Các hành tinh vươt quá phạm vi Hệ Mặt trời của chúng ta từng là thứ chỉ được thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Giờ đây, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Trong chiến dịch quan sát gần đây nhất, kính thiên văn/tàu không gian Kepler đã phát hiện được 100 ngoại hành tinh (những hành tinh nằm bên ngoài Hệ Mặt Trời), hay những hành tinh ở trong các hệ mặt trời khác. Phát hiện này đã đóng góp vào danh sách hơn 1.000 hành tinh được phát hiện trong chuyến thăm dò đầu tiên của kính thiên văn Kepler.
Lịch sử công cuộc tìm kiếm các hành tinh của tàu không gian Kepler có thể được tóm tắt như sau:
Chuyến thăm dò đầu tiên của Kepler được triển khai trong giai đoạn 2009-2013, trong đó nó sẽ khoanh vùng các ngôi sao chỉ cách đó từ 500 đến 1.000 năm ánh sáng. Các hành tinh sẽ được phát hiện khi chúng chắn trước một ngôi sao trong quỹ đạo chuyển động của mình, khiến ánh sáng từ ngôi sao đó phát đến kính thiên văn Kepler trở nên mờ đi. Nhưng do một trục trặc trong bộ phận bánh đà phản lực thăng bằng của kính thiên văn, cuộc thăm dò này đã bị đình chỉ.
Sau đó, các nhà khoa học đã tìm ra một cách thức để sửa chữa kính thiên văn Kepler, cho phép công cuộc tìm kiếm các hành tinh mới được tiếp tục. Về cơ bản, các tia bức xạ mặt trời đã được vận dụng để giữ thăng bằng cho kính thiên văn vốn đã bị mất bánh. Sau khi được tu sửa, chuyến thăm dò K2 — giai đoạn hai của cuộc thăm dò đầu tiên — đã được tiến hành. Xem hình bên dưới nếu bạn quan tâm đến các chi tiết cụ thể về cách thức giữ thăng bằng cho tàu Kepler.
Phát hiện gần đây nhất có ý nghĩa quan trọng bởi vì trước đó, cuộc thăm dò K2 đã chính thức xác nhận được 32 hành tinh và nhận dạng được hơn một trăm ứng viên, theo trang Gizmodo. Hiện nay, số lượng các hành tinh đã tăng thêm một chút.
Cuối cùng, cùng xem qua khả năng cư trú tiềm năng tại một trong những hành tinh này trong sơ đồ bên dưới, so sánh giữa Trái Đất và hành tinh Kepler-452b:
Tác giả: Jim Liao, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.
Đọc bản gốc ở đây.
Thanh Hải biên dịch
Xem thêm: