Hôm 8/7, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên đường thăm Nga. Cùng lúc đó, Nga đã phóng hỏa tiễn đạn đạo Iskander vào khu vực giáp biên giới Trung Quốc. 

Theo báo Sound of Hope, một số nhà phân tích cho rằng lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã bất ngờ rơi vào rắc rối.

Ông Modi thăm Matxcova trong hai ngày liên tiếp để nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Ấn – Nga và bảo đảm rằng, mối quan hệ của Tổng thống Nga Putin với Bắc Kinh sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Nga – Ấn. 

Ngoài ra, vì Ấn Độ luôn đi giữa Mỹ và Nga nên các nhà phân tích tin rằng, chuyến thăm của ông Modi sẽ không gây lo ngại cho Washington.

Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình có thể lo lắng. Rốt cuộc, Nga gần đây đã can thiệp sâu vào phạm vi ảnh hưởng của ĐCSTQ và ký một hiệp ước phòng thủ chung với Triều Tiên. 

Bên cạnh đó, hãng tin Interfax của Nga ngày 8/7 cho hay, Matxcova đang huấn luyện sử dụng hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn Iskander, tại Khu tự trị Do Thái giáp biên giới với Trung Quốc. 

Theo bài báo, quân đội Nga đã sử dụng bệ phóng hỏa tiễn Iskander để phá hủy các sở chỉ huy và cơ sở phòng không tưởng tượng của đối phương, đồng thời hoàn thành các vụ phóng hỏa tiễn điện tử cách xa hàng trăm km.

Iskander có thể mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn tối thiểu 280 km và tầm bắn tối đa 500 km. Nó đã được thử nghiệm ở Khu tự trị Do Thái, chỉ có Trung Quốc nằm trong tầm bắn.

Nhà báo Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) đã đăng một bài báo trên tờ RFA hôm 8/7, nói rằng cuộc sống của ông Tập Cận Bình đột nhiên trở nên khó khăn. 

Tổng thống Nga Putin đã thành lập liên minh với Triều Tiên, đồng thời cũng ủng hộ Việt Nam và Philippines, 2 nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh. 

Năm ngoái, Trung Quốc và Nga cùng tuần tra hải quân. Nga chỉ gửi một tàu hộ tống và việc ông Putin tham gia hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải là một cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Bắc Kinh. 

Nhà báo Ngụy Kinh Sinh tin rằng, ông Putin hiện đang đánh lừa các cuộc đàm phán của châu Âu, có thể nới lỏng các lệnh trừng phạt và xoa dịu quan hệ giữa Nga và phương Tây. 

Ông Putin sẽ tận dụng thời điểm này để trả đũa ông Tập, và đặt ra một số điều kiện cho ông Tập. Dù có thành công đến đâu, ông Tập cũng sẽ gặp khó khăn. 

Và nếu xung đột giữa Mỹ và Nga giảm bớt, thì Washington và Matxcova có thể hợp lực để đối phó với ĐCSTQ, điều này sẽ còn tồi tệ hơn đối với ông Tập Cận Bình.

Gần đây, có thông tin cho rằng ông Tập đã yêu cầu toàn đảng chuẩn bị cho cuộc nội chiến tại Hội nghị Công tác Chính trị của Quân ủy ở Diên An, nói rằng: “Nếu chúng ta không đáp trả bằng chiến tranh, đảng và chính phủ sẽ bị tiêu diệt”. 

Chuyên gia truyền thông cấp cao Nhan Thuần Câu (Yan Chungou/颜纯钩) tin rằng, tuyên bố của ông Tập bộc lộ nỗi buồn nội tâm của ông. 

Ý của ông Tập là chính quyền trung ương và các nhà lãnh đạo quân sự đang ngồi trên cùng một con thuyền. Nếu thuyền chìm, mọi người đều không thể sống sót. 

Vì vậy, cách duy nhất để vượt qua cuộc khủng hoảng này là từ trên xuống dưới phải phối hợp với nhau. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Tập có thể truyền bá ý thức bi quan đến toàn đảng và toàn quân. 

Bản thân ông Tập cũng rất bi quan về tương lai của ĐCSTQ. Chuyên gia truyền thông Nhan cho hay, điều này chứng tỏ hai điểm. 

Thứ nhất, chính quyền trung ương không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuẩn bị cho kết quả tồi tệ nhất; thứ hai, ông Tập không có ý định điều chỉnh các chính sách kinh tế và chính trị hiện hành.

Cuối cùng, chuyên gia truyền thông Nhan Thuần Câu nói rằng, mọi nhà lãnh đạo quân sự của ĐCSTQ sẽ cân nhắc cẩn thận lợi ích của bản thân. 

Ông Tập Cận Bình nói rằng ông sẽ tiến hành một cuộc nội chiến, nhưng liệu nó có thể xảy ra hay không cũng là một câu hỏi. Liệu ông Tập có thể tự mình mang súng ra chiến trường được không?.