Giới vật lý lượng tử đã phát hiện ra rằng các nguyên tử vật lý được tạo thành từ vô số các xoáy năng lượng, làm dấy lên giả thuyết mọi thứ trong vũ trụ đều được tạo thành từ những rung động năng lượng.

Bạn đã bao giờ nghe tự hỏi sao có người có thể thấy ma, thấy Phật, Thần Tiên, nhưng phần đông nhiều người lại không thấy, thế là họ phủ nhận việc tồn tại của những sinh mệnh vô hình này. Có lẽ bởi họ cho rằng “Thấy thì mới tin, không thấy thì không tin”: Nhưng liệu điều này có thật sự đúng?

Đức Phật dạy chúng ta nên “chỉ cầu gốc, không lo ngọn”. Ngài đã giảng Pháp trong suốt 49 năm, dùng đủ các loại phương tiện, nói dài nói ngắn, nói ngang nói dọc, không phải muốn nói với chúng ta rằng những vấn đề kỹ thuật đại loại như mũi của con voi dài bao nhiêu, phần đuôi có bao nhiêu lông, mà là dạy nhóm người u mê như chúng ta này mở to con mắt mà thôi!

Hằng số lượng tử Planck – tinh hoa thần bí của vũ trụ

Max Planck là thầy giáo của Albert Einstein. Ông là cha đẻ của thuyết lượng tử và đã giành được giải thưởng Nobel vật lý năm 1918 cho thuyết này. Ông được cho là một trong những nhà vật lý quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Chân dung Max Planck (1858-1947). (Ảnh: Flickr)

Sau một quá trình mày mò nghiên cứu thâm sâu, ông đã thốt lên rằng:

Kết luận sau cùng đối với nghiên cứu nguyên tử của tôi là:

“Trên thế giới căn bản không có thứ gọi là “vật chất”, vật chất là do lượng tử dao động với tốc độ cao tổ hợp thành!”

Dưới cặp mắt của con người, vật chất trong thế giới chúng ta được phân ra thành vật chất nhìn thấy được (vật chất hữu hình) và vật chất không nhìn thấy được (vật chất vô hình). Tuy nhiên dưới “cặp mắt” của giới khoa học, cũng chính là qua kính hiển vi hay các phương thức đo lường đặc biệt, vật chất dù hữu hình hay vô hình thì về bản chất chỉ là một dạng thức năng lượng không ngừng dao động. Và chính vì dạng thức năng lượng này có tần số dao động khác nhau, vậy nên vật chất được cấu thành từ đó cũng có hình thức bề mặt khác nhau. Vật chất dao động tần số cao trở thành cái vô hình, thậm chí trừu tượng, ví như tư tưởng, cảm giác và ý thức của con người; vật chất dao động tần số thấp thì trở thành cái hữu hình, như cái bàn, cái ghế, cơ thể người, v.v…. mà con mắt chúng ta có thể nhìn thấy được.

Như vậy, nếu theo cách nói này, thì con người ta có tồn tại hai loại thân thể khác nhau, tương ứng tồn tại trong hai loại thế giới khác nhau, một thế giới hữu hình có thân thể, có nhà cửa, xe cộ, còn một thế giới khác vô hình thì có linh hồn, có ma quỷ, có thiên đường, và ngay cả địa ngục. Hai loại thân thể nói trên chính là “thân xác” và “linh hồn”.

Mới thoạt nghe, chúng ta có thể cho rằng dường như linh hồn và thân xác là hai khái niệm xa vời, chẳng liên quan gì đến nhau. Tuy nhiên, linh hồn và thân xác về cơ bản đều là vật chất, cũng chính là năng lượng. Vật chất dù hữu hình hay vô hình thì đều là một dạng thức năng lượng không ngừng dao động, sự khác biệt giữa chúng chỉ nằm ở chỗ tần số dao động khác nhau, vậy nên sẽ sản sinh vật chất khác nhau về hình thức bề mặt.

Liên quan đến vật chất, cũng chính là năng lượng (energy, hay chính là “khí” mà chúng ta quen thuộc, hoặc là “sự dao động” trong vật lý học),

Cũng cần nhấn mạnh một điều rằng, về bản chất, vật chất chính là năng lượng (energy), hay “sự dao động” trong vật lý học, cũng chính là “khí” trong từ “khí công” theo cách gọi của y học phương Đông. Tùy theo ngữ cảnh khác nhau mà người ta có những cách gọi khác nhau.

Về đặc điểm của vật chất, “nguyên lý dao động” (principle of vibration), vốn là một trong bảy nguyên lý vũ trụ thuộc phạm trù “triết lý thần bí” của Ai Cập và Hy Lạp cổ đại, cũng đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng:

“Không có bất cứ vật gì là tĩnh chỉ (bất động) cả, tất cả đều đang vận động, hết thảy đều đang dao động”.

“Không có bất cứ vật gì là tĩnh chỉ (bất động) cả … (Ảnh: crestock)
… tất cả đều đang vận động, hết thảy đều đang dao động” … (Ảnh: wp.com)
… bao gồm cả linh hồn”. (Ảnh: Pixabay)

Các bậc Thánh hiền của phương đông, như Đức Phật, vào khoảng 2600 năm trước cũng đã chỉ ra rằng, hết thảy sự vật trong vũ trụ, đều là do dao động tổ hợp mà thành, cũng chính là nhờ sự dao động liên tục giữa các hạt vi quan cấu thành nên sự vật đó đã tạo sự gắn kết mà sự vật ở bề mặt nhất mới không bị phân chia, tách rời, nên mới có thể tổ hợp thành hình. Khoa học cận đại cũng đã tìm ra được mối quan hệ giữa năng lượng và vật chất, nổi tiếng nhất chính là công thức E=mc2 của Einstein (E là năng lượng, m là vật chất, c là tốc độ ánh sáng). 

Albert Einstein. Ảnh: Flickr

Tuy vậy, bởi con người chúng ta chỉ sử dụng 5 giác quan để tiếp xúc và trải nghiệm thế giới hiện thực, vốn là một dạng thức không gian ba chiều (3D), nên đã chịu hạn chế rất lớn. Cộng với khái niệm tuyến tính về thời gian, nên chúng ta đã nhầm lẫn xem những vật chất thực thể thực tại, có đường biên và những trường năng lượng liên tục, không ổn định là hai thứ khác biệt, cái trước là lấy động lực học cổ điển (classical dynamics) của Newton làm đại biểu, còn cái sau là lấy điện động lực học cổ điển (classical electrodynamics) của James C. Maxwell làm đại biểu. Dù sao đi nữa, cả Newton và Maxwell đều đã trở thành hai cột trụ lớn đã đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực vật lý học cổ điển vào cuối thế kỷ 19.

Tuy nhiên, khi các nhà khoa học hướng đến phạm vi nguyên tử, trỏ kính viễn vọng hay các phương thức đo lường đặc biệt khác xuống cho đến mức vi mô nhất để “dòm”, hoặc hướng đến vũ trụ thiên thể rộng lớn nhất trên kia để nghiên cứu sâu, họ đã phát hiện ra những dạng tình huống mà kinh nghiệm cảm quan của con người hiện tại chưa thế tiếp thụ được, những dạng tình huống cho thấy vật chất và năng lượng có bản chất rất giống nhau, bởi như đã nói ở trên, chúng là một. Lực học lượng tử và thuyết tương đối vào đầu thế kỷ 20 cũng đã hoàn toàn lật đổ khái niệm về thời gian và không gian của dạng thức cơ học vật lý cổ điển. Nổi tiếng nhất chính là công thức E = hv của Max Planck (trong đó E là năng lượng, h là hằng số lượng tử, v là tần số dao động). Theo đó, trong tình huống một sự vật mà thường số không đổi, thì tần số dao động càng cao, năng lượng của nó càng mạnh mẽ.

“Thuyết cấp bậc năng lượng” của David R.Hawkins

Chúng ta sở dĩ cho rằng “vật chất và năng lượng” hay “thân xác và linh hồn” là hai thứ khác biệt, là vì chúng ta đang vận dụng mô thức suy nghĩ nhị nguyên (lưỡng cực) hóa. Hầu hết các sự vật hiện tượng mà chúng ta biết được đều đến từ tri thức và quy luật khách quan, nói cách khác tri thức và quy luật khách quan ngoài kia sẽ hình thành nên trong chúng ta cái tư tưởng, và tư tưởng đến lượt nó sẽ trở thành nền tảng của ngôn ngữ. Loại mô thức này khiến nhân loại trở thành sản vật nhị nguyên hóa, có phương thức tư duy nhị nguyên hóa.

Bởi vậy, trong thế giới con người có “thiện” thì có “ác”, có “đúng” tự nhiên có “sai”, có “tốt” thì càng có “xấu”, có “vui vẻ” đương nhiên cũng có “buồn khổ”, hết thảy đều có mặt đối lập.

Theo nghiên cứu “lý thuyết cấp bậc năng lượng” của tiến sĩ David R. Hawkins, bác sĩ y khoa tinh thần nổi tiếng nước Mỹ, cấp bậc năng lượng của “thiện” là cao, trong khi cấp bậc năng lượng của “ác” chính là thấp. Như bảng dưới đây:

1, Khai ngộ chính đạo: 700 ~ 1000

2, Điềm tĩnh thanh thản: 600

3, Vui vẻ, thanh tĩnh: 540

4, Tình yêu và sự tôn kính: 500

5, Lý tính, thấu hiểu: 400

6, Khoan dung độ lượng: 350

7, Hy vọng lạc quan: 310

8, Tin cậy: 250

9, Can đảm, khẳng định: 200

10, Tự cao, khinh thường: 175

11, Ghét, thù hận: 150

12, Dục vọng, khao khát: 125

13, Sợ hãi, lo lắng: 100

14, Đau buồn, tiếc nuối: 75

15, Thờ ơ, tuyệt vọng: 50

16, Khiển trách, tội ác: 30

17, Nhục nhã, hổ thẹn: 20

Người ở dưới cấp bậc 10 thường không khỏe mạnh, mắc các bệnh mãn tính hoặc bệnh nặng. Người gần với cấp bậc 0, thì đang đứng trước nguy cơ tử vong.

Các cảnh giới khác nhau có năng lượng khác nhau

Các cảnh giới khác nhau có năng lượng khác nhau. Ảnh: irorio.jp

Vậy nên, người xưa nói “sinh mệnh nằm ở vận động”, câu nói này, dù cho là “nội tĩnh ngoại động (thể dục)” hay là “ngoài tĩnh trong động (ngồi thiền)”, thì cũng đều chính xác.

Lấy một ví dụ, vật chất và năng lượng có thể được ví như  hai thứ nằm ở hai cực của 1 thể liên tục dần chuyển sang một tầng (continuum), một cực là đen, một cực là trắng, ở giữa hai cực là màu xám, mà màu xám có tính chất của cả hai cực trắng và đen, bao gồm từ màu xám thiên về màu trắng dần dần phát triển đến màu xám thiên về màu đen.

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên

Loại hiện tượng này khá giống với những gì “nguyên lý lưỡng cực” (Principle of Polarity), một nguyên lý khác bên cạnh “nguyên lý dao động” thuộc “Triết lý thần bí” được nói đến ở trên: “Hết thảy trở thành cặp đôi, hết thảy đều có hai cực, hết thảy đều có mặt đối lập, giống nhau và khác nhau là một dạng thức như nhau; những gì tương phản, bản chất của nó cũng là như nhau, chỉ là trên cấp độ có chỗ khác biệt, những thứ cực điểm (tột cùng) sẽ tương ngộ (gặp gỡ nhau), hết thảy chân lý chẳng qua chỉ là chân lý nửa vời (chỉ đúng một phần), hết thảy mâu thuẫn (nghịch lý) đều có thể được hòa giải”.

Ảnh: belosnezhka.com

Bởi vậy, linh hồn và thân xác của con người là cùng một thứ, thuộc về hai đầu của cùng một thể liên tục, tương tự như đúng và sai, thiện và ác, vui vẻ và đau khổ, về bản chất chúng không hề khác nhau, chỉ khác biệt ở mức độ dao động năng lượng mà thôi.

Nếu như dựa trên cơ điểm của tâm lý học và y học mà nói, thì năng lượng dao động tần số cao là năng lượng tinh tế, chính là vật chất cấu thành trong tầng thứ cao; khi mà tần số dao động xuống thấp, vật chất sẽ càng trở nên thô nặng (ví như thân xác con người). Thân xác ở trong bốn thứ nguyên của nhân loại (đất nước lửa gió – các yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo Phật giáo) là có tần số dao động thấp nhất. 

Có lẽ vì vậy mà các nhà khoa học lẫn các nhà tâm linh đều khuyên con người nên sống tốt, bớt nóng giận, tâm thái luôn hiền hòa, an nhiên, thì sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe, trên phương diện xã hội cũng đem lại lợi ích to lớn.

Vũ Dương