà chỉ Trung Quốc mới có. Sau này châm cứu được phổ truyền rộng rãi đến các nước khác trên thế giới.
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch
Xem thêm: