Các báo cáo ghi chép lại từ hàng nghìn năm cho thấy những người có trải nghiệm “gặp gỡ Thiên Chúa” đã được ban tặng những lợi ích lâu dài về sức khỏe tâm thần.

Hàng thiên niên kỷ qua, có nhiều tài liệu ghi lại lời kể của nhiều người về những trải nghiệm tôn giáo sâu sắc họ đã trải qua một cách tự phát hoặc do chịu ảnh hưởng của các chất gây ảo giác, như nấm thức thần psilocybin hoặc bia chứa chất thức thần ayahuasca ở vùng Amazon. Và trong những trải nghiệm đó, có người đã gặp gỡ với một thực thể được mọi người gọi là “Thiên Chúa” hay “sinh mệnh tối thượng”.

Trải nghiệm gặp gỡ ‘Thiên Chúa’ mang đến lợi ích lâu dài cho sức khỏe tinh thần
Trải nghiệm “Thực tế cuối cùng” hay “Thiên Chúa” ban tặng những lợi ích lâu dài cho sức khỏe tâm thần. (Ảnh: pixabay)

Trong một cuộc khảo sát với hàng ngàn người từng báo cáo có các cuộc gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Johns Hopkins (ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Hoa Kỳ) báo cáo rằng, hơn 2/3 những người từng tự xưng là người vô thần đã từ bỏ danh hiệu đó sau cuộc gặp gỡ của họ, bất kể đó là cuộc chạm trán tự phát hay khi đang dùng thuốc gây ảo giác.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho biết, phần lớn số người được hỏi đã báo cáo những thay đổi tích cực lâu dài về sức khỏe tâm thần của họ, ví dụ như sự hài lòng với cuộc sống, mục đích và ý nghĩa cuộc đời, thậm chí trong hàng thập kỷ sau trải nghiệm ban đầu. Theo các nhà nghiên cứu thì các phát hiện này, được mô tả trong một bài báo trên Tạp chí danh tiếng PLOS One, [VM1] đã củng cố thêm bằng chứng cho thấy những trải nghiệm có ý nghĩa sâu sắc như vậy có thể mang đến các hiệu quả chữa bệnh.

Họ cho biết thêm, nghiên cứu được thiết kế như sau. Đầu tiên là so sánh một cách có hệ thống và chặt chẽ các báo cáo về những trải nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa tự phát với những trải nghiệm ở những người sử dụng các chất gây ảo giác. Trưởng nhóm nghiên cứu Roland Griffiths, tiến sĩ, giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Y khoa Johns Hopkins, cho biết:

“Trải nghiệm được mọi người mô tả là các cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hoặc một đại diện của Thiên Chúa đã được tường thuật lại trong hàng ngàn năm qua, và chúng có thể là nền tảng của nhiều tôn giáo trên thế giới.

Trải nghiệm gặp gỡ ‘Thiên Chúa’ mang đến lợi ích lâu dài cho sức khỏe tinh thần
(Ảnh: pixabay)

Mặc dù y học phương Tây hiện đại không thừa nhận việc các trải nghiệm về tinh thần hay tôn giáo là một trong những “vũ khí” hiệu quả chống lại bệnh tật, những phát hiện của chúng tôi cho thấy những cuộc gặp gỡ này thường mang đến những tác dụng to lớn đối với sức khỏe tâm thần”.

Griffiths nói rằng: Bằng chứng lịch sử và các giai thoại phổ biến về lợi ích của những trải nghiệm này đã thúc đẩy các nhà khoa học trong nỗ lực mới nhất nhằm nghiên cứu những giá trị và những điều bất lợi tiềm năng của những cuộc gặp gỡ như vậy. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ 4.285 người trên toàn thế giới. Đây là những người đã hoàn thành một trong hai cuộc khảo sát trực tuyến kéo dài 50 phút về các trải nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa.

Các cuộc khảo sát yêu cầu những người tham gia nhớ lại trải nghiệm gặp gỡ đáng nhớ nhất của họ với “Thiên Chúa trong hiểu biết của họ”, một “đấng có quyền năng lớn hơn”, “một thực thể tối thượng”, hoặc “một biểu tượng hay đại diện cho Thiên Chúa, ví như một thiên thần”. Họ cũng yêu cầu những người tham gia mô tả cảm nhận về trải nghiệm và cách mà trải nghiệm đó đã thay đổi cuộc sống của họ.

Khoảng 69% những người tham gia là đàn ông và 88% là người da trắng. Trong số những người báo cáo về việc họ đã sử dụng thuốc ảo giác [khi có trải nghiệm này], 1.184 người thừa nhận họ đã uống psilocybin (nấm ma thuật), 1.251 người cho biết họ đã dùng thuốc gây ảo giác LSD, 435 người đã uống ayahuasca (một loại bia có nguồn gốc từ thực vật sinh trưởng từ các dân tộc bản địa ở Mỹ Latinh), và 606 người uống DMT (N, N-dimethyltryptamine, một loại thuốc tryptamine gây ảo giác xảy ra tự nhiên được tìm thấy trong một số loài thực vật và động vật nhất định).

Trải nghiệm gặp gỡ ‘Thiên Chúa’ mang đến lợi ích lâu dài cho sức khỏe tinh thần
(Ảnh: pixabay)

Trong số những người tham gia, 3.476 người đã dùng thuốc khi có trải nghiệm này, còn 809 người còn lại thì không. Những người được hỏi có độ tuổi trung bình là 38. Những người có trải nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa khi dùng thuốc cho biết những trải nghiệm này xảy ra trung bình ở độ tuổi 25, trong khi những người có trải nghiệm này một cách tự phát cho biết chúng xuất hiện ở độ tuổi trung bình là 35.

Những phát hiện quan trọng khác:

Khoảng 75% số người được hỏi trong cả hai nhóm không dùng và có dùng thuốc ảo giác đều đánh giá trải nghiệm “gặp gỡ Thiên Chúa” của họ mang lại một ý nghĩa tinh thần và tâm linh vô cùng sâu sắc đối với cuộc sống cá nhân. Cả hai nhóm đều gắn những trải nghiệm này với những thay đổi tích cực trên các phương diện như sự hài lòng, mục đích và ý nghĩa cuộc sống.

Độc lập với thuốc gây ảo giác, hơn 2/3 những người trong số đó cho biết họ là những người vô thần trước trải nghiệm và sau đó đã không còn nhận mình là như vậy nữa.

Hầu hết những người tham gia trong cả hai nhóm không dùng và có dùng thuốc ảo giác, đã báo cáo những ký ức sinh động về cuộc gặp gỡ với các sinh mệnh có ý thức (với tỷ lệ khoảng 70%), tràn ngập lòng từ bi (khoảng 75%), trí thông minh (khoảng 80%), sự thần thánh (khoảng 75%) và sự sống vĩnh cửu (khoảng 70%).

Mặc dù sau trải nghiệm, cả hai nhóm đều cho biết “nỗi sợ hãi cố hữu đối với cái chết mà ai cũng có” đã giảm đi, nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm. Ở nhóm những người dùng thuốc ảo giác, tỷ lệ này là 70% trong khi đối với nhóm những người không dùng thuốc thì tỷ lệ này là 57%. 

Trong cả hai nhóm, khoảng 15% số người được hỏi cho biết trải nghiệm mà họ gặp phải là thách thức tâm lý lớn nhất trong cuộc đời họ.

Trải nghiệm gặp gỡ ‘Thiên Chúa’ mang đến lợi ích lâu dài cho sức khỏe tinh thần
(Ảnh: pixabay)

Trong nhóm không dùng thuốc, nhiều người trong số họ chọn “Thiên Chúa” hoặc “một người phát ngôn của Thiên Chúa” (59%) như là một mô tả tốt nhất về cuộc gặp gỡ của họ, trong khi trong nhóm ảo giác thì có đến 55% số người đã sử dụng danh từ “sinh mệnh tối thượng”.

Đối với các nghiên cứu trong tương lai, Griffiths cho biết nhóm ông muốn biết những yếu tố nào đã mang đến cho người ta một trải nghiệm đáng nhớ và thay đổi nhận thức đối với cuộc sống như vậy, và họ muốn biết diễn biến xảy ra trong bộ não trong suốt quá trình diễn ra trải nghiệm.

Griffiths nói:

Tiếp tục khám phá những trải nghiệm này có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết mới về tín ngưỡng và tâm linh vốn [là những nhân tố] không thể thiếu trong việc định hình văn hóa của con người từ thời xa xưa.

Griffiths và nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo rằng nghiên cứu dựa trên các câu trả lời tự báo cáo cho một bảng câu hỏi, và đây là một phương pháp có khả năng mang lại những phản hồi thiên kiến hoặc thiếu chính xác khá cao. Họ không ủng hộ việc mọi người tự ý sử dụng các chất gây ảo giác vì chúng không chỉ mang đến các vấn đề pháp lý mà còn dẫn đến những hành vi nguy hiểm do sự sụt giảm khả năng phán đoán, đồng thời tạo khả năng xuất hiện các hậu quả tâm lý tiêu cực, đặc biệt ở những người dễ bị tổn thương hoặc khi trải nghiệm này không được giám sát bởi những người có chuyên môn. 

Griffiths nói thêm:

“Chúng tôi muốn nói rõ ràng rằng nghiên cứu của chúng tôi chỉ đang xem xét các trải nghiệm cá nhân và không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay kết luận nào về việc Thiên Chúa có tồn tại hay không. Chúng tôi cho rằng khó có ngành khoa học nào có thể trả lời dứt điểm vấn đề này”.

Griffiths đã nghiên cứu thuốc gây ảo giác trong gần hai thập kỷ. Một số nghiên cứu trước đây của ông đã sử dụng psilocybin để khám phá những trải nghiệm thần bí và hậu quả của chúng trên những người tình nguyện khỏe mạnh cũng như tiềm năng điều trị của thuốc trong việc cai nghiện thuốc lá cũng như xoa dịu tinh thần ở những người bệnh bị chẩn đoán ung thư.

Nhóm của ông hy vọng rằng, một ngày nào đó, psilocybin có thể được phát triển như một loại thuốc sử dụng trong môi trường trị liệu dưới sự giám sát của một người được đào tạo chuyên môn.

Các tác giả khác của nghiên cứu bao gồm Ethan Hurwitz, Alan Davis và Matthew Johnson đến từ Đại học Johns Hopkins và Robert Jesse đến từ Hội đồng Thực hành Tâm linh, một tổ chức quy tụ các học giả tôn giáo và nhà khoa học.

Bên cạnh trải nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa, tự phát hay dưới ảnh hưởng của thuốc ảo giác, những hoạt động tâm linh khác, như cầu nguyện cũng đã được chứng minh mang đến rất nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe.

Cầu nguyện và những hiệu quả sức khỏe không ngờ tới

Theo một bài viết khác trên Đại Kỷ Nguyên dẫn nguồn từ Huffington Post, tại xã hội Mỹ ngày nay, cầu nguyện là giải pháp điều trị thay thế bổ trợ các phương pháp truyền thống phổ biến nhất. Theo một nghiên cứu của ĐH Rochester (Mỹ), hơn 85% người đối mặt với bệnh nặng đã cầu nguyện, cao hơn rất nhiều việc dùng thảo mộc hay các phương pháp chữa bệnh phi truyền thống mang tính bổ trợ khác.

Trải nghiệm gặp gỡ ‘Thiên Chúa’ mang đến lợi ích lâu dài cho sức khỏe tinh thần
Seri Sức mạnh của cầu nguyện đã bán được hơn 20 triệu bản (Ảnh: christianbooks.co.za)

Trong vòng nhiều chục năm trở lại đây, mối liên hệ giữa sức khỏe và sự cầu nguyện luôn là chủ đề nghiên cứu nóng hổi. Theo tiến sĩ Herbert Benson, chuyên gia tim mạch tại Trường Y Harvard, người tiên phong trong lĩnh vực y học tâm – thân, “phản ứng thư giãn” (response of relaxation) xuất hiện trong thời gian cầu nguyện và thiền định có thể làm giảm sự trao đổi chất, làm chậm nhịp tim, huyết áp. Hơi thở cũng trở nên đều đặn và bình ổn.

Trải nghiệm gặp gỡ ‘Thiên Chúa’ mang đến lợi ích lâu dài cho sức khỏe tinh thần
(Ảnh: adobe.com)

Ngoài ra, thiền định và cầu nguyện còn làm giảm hoạt động não, làm gia tăng mức độc dopamine – liên hệ với trạng thái vui vẻ và hạnh phúc, theo TS Andrew Newberg, Giám đốc Trung tâm cho Tâm linh và Tâm học tại Đại học Pennsylvania.

Các câu nguyện tâm linh, chứ không phải nói gì cũng có hiệu quả

Giáo sư tâm thần học Ken Pargement của Đại học Bowling Green (Mỹ) đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó một nhóm mắc chứng đau nửa đầu thiền 20 phút hàng ngày lặp đi lặp lại lời cầu nguyện, ví như “Thiên Chúa là tốt. Thiên Chúa là hòa bình. Thiên Chúa là tình yêu“, trong khi các nhóm khác cũng làm tương tự, nhưng dùng các câu bình thường, như: “Cỏ là màu xanh lá cây. Cát mềm”. Kết quả, nhóm I (nhóm cầu nguyện và thiền định) đỡ đau đầu hơn và cho thấy khả năng chống chọi những cơn đau tốt hơn so với nhóm còn lại.

Cầu nguyện còn tác động tích cực đến hoạt động gien

Trải nghiệm gặp gỡ ‘Thiên Chúa’ mang đến lợi ích lâu dài cho sức khỏe tinh thần
GS.TS. BS. Herbert Benson đã có hơn 35 năm kinh nghiệm nghiên cứu về hiện tượng tâm linh. (Ảnh: benson henry institute)

Các nghiên cứu gần đây nhất của TS Herbert Benson cũng cho thấy việc thực hành tâm linh hàng ngày một cách kiên trì sẽ giúp vô hoạt các gen kích hoạt viêm vốn làm chết tế bào nhanh chóng. Do đó có thể thấy, tâm linh/tinh thần có thể tác động để hoạt động của các gen trong cơ thể, và cầu nguyện có thể ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể ở cấp độ cơ bản và quan trọng nhất.

Quang Khánh & Nguyệt Cát

Video: Mối hiểm họa của 5G lên sức khỏe con người – Trí Thức VN

videoinfo__video3.dkn.tv||7a38be4b5__