Trong bài phát biểu của mình, ông Trump nói: Chúng ta phải đoàn kết hơn bao giờ hết”, “Mọi người đều có quyền tự do và công lý”, “Chúng ta không thể lên án những người có ý kiến khác và không được dị nghị hóa những khác biệt chính trị”. Theo chuyên gia, những lời nói này của ông Trump, trong bối cảnh chính trị căng thẳng như hiện tại thật sự thể hiện tầm nhìn cao xa và trách nhiệm đạo đức, sẽ được nhiều người ủng hộ.

Sau khi xem bài phát biểu dài 132 phút của ông Trump, chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa – Nhan Thuần Câu (颜纯钩) đánh giá rằng, toàn bộ bài phát biểu rất mạch lạc và có tính truyền cảm hứng cao. Bầu không khí sôi động, với sự tương tác thường xuyên giữa các diễn giả và khán giả. Ngoài ra còn có các biểu đồ và sơ đồ khác nhau. Các bài phát biểu liên quan đến cả các chính sách quốc gia ở cấp độ vĩ mô và những phản ứng ngẫu hứng đối với những con người và sự kiện cụ thể. Từ đầu đến cuối, bài phát biểu của ông Trump không có một khoảnh khắc im lặng nào.

Chính trị ở Mỹ có những quy tắc riêng, và các chiến dịch tranh cử cũng có những kỹ thuật hiệu quả, như việc gây quỹ với con số khổng lồ và việc kích động người dân. Sau khi xem bài phát biểu này, không thể phủ nhận rằng ông Trump, với tư cách một doanh nhân, cũng có những điểm mạnh riêng.

Mặc dù trong chiến dịch tranh cử, việc chỉ trích các chính sách quốc gia của đối thủ là điều bình thường, nhưng lần này có vẻ như ông Trump đã khoan dung hơn và không nói quá nhiều về ông Biden. Ông tập trung nhiều hơn vào việc khẳng định những điều tích cực của bản thân và ít chỉ trích tiêu cực đối với ông Biden, đồng thời ông cũng không bộc lộ quá nhiều thái độ thù địch đối với Đảng Dân chủ. Sau một vụ ám sát hụt, xã hội Mỹ bất ngờ trải qua một hiện tượng mới. Thay vì trở nên đối kháng và căm ghét nhau hơn, hai phe cánh tả và cánh hữu lại tỏ ra thiện chí chung sống hòa bình.

Ngay say khi ông Trump vừa trải qua một vụ bị ám sát không thành công, ngay lập tức ông Biden gọi điện an ủi. Ông Biden và Đảng Dân chủ đã chủ động thể hiện thiện chí, kêu gọi người Mỹ nên giảm bớt sự phản đối, hướng tới sự đoàn kết mới. Đây tuy là hành động theo quán tính, nhưng ông Biden đã làm đúng việc đúng lúc khi kêu gọi hạ nhiệt và thúc đẩy sự đoàn kết, điều này rõ ràng được đa số người Mỹ ủng hộ, do đó ông Trump trong bài diễn văn của mình cũng đã có phản ứng tích cực.

Ông Trump nói: Chúng ta phải đoàn kết hơn bao giờ hết”, “Mọi người đều có quyền tự do và công lý”, “Chúng ta không thể lên án những người có ý kiến khác và không được dị nghị hóa những khác biệt chính trị”. Tác giả Nhan Thuần Câu cho rằng, những lời nói này của ông Trump, trong bối cảnh chính trị căng thẳng như hiện tại thật sự thể hiện tầm nhìn cao xa và trách nhiệm đạo đức, sẽ được nhiều người ủng hộ.

Sự đối lập giữa các xu hướng tư tưởng cánh tả và cánh hữu ở Hoa Kỳ tất nhiên là bình thường. Trong một xã hội dân chủ, không thể có một hệ tư tưởng nào thống trị toàn bộ. Tuy nhiên, theo thời gian, vì mỗi hệ tư tưởng đã đi quá xa nên sự đối kháng ngày càng gia tăng, và xã hội thiếu một tiếng nói hợp lý có thẩm quyền để cân bằng nó. Vì vậy, nó đã phát triển đến thời điểm quan trọng trong cuộc tranh giành quyền lực, mọi thứ hơi mất kiểm soát.

Ưu điểm của xã hội tư bản là nhờ tự do ngôn luận, các xu hướng tư tưởng trong dân gian có thể được phản ánh đầy đủ, các giới như chính trị, trí thức, tài chính đều có thể nhạy bén cảm nhận được sự thay đổi của dư luận công chúng. Khi sự đối lập ở hai bên trở nên cực đoan đến một mức độ nhất định, có thể ảnh hưởng đến việc vận hành bình thường của toàn xã hội, thì sẽ có những tiếng nói lý trí xuất hiện, hy vọng sửa chữa những thiên lệch, thành kiến trong tư tưởng.

Chuyên gia Nhan Thuần Câu cho rằng, một số xu hướng tư tưởng cực tả của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đã đi quá xa, thực hiện quá vội vàng, với cái giá quá lớn, gây ra phản ứng mạnh mẽ của xã hội, khiến khuynh hướng bảo thủ cánh hữu càng nổi lên mạnh mẽ, kích thích sự lan rộng của xu hướng tư tưởng cánh hữu, sự phân cực hai cực trở nên gay gắt. Sự xung đột của các xu hướng tư tưởng xã hội này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chính trị, dẫn đến xung đột xã hội gay gắt, đây thực sự là nguồn gốc của sự bất ổn rối loạn trong xã hội.

Sau khi ông Trump thua cuộc bầu cử ở nhiệm kỳ vừa qua, người Mỹ đã phát động một cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ, xông vào điện Capitol, đó chính là bộc lộ của những mâu thuẫn này. May mắn là sau đó nó đã được xử lý theo quy định của pháp luật, và mọi người đều bị thuyết phục, không để sự thù địch lan rộng đến mức không thể kiểm soát được.

Trước thềm cuộc bầu cử lần này, hai đảng cũng nỗ lực hết mình, chuẩn bị quyết chiến sinh tử, nhưng sự việc ông Trump bị ám sát hụt lại nhắc nhở người Mỹ rằng, sự đối lập chính trị nếu không kiềm chế, có thể sẽ tự làm tổn thương chính mình, có thể phá hủy những chế độ hợp lý đã tồn tại lâu dài, khiến hệ thống hiến pháp của Mỹ bị tổn thương. So với việc ai nắm quyền, sự suy thoái của toàn bộ hệ thống quốc gia còn nguy hiểm hơn, bởi cuộc bầu cử hôm nay được xây dựng trên một hệ thống chung, nếu hệ thống bị phá hủy, thì đấu đá đến chết cũng không ai được lợi.

Đây chính là chức năng tự chữa lành của hệ thống dân chủ Mỹ. Không nên cực đoan, không nên đặt lợi ích của một đảng lên trên lợi ích tổng thể của quốc gia, không nên cố gắng làm cái gọi là “vận động quần chúng” để thỏa mãn tham vọng quyền lực cá nhân của một số chính trị gia. Tất cả các cuộc đấu tranh chính trị cần được xây dựng trong khuôn khổ của pháp trị và lý trí, nếu không, không chỉ sẽ mất lòng dân, mà còn khiến chính mình đi vào ngõ cụt, bạn cũng không thể vì phá hoại hệ thống quốc gia mà có được lợi ích gì, cuối cùng cử tri sẽ có thể phân biệt được ai là trụ cột của quốc gia, ai là kẻ huỷ hoại quốc gia.

Khi ông Biden vẫn đang cầm quyền, ông đã tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua cho nắm tới. Có nguồn tin nói bà Kamala Harris sẽ thay thế, có nguồn tin khác lại nói bà Hillary Clinton. Bất kể ai lên nắm quyền ở Toà Bạch Ốc, thì theo chuyên gia Nhan Thuần Câu, Hoa Kỳ vẫn sẽ không gặp vấn đề lớn.

Theo ông Nhan, mặc dù ông Trump là một doanh nhân, và ông muốn ép Ukraina ký kết một hiệp ước hoà bình, nhưng điều này sẽ không được Quốc hội Mỹ và nhân dân Mỹ chấp nhận, cũng như Ukraina và NATO không đồng ý. Ông ấy đã có những thay đổi lớn trong quan điểm của mình đối với ĐCSTQ, và tỏ ra thân thiết với ông Tập Cận Bình, nhưng lập trường chống ĐCSTQ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ là nhất quán, vì vậy ông Trump chỉ có thể tuân theo, không thể theo đuổi một chính sách riêng.

Về các chính sách xã hội trong nước, ông Trump có những ý tưởng hợp lý và được dân chúng ủng hộ, chẳng hạn về vấn đề nhập cư bất hợp pháp, về thuế, về bảo vệ môi trường. Nếu để mặc cho người nhập cư bất hợp pháp, điều này sẽ làm thiệt hại đến lợi ích của người dân Mỹ bình thường, tổn hại đến lợi ích của những người dân ở tầng lớp dưới cùng của Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, người nhập cư từ Trung Đông đã gây ra nhiều rắc rối ở các nước phương Tây và gây ra thiệt hại trên diện rộng. Về việc áp dụng các biện pháp thuế nhập khẩu làm sao để giảm gánh nặng cho người dân, miễn là thực hiện hợp lý, thì cũng chẳng có gì sai trái. Còn về vấn đề bảo vệ môi trường, nếu dựa trên việc hy sinh lợi ích kinh tế của đất nước thì cái được nhiều hơn cái mất.

Ông Biden có vấn đề của ông Biden, ông Trump cũng có những vấn đề của ông Trump, nhưng mỗi người đều có những ưu điểm của mình. Nguyên tắc là, tất cả các chính sách nội và ngoại giao đều phải dựa trên nền tảng lý trí, không phải cảm tính, và tránh đi quá xa quá nhanh. Mọi chính sách đều phải có tính cộng đồng, phục vụ ý chí chung của nhân dân Mỹ. Chỉ cần làm được như vậy, cánh tả và cánh hữu cạnh tranh với nhau, cánh tả và cánh hữu bổ sung cho nhau, đó sẽ là điều tốt cho Hoa Kỳ và là điều tốt cho thế giới.