Các nhà khoa học vừa phát hiện được một hành tinh có điều kiện khá giống  cách Trái Đất và chỉ cách chúng ta khoảng 4,2 năm ánh sáng. Hành tinh tên Proxima b này xoay quanh một ngôi sao lùn đỏ tên Proxima Centauri.

Đây là tuyên bố của Đài quan sát Nam Âu (European Southern Observatory – ESO) tại cuộc họp báo vào ngày 24/8 vừa qua.

Proxima b có khối lượng gấp 1,3 lần Trái Đất và gần mặt trời của nó hơn rất nhiều so với Trái Đất (khoảng cách giữa Proxima Centauri và hành tinh này là 7 triệu km, chỉ bằng 5% khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời).

dai quan sat nam au European Southern Observatory ESOTổng giám đốc Đài quan sát Nam Âu (ESO) Tim de Zeeuw công bố phát hiện trên trong cuộc họp báo tại trụ sở ESO ở Garching, Đức vào ngày 24/8/2016. (Ảnh: ESO/M. Zamani)

Nhưng vì ngôi sao chủ Proxima Centauri mờ hơn Mặt Trời chúng ta, nên hành tinh này vẫn nằm trong khu vực cho phép tồn tại nước lỏng.

Theo ESO, Proxima b sẽ trở hành mục tiêu chủ yếu trong cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh và trong nỗ lực đầu tiên du hành đến một hệ sao khác của nhân loại.

hanh tinh proxima bHình minh họa hành tinh Proxima b quay quanh ngôi sao lùn đỏ Proxima Centauri, ngôi sao gần nhất với Hệ Mặt Trời. (Ảnh: ESO/M. Kornmesser)

Phát biểu tại cuộc họp báo, TS S. Pete Worden, đại diện Tổ chức Breakthrough Prize, cho biết tổ chức này đang dẫn đầu một dự án gửi các tàu thăm dò nano vào không gian, và Proxima Centauri là một trong những đối tượng quan sát trong dự án.

tau tham do nano starshotTS S. Pete Worden từ Tổ chức Breakthrough Prize cho xem một “tàu thăm dò nano” nhằm minh họa kích thước các tàu thăm dò sẽ được phóng lên không gian trong dự án StarShot,  trong cuộc họp báo tại trụ sở ESO ở Garching, Đức vào ngày 24/8/2016. (Ảnh: ESO/M. Zamani)

Tỷ phú công nghệ Yuri Milner và nhà vật lý Stephen Hawking đã tuyên bố khởi động dự án StarShot vào đầu năm nay. Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu ban đầu ước tính lên đến 100 triệu USD. Các tàu thăm dò của nó sẽ cần khoảng 20 năm để cán đích, tức 3 ngôi sao lân cận bao gồm Proxima Centauri.

Xem thêm:

TS Worden cho biết các thành viên tỏ ra rất hứng thú với phát hiện mới nhất này, và hy vọng có thể tìm hiểu thêm thông qua các tàu thăm dò dự kiến.

Nhóm nhà khoa học phát hiện hành tinh này, trong một phần dự án Pale Red Dot, cho biết họ không chắc liệu nó có bầu khí quyển hay nước không. Nhưng, dựa trên hiểu biết hiện tại, nhiều khả năng Proxima b có cả hai thứ này.

Proxima b thu thập khoảng 70% năng lượng từ ngôi sao chủ Proxima Centauri của nó so với Trái Đất thu thập từ Mặt Trời, TS Guillem Anglada-Escudé từ Đại học Queen Mary University of London, người dẫn đầu dự án Pale Red Dot, giải thích tại cuộc họp báo.

dai quan sat nam au European Southern Observatory (ESO)TS Guillem Anglada-Escudé phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở ESO ở Garching, Đức vào ngày 24/8/2016. (Ảnh: ESO/M. Zamani)

năm ánh sángQuang cảnh bề mặt hành tinh Proxima b, trên bầu trời là ngôi sao lùn đỏ Proxima Centauri. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: ESO/M. Kornmesser, chỉ có tính minh họa)

Các nhà khoa học từ dự án Pale Red Dot phát hiện ra hành tinh này một phần nhờ quan sát chuyển động lắc lư của ngôi sao chủ, kết quả tác động của lực hấp dẫn từ một hành tinh quay xung quanh. Sự thay đổi cường độ sáng của một ngôi sao đến Trái Đất cũng báo hiệu có một hành tinh xen giữa ngôi sao này và Trái Đất. Các ngôi sao còn hoạt động như Proxima Centauri có thể bắt chước sự thay đổi độ sáng này, nhưng các nhà khoa học lại quan sát được một tín hiệu nhất quán, không đổi trong vòng 16 năm, từ đó loại trừ giả thuyết này.

Với khả năng quan sát rất hạn chế trên Trái Đất, TS Reiners nhận định việc phóng các tàu thăm dò lên không gian thông qua dự án StarShot có thể mở rộng đáng kể tầm hiểu biết của chúng ta.

Cuối bài phát biểu, ông nói: “Hành tinh Proxima B thật sự là hàng xóm chúng ta, nên hãy dần làm quen với nó”.

Video minh họa hành tinh Proxima b và ngôi sao chủ Proxima Centauri:

Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải lược dịch

Xem thêm: