Liệu sự tích về trận Đại Hồng Thủy vào thời Trung Quốc cổ đại là có thật hay không? Các nhà khoa học tin rằng sự kiện này là thật, sau khi tìm thấy bằng chứng của một trong những trận lũ lớn nhất từng xảy ra trên Trái Đất trong vòng 10.000 năm qua. Bằng chứng này giờ đây có thể thay đổi lịch sử như chúng ta vẫn biết.

Một truyền thuyết của Trung Quốc cổ đại từng kể về một trận Đại Hồng Thủy cực lớn quét qua Trung Thổ trong một thời kỳ xa xưa. Thôn làng trải dài hàng dặm đã bị nhấn chìm trong những cơn sóng lớn, rất nhiều người và động vật đã thiệt mạng. Cây cối và các tòa nhà đã bị phá hủy toàn bộ. Đúng lúc đó, một vị vua xuất hiện từ trong dòng nước lớn. Bằng cách nạo vét dòng sông để thoát nước ở các vùng đất bị lụt, ông đã lập nên nhà Hạ tồn tại qua hàng thế kỷ.

song hoang haSông Hoàng Hà. (Ảnh: Internet)

Vua Hạ Vũ (thường được gọi là Đại Vũ) đã được biết đến là người có công phát triển kỹ thuật trị thủy và thiết lập hệ thống kênh mương.

Với công lao của mình, Vua Thuấn đã quyết định truyền ngôi cho Đại Vũ, và thế là triều đại đầu tiên của Trung Quốc, nhà Hạ, đã ra đời.

dai vu tri thuyChân dung của Hạ Vũ. (Ảnh: Wikimedia)

Các nhà khoa học hiện đã tìm được bằng chứng cho thấy truyền thuyết này là thật và sự kiện thảm họa này thực sự đã xảy ra.

dai hong thuy trung quoc (2)Truyền thuyết về trận Đại Hồng Thủy ở Trung Quốc hóa ra là thật. (Ảnh: Internet)

Một nhóm các nhà khảo cổ và địa lý, dẫn đầu bởi TS Ngô Thanh Long từ Đại học Bắc Kinh đã phát hiện được các chứng cớ trầm tích giúp xác nhận truyền thuyết về Đại Hồng Thủy thời Trung Quốc cổ đại này.

Vào khoảng năm 1920 TCN, một trận lụt khổng lồ trên sông Hoàng Hà đã chảy xuống tạo nên một hành lang hiện được biết đến là hẻm Tích Thạch, thông ra lưu vực Quan Thính ở miền trung Trung Quốc.

dai hong thuy trung quoc (3)Các bộ xương trong hang động F10 tại khu vực Lạt Gia. (Ảnh: Cai Linhai)

Nhờ phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị carbon trên hai mẫu đất khác nhau tại di chỉ một con đập đất thời cổ đại, các nhà khoa học biết được rằng vào khoảng 4.000 năm trước, một trận động đất khổng lồ đã đánh vào miền trung Trung Quốc, tạo nên một trận lở đất trong thung lũng sâu, hẹp với các triền dốc đầy đất đá. Vụ lở đất đã tạo nên hẻm núi, hình thành một con đập đất hình kim tự tháp chặn đứng dòng chảy của sông Hoàng Hà. Các nhà nghiên cứu ước tính con đập này đã chống chọi được khoảng 6-9 tháng, và rốt cục khi nó vỡ luồng nước chảy tràn vào đã gây nên thiệt hại khủng khiếp cho người dân.

trong14 bộ xương các nạn nhân thiệt mạng bởi trận động đất trong hang động F4 tại di chỉ Lạt Gia đã được khai quật vào năm 2000. (Ảnh: Cai Linhai)

“Bằng cách xác định những trầm tích đó, và cẩn thận khảo sát các khu vực, ở cả hai mặt của thung lũng, chúng tôi đã biết được kích thước của kênh lũ, và độ cao chính xác của dòng nước lũ”, GS Darryl Granger, một nhà địa chất học tại Đại học Purdue (Mỹ), nhận định.

Không nghi ngờ gì nữa, chắc chắn một thảm họa với quy mô khủng khiếp vào thời cổ đại đã xảy ra ở đây.

“Đây là trận lụt lớn nhất… nó lớn gấp 500 lần một trận lụt thông thường trên sông Hoàng Hà sau một cơn mưa lớn”, GS Granger giải thích.

Mực nước lũ dâng lên cao hơn 38 m so với mực nước sông ngày nay, khiến thảm họa này “tương đương trận lụt lớn nhất trên sông Amazon từng được ghi nhận”, ông trao đổi với các phóng viên qua điện thoại để thảo luận phát hiện mới.

“Trận lụt này thật sự là một sự kiện mang tính thảm họa đối với những ai sinh sống ở hạ nguồn sông Hoàng Hà”, ông nói thêm.

Video miêu tả cơ chế hình thành trận lũ trên sông Hoàng Hà vào 4.000 năm trước:

Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: