Chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa chỉ ra rằng, ĐCSTQ, vốn chưa bao giờ thực sự bảo vệ lợi ích của công dân Trung Quốc ở nước ngoài và chưa bao giờ quan tâm đến việc công dân Trung Quốc bị lừa đảo, đột nhiên trở nên lo ngại về sự an toàn tài sản và hành vi lừa đảo của công dân Trung Quốc, do đó, thông báo mới đây thực sự có một số điều kỳ lạ.

Mới đây, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco, Hoa Kỳ, đã đưa ra một thông điệp lạ trên tài khoản chính thức, nhắc nhở công dân Trung Quốc tại khu lãnh sự hãy cẩn thận với hành vi lừa đảo dưới chiêu bài mời tham gia vào “các cuộc biểu tình phản chiến”. Tại sao cơ quan này lại gửi thông báo như vậy?

Theo Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, một ngày nọ, một công dân Trung Quốc báo cáo rằng ông “gặp phải những tên tội phạm giả dạng cảnh sát Mỹ và phạm tội lừa đảo với lý do tham gia một ‘cuộc biểu tình phản chiến’ không được chấp thuận”.

Nhà bình luận gốc Hoa, Chu Hiểu Huy (周晓辉) giải thích rằng, “những kẻ lừa đảo giả danh cán bộ thực thi pháp luật, ép nạn nhân ký vào cái gọi là ‘lời thú tội’ và yêu cầu một số tiền lớn để được ‘bảo lãnh’”. Sau đó, “những người nhiệt tình” đã chủ động liên hệ họ và nói rằng họ có thể được bảo lãnh, nhưng trước tiên nạn nhân phải nhờ người thân trong nước chuyển số tiền vào tài khoản ngân hàng được chỉ định. Kết quả là một khi chuyển tiền đi thì không lấy lại được nữa.

Căn cứ vào vụ việc “lừa đảo” như vậy, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc đã nhắc nhở các công dân Trung Quốc khác tại Hoa Kỳ hãy cẩn thận, và nếu gặp vấn đề, nạn nhân có thể gọi đến đường dây nóng khẩn cấp về dịch vụ bảo vệ toàn cầu của Bộ Ngoại giao hoặc Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc

Nhà bình luận chu Hiểu Huy chỉ ra rằng, ĐCSTQ, vốn chưa bao giờ thực sự bảo vệ lợi ích của công dân Trung Quốc ở nước ngoài và chưa bao giờ quan tâm đến việc công dân Trung Quốc bị lừa đảo, đột nhiên trở nên lo ngại về sự an toàn tài sản và hành vi lừa đảo của công dân Trung Quốc, do đó, thông báo này thực sự có một số điều kỳ lạ.

Đầu tiên, nếu một công dân Trung Quốc ở Hoa Kỳ thực sự gặp phải hành vi lừa đảo thì nên báo cáo vụ việc với cảnh sát Hoa Kỳ. Hoặc nếu có vấn đề về ngôn ngữ thì việc yêu cầu lãnh sự quán Trung Quốc báo cáo vụ việc cho cảnh sát Hoa Kỳ là điều hợp lý. Đó cũng là sự lựa chọn bình thường. Vậy tại sao công dân Trung Quốc này không trình báo vụ việc với cảnh sát Mỹ? Tại sao Lãnh sự quán Trung Quốc không giúp người này báo cáo tội ác với cảnh sát? Bí mật bên trong là gì?

Thứ hai, nguyên nhân khiến công dân Trung Quốc này bị “lừa đảo” là do anh ta từng tham gia các hoạt động ủng hộ Palestine và chống Israel diễn ra tại nhiều trường đại học ở Mỹ cách đây không lâu.

Tại sao “kẻ lừa đảo” này biết được thông tin này? Tại sao công dân Trung Quốc này cho rằng việc tham gia “biểu tình phản chiến” không được phép là một tội ác?

Ở Hoa Kỳ, mọi người đều có quyền tham gia biểu tình. Chỉ khi ai đó làm điều gì không phù hợp trong quá trình này, người đó mới bị nghi ngờ phạm tội. Vậy chính xác thì công dân Trung Quốc này đã bị bắt vì tội gì?

Thứ ba, tại sao công dân Trung Quốc này lại đồng ý ký “bản thú tội”? Nội dung của “lời thú nhận” là gì? Liệu nó có liên quan đến những việc phi pháp mà người này đã phạm phải trong các cuộc mít tinh, biểu tình phản chiến không? 

Tại sao Lãnh sự quán Trung Quốc không dám công bố nội dung lừa đảo? Nói chung, khi nghi phạm bị tình nghi phạm tội, hình phạt có thể được giảm bớt nếu nghi phạm ký vào bản “nhận tội” với chính quyền Mỹ. Phải chăng điều này cho thấy, thực sự là một cơ quan ở Mỹ đã phát hiện ra người Trung Quốc?

Thứ tư, tại sao công dân Trung Quốc này lại cần một khoản bảo lãnh tài chính lớn? Liệu nó có liên quan đến việc anh ta vi phạm luật pháp Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến việc cư trú của anh ta ở Hoa Kỳ không?

Thứ năm, tại sao công dân Trung Quốc này lại đồng ý cho người thân của mình ở Trung Quốc chuyển số Nhân dân tệ tương đương vào tài khoản ngân hàng được chỉ định? Bất cứ ai cũng sẽ rất thận trọng khi gửi số tiền lớn. Đây có phải là vì họ đều biết tiền dùng để làm gì? Ví dụ, để bảo đảm họ tiếp tục được ở lại Hoa Kỳ? 

Theo nhà bình luận Chu Hiểu Huy, có lẽ ẩn sau thông báo của Lãnh sự quán Trung Quốc là câu chuyện như sau: một người Hoa ở Mỹ chấp nhận chỉ thị của Lãnh sự quán Trung Quốc, tham gia biểu tình “phản chiến” tại một trường đại học nào đó hoặc một số trường đại học, đồng thời là người tổ chức, thao túng và tài trợ, do đó bị nghi ngờ gây rối và lật đổ nước Mỹ.

Sau khi được cơ quan chức năng Mỹ xác minh, người này đã đồng ý “xin nhận tội” và khai theo chỉ đạo của chủ mưu, để tránh bị trục xuất, người này đồng ý nộp phạt và đặt cọc. Nếu đọc thông báo của Lãnh sự quán Trung Quốc dọc theo câu chuyện này thì nhìn thoáng qua là sẽ rõ sự tình.

Câu chuyện này có xác thực không? Hồi đầu tháng 5, Hãng tin Fox News của Mỹ đưa tin sau khi một sinh viên Trung Quốc giả vờ là người Hồi giáo và ủng hộ Hamas bị bắt, cảnh sát đã cởi khăn trùm đầu của người đó ở nơi công cộng và tiết lộ bộ mặt thật của người đó. 

Trong video, sinh viên này không hề tỏ ra hoảng sợ mà còn mỉm cười sau khi bị bắt. Có thông tin nói rằng người này là Lưu Lệ Quân (刘丽君), một sinh viên Trung Quốc tại Đại học California ở Los Angeles.

Nhà bình luận Chu Hiểu Huy không biết Lưu Lệ Quân đứng lên bênh vực Palestine vì bị ĐCSTQ tẩy não từ lâu, hay chấp nhận chỉ thị của ĐCSTQ để gây hỗn loạn, nhưng ông Chu không thể loại trừ khả năng thứ hai. Và ở đó có bao nhiêu sinh viên Trung Quốc và người Trung Quốc? Ông Chu dự đoán rằng Lưu Lệ Quân không phải là người duy nhất.

Theo một báo cáo giữa tháng 5 của Viện Nghiên cứu lây nhiễm mạng (NCRI) của Hoa Kỳ, một nhóm hoạt động chính trị có quan hệ với ĐCSTQ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ và tổ chức các cuộc biểu tình chống Israel tại các cơ sở của Hoa Kỳ.

Báo cáo cho biết đằng sau “phong trào có vẻ cực đoan ở cơ sở” này là một nhóm có tên là Đóng cửa vì Palestine (SID4P). Tổ chức này được thành lập sau khi Israel bị Hamas tấn công vào ngày 7 tháng 10 năm 2023. Họ đã dẫn đầu một loạt “các phong trào biểu tình chống tư bản, chống cảnh sát và chống chính phủ”.

Những người điều hành tổ chức này đến từ một tổ chức có tên là “Singham Network”. Mạng lưới này có liên quan trực tiếp đến Neville Roy Singham, một ông trùm công nghệ cánh tả người Mỹ. 

La Nhất Dư (罗一与) có quan hệ chặt chẽ với các nhóm bài Do Thái và ủng hộ Palestine. La đã sống ẩn dật ở Thượng Hải trong nhiều năm. Năm 2023, La tham dự một buổi hội thảo nhằm truyền bá hình ảnh quốc tế của ĐCSTQ, nhưng không ngờ danh tính của La vô tình bị tiết lộ.

Theo báo cáo điều tra của hãng tin New York Times, La Nhất Dư là nhà tài trợ xã hội chủ nghĩa cho các mục tiêu cực tả, và là nhân vật cốt lõi trong việc thúc đẩy hoạt động tuyên truyền của ĐCSTQ ở nước ngoài, và cung cấp kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền. 

La ẩn mình trong số nhiều tổ chức phi lợi nhuận và công ty vỏ bọc của Hoa Kỳ, nhưng một loạt cuộc điều tra đã tiết lộ rằng, La hợp tác chặt chẽ với các tổ chức truyền thông của chính phủ Trung Quốc và thậm chí tài trợ cho các hoạt động tuyên truyền của họ trên khắp thế giới.

Năm 2017, La kết hôn với Jodie Evans, người sáng lập nhóm phản chiến cánh tả “Pink Code”. Evans trước đây đã công khai chỉ trích vấn đề vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, nhưng sau đó lập trường của nhóm “Code Pink” đã thay đổi mạnh mẽ, chuyển sang hoàn toàn ủng hộ ĐCSTQ, và thậm chí xúc phạm những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.

Báo cáo nêu rõ rằng các hành động trực tiếp nhắm vào việc chiếm giữ cơ sở hạ tầng và không gian công cộng đã một phần được tạo điều kiện bởi các tổ chức có liên quan đến các hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài của ĐCSTQ. 

Dù bề ngoài, những sự kiện này chủ yếu nhắm vào Israel, nhưng thực tế chúng là một phần của sáng kiến ​​​​biểu tình rộng lớn hơn – chúng được tài trợ tốt và nhằm mục đích thúc đẩy một chương trình nghị sự mang tính cách mạng, chống chính phủ và chống tư bản, và các tổ chức chính của chúng đã trở thành một “công cụ đa năng” cho các thực thể nước ngoài thù địch với Hoa Kỳ.

Viện Nghiên cứu lây nhiễm mạng của Hoa Kỳ dự đoán các nhóm này sẽ tiếp tục kích động tình trạng bất ổn trong mùa hè năm nay, và tiếp tục cho đến cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11. Một số nghị sĩ Mỹ cho biết họ không ngạc nhiên về điều này.

Vì ĐCSTQ có thể hỗ trợ và thao túng các nhóm ở nước ngoài nên họ cũng có thể đưa ra chỉ thị cho các nhóm Tiểu phấn hồng ở Hoa Kỳ tham gia gây rối tình hình. 

Trong bối cảnh Washington phản công nhiều mặt chống lại sự xâm nhập của ĐCSTQ vào Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều hành vi của ĐCSTQ bị vạch trần, những nhân sự liên quan đã bị bắt, bị triệu tập và cảnh cáo. 

Những bóng ma ĐCSTQ đứng sau phong trào phản chiến ở các trường đại học Mỹ, bao gồm cả những người tham gia cũng bị chính quyền Mỹ tóm gọn, những người tham gia chỉ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ lãnh sự quán Trung Quốc.

Vì vậy, nhà bình luận Chu Hiểu Huy chỉ ra rằng, thông báo kỳ lạ từ Lãnh sự quán Trung Quốc rõ ràng chứa đựng nhiều thông tin nội bộ, rất có thể đó là thông báo cho những người tham gia không hợp tác với Hoa Kỳ rằng, một khi bằng chứng tội ác của họ bị phát hiện thì họ phải liên hệ kịp thời với Lãnh sự quán Trung Quốc. Lãnh sự quán Trung Quốc có thể cung cấp một số hỗ trợ nhất định, chẳng hạn như việc trốn về Trung Quốc.