Các nhà nghiên cứu đã giải mã thành công một phiến đá cổ đại, với nội dung miêu tả tòa tháp Babel trong Kinh Thánh ở cổ thành Babylon.
Truyền thuyết về tòa tháp “chạm tới thiên đường” Babel
Tháp Babel được nhắc đến trong Sách Sáng Thế thuộc phần đầu của Kinh Thánh. Tòa tháp này được xây dựng ở thành phố Babylon.
Ban đầu, con người dùng chung một thứ ngôn ngữ, nên có thể dễ dàng giao tiếp và hiểu nhau. Họ đã quyết định hợp lực để xây một tòa tháp thật cao, tới mức đỉnh của nó có thể “chạm tới thiên đường”.
Hình minh họa tháp Babel.
Tuy nhiên, mục đích xây tháp chỉ là để thể hiện sự huy hoàng của bản thân. Chính sự ngạo mạn này đã khiến Đức Chúa Trời không hài lòng. Do đó, Ngài đã làm lộn xộn ngôn ngữ của họ, tăng thêm nhiều thứ tiếng khiến họ không thể hiểu nhau. Công việc xây tháp buộc phải dừng lại, và con người cũng bị phân tán ra nhiều nơi trên thế giới. Đây chính là nguyên nhân lý giải cho sự đa dạng ngôn ngữ của loài người.
Phiến đá cổ xác nhận tính chân thực của tháp Babel?
Phiến đá được phát hiện một thế kỷ trước, nhưng cho đến nay chưa từng được nghiên cứu hay trưng bày.
Bức chạm nổi của tòa tháp huyền thoại trên phiến đá.
Hình chạm khắc tòa tháp Babel và vua Babylon Nebuchadnezzer II.
Tạo vật đáng kinh ngạc này, có niên đại từ thế kỷ 6 TCN, kể lại câu chuyện về tòa tháp huyền thoại của người Babylon, vốn từng được cho là một công trình giả tưởng.
TS Andrew George, giáo sư ngành Babylon học tại Đại học London (Anh) đồng thời là một chuyên gia về Babylon cổ đại, đã giải mã phiến đá và phân tích nội dung trên đó, bao gồm cấu trúc ziggurat [1], một loại hình kiến trúc phân bậc, bên cạnh là một hình người cầm quyền trượng.
Sau khi phiên dịch ký tự chạm khắc, các nhà nghiên cứu cho biết công trình này có tên gọi là “Tháp đền thờ thành Babylon”.
Vua Nebuchadnezzar II
Đoạn nội dung chạm khắc xác nhận công trình này là một tòa tháp theo kiến trúc Lưỡng Hà, đồng thời minh họa 7 tầng bậc của siêu cấu trúc cổ đại. Nó cũng cho biết danh tính của người đàn ông đằng sau, khắc họa bên cạnh tòa tháp là Vua Nebuchadnezzar II, người trị vì thành quốc Babylon từ khoảng 605 TCN đến 562 TCN. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất của đế quốc Tân Babylon, và là người xây dựng Vườn treo Babylon, một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.
Đoạn nội dung chi tiết trên phiến đá như sau:
“Từ biển Thượng, tức biển Địa Trung Hải, đến biển Hạ, tức Vịnh Ba Tư, một vùng đất rộng lớn với vô số người cư ngụ, ta ra lệnh dựng nên công trình này”.
Ngày càng nhiều nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng cho thấy các câu chuyện trong Kinh Thánh là các sự kiện có thật từng xảy ra trong lịch sử. Câu chuyện được ghi lại trên phiến đá cổ đại là một trong số chúng. Do đó TS George cho rằng không có mâu thuẫn giữa Kinh Thánh và khoa học.
“Vào thế kỷ 19, người ta khám phá ra rằng các vị vua Assyria được miêu tả trong Kinh Thánh là thật, một tuyên bố được củng cố bởi các bằng chứng khảo cổ. Điều này khiến chúng ta tự hỏi, liệu có bao nhiêu phần trong Kinh Thánh là thật?”
Trong số những đoạn miêu tả trong Kinh Thánh mà sau này được xác thực nhờ các bằng chứng khảo cổ và thiên văn, nổi trội nhất có lẽ phải kể đến là việc phát hiện ra dấu tích con tàu Nô-ê tại Thổ Nhĩ Kỳ hay việc ghi nhận được bức ảnh đầu tiên về thế giới thiên quốc của kính viễn vọng Hubble của NASA.
Chú thích:
[1] Ziggurat là một cấu trúc xây dựng cổ xưa của người Sumer thuộc vùng Lưỡng Hà, vật liệu chủ yếu để xây dựng là gạch-bùn. Chúng được xem là các Đài chiêm tinh Ziggurat, còn được gọi là bệ núi, ra đời trên cơ sở sùng bái đồi núi, sùng bái các thiên thể và tục lệ xem sao, các vì tinh tú trên trời. Ziggurat thuộc loại hình kiến trúc kiểu tầng bậc, bệ cao nọ đặt trên bệ cao kia, càng lên cao càng thu dần lại, có đường dốc trượt hoặc bậc thang thẳng góc hoặc men theo khối xây để đi lên đỉnh. Trên đỉnh có một đền thờ nhỏ. Bậc thang có khi đi lên từ bên phải và bên trái khối xây, cũng có kiểu bậc thang xoáy trôn ốc.
Cấu trúc Ziggurat
Xem thêm: