Một số người thích robot và một số khác thì lại sợ chúng, nhưng những con robot vẫn đang được phát triển. Giờ thì chúng ta đã có một chú “robot ngoại cảm” với khả năng biết được bạn định làm gì ngay cả khi bạn chưa thực sự làm việc đó.

Chú “robot ngoại cảm” này là sản phẩm của các kỹ sư sinh học từ Đại học Illinois ở Chicago, Mỹ. Sử dụng một thuật toán, robot ngoại cảm có thể dự đoán được những gì con người định làm bằng cách tính toán những hành động trước đây, ngay cả khi hành động của họ bị gián đoạn và chưa được thực hiện.

Justin Horowitz, một trợ nghiên cứu sinh cao học tại Đại học Illinois và là tác giả đầu tiên của công trình nghiên cứu này đã nói trong một tuyên bố như sau: “Giả sử bạn đang tìm kiếm một mảnh giấy – và tay của bạn đang giơ lên nửa chừng giữa không trung – mắt của bạn cần thời gian để điều chỉnh, các dây thần kinh của bạn cần thời gian để xử lý những sự việc đã xảy ra, não của bạn cũng cần thời gian để xử lý những gì đã xảy ra và thậm chí cần nhiều thời gian hơn nữa để truyền dẫn một tín hiệu chỉ lệnh mới đến tay bạn.”

“Do đó, khi một điều gì đó bất ngờ xảy ra, tín hiệu đang truyền dẫn đến tay bạn sẽ không thể  được thay đổi trong vòng ít nhất 1/10 giây – thậm chí là không hề thay đổi,” anh Horowitz nói.

Justin Horowitz, UIC graduate research assistant in bioengineering, developed a mathematical algorithm that can see intention. Credit: Justin Horowitz Justin Horowitz, một trợ nghiên cứu cao học ngành công nghệ sinh học tại Đại học Illinois, đã phát triển được một thuật toán giúp robot hiểu được ý định của con người. (Ảnh: Justin Horowitz)
Justin Horowitz, một trợ nghiên cứu cao học ngành công nghệ sinh học tại Đại học Illinois, đã phát triển được một thuật toán giúp robot hiểu được ý định của con người. (Ảnh: Justin Horowitz)

Trong nghiên cứu, anh Horowitz đã giải thích như sau:

‘Thuật toán của robot có thể hiểu được các ý định, chứ không phải các chuyển động thực tế’.

“Đây chính là lý do vì sao sẽ không thành vấn đề nếu ai đó ngừng thực hiện các hành động. Các kỹ sư sinh học hy vọng có thể sử dụng công nghệ này để giúp đỡ những người gắn chân tay giả hay thậm chí cải thiện việc lái xe ô tô trong tương lai.”

“Nếu bạn biết cách thức một người chuyển động và yếu tố gây phản ứng là gì, bạn sẽ có thể biết được ý định của người này. Chúng ta có thể dùng thuật toán này để thiết kế các cỗ máy có khả năng chỉnh lại hướng đi của xe hơi hay giúp các bệnh nhân đột quỵ chống lại tình trạng co cứng cơ bắp,” Horowitz nói thêm.

Ví dụ như, “nếu chúng ta đâm vào một tảng băng và chiếc xe bắt đầu bị chệch hướng, chúng ta muốn chiếc xe biết được hướng đi của chúng ta lúc ban đầu. Nó cần chỉnh lại lộ trình của chiếc xe theo hướng mà tôi định đi lúc ban đầu, thay vì tiếp tục theo hướng chuyển động hiện tại,” anh Horowitz nói.

“Máy tính được trang bị thêm các bộ cảm biến, và có khả năng xử lý thông tin nhanh hơn rất nhiều so với vận tốc phản xạ của con người. Nếu chiếc xe có thể biết được nơi tôi định đến, thì nó sẽ có thể tự đi đến đó. Nhưng nó cần phải biết những chuyển động cụ thể nào của bánh lái biểu thị cho ý định của tôi, và những chuyển động nào là sự phản ứng của tôi trước môi trường vốn đã bị biến đổi”.

Những ứng dụng tiềm năng của cỗ máy này có vô số, nhưng có một ứng dụng khác mà các kỹ sư sinh học đang cân nhắc: các tay chân giả “thông minh” (giống như cách gọi điện thoại thông minh – smartphone).

peyteqwk5khjfstgabl1
Tay chân giả thông minh. (Đại học Gothenburg)

Thuật toán này có thể giúp những nạn nhân đang phải chịu đựng chứng co cứng cơ bắp hoặc run chân tay, ví như những bệnh nhân bị đột quỵ, thực hiện các cử động một cách trơn tru.

Tác giả: Troy Oakes , Vision Times.
Đọc bản gốc ở đây.
Thuần Thanh biên dịch