Được biết đến là sinh vật đầu tiên bay vào vũ trụ, chú chó Laika đã cho thấy sinh vật sống có thể tồn tại trong môi trường không trọng lực ngoài không gian. Tuy nhiên sự thật về cái chết của chú chó Laika lại bị che giấu trong suốt gần 60 năm qua.
Vào ngày 3 tháng 11 năm 1957, vào lúc 10 giờ 28 phút theo giờ địa phương, chú chó Laika đã trở thành vị khách đặc biệt tiến vào vũ trụ thông qua vệ tinh nhân tạo Sputnik của Liên Bang Xô Viết. Các khoa học gia đã lắp đặt máy cảm ứng dưới da của chú chó để giám sát hô hấp cùng nhịp tim trong khoảng thời gian tiến vào vũ trụ. Hệ thống máy cảm ứng này sẽ tự động truyền thông tin về mặt đất. Sau đó, các khoa học gia đặt chú cố định vào một cabin đặc biệt trong khoảng thời gian phóng vệ tinh. Trên khuôn mặt của chú chó có gắn một máy ảnh để chụp lại những nơi chú đến.
Sau đó Liên Bang Xô Viết có công bố thông tin liên quan đến vận mệnh của chú chó Laika: “Trên một chặng đường dài, chú đã hoàn thành nhiệm vụ, ở độ cao 1.600km so với mặt đất, theo như kế hoạch, chú ở đó ăn xong bữa tối rồi chết một cách lặng lẽ.”
Năm 2002, Sở nghiên cứu y học sinh vật ở Nga (The Russian Institute of Biomedical Problems) cũng tham dự vào quá trình phóng vệ tinh, sau đó nhà khoa học Dimitri (Dimitri Malashenkov) đã công bố một thông tin khiến nhiều người phải giật mình. Ông nói rằng Laika thật sự không sống lâu được như thế, trên thực tế chú đã chết sau khi phóng vệ tinh vài giờ bởi sợ hãi và nhiệt độ quá nóng.
Dựa vào căn cứ công bố của nhà khoa học, tại thời điểm vệ tinh quay vào quỹ đạo, để phòng ngừa Laika chạy lung tung gây ảnh hưởng xấu, nên chú chó đã bị khóa chặt bởi dây xích. Chú ăn những món ăn đã được làm đông lạnh.
Trong khoang thuyền có một phòng chuyên hút khí CO2, ngoài ra còn có những máy móc tạo không khí. Khi nhiệt độ trong khoang vượt quá ngưỡng 15°C , quạt điện sẽ tự khởi động để hạ nhiệt và làm cho nhiệt độ của cabin Laika hạ xuống.
Sau khi vệ tinh nhân tạo phóng ra không lâu, nhiệt độ trong khoang không ngừng tăng cao và vượt xa khung cho phép (15°C). Quạt điện không có tác dụng, cho nên Laika đã bị chết do nhiệt độ trong khoang quá nóng. Sau khoảng 5 đến 7 giờ đồng hồ, nhân viên theo dõi ở mặt đất đã không nhận được tín hiệu về sự sống của Laika.
Mặc dù chú chó chỉ sống được trong mấy giờ ngắn ngủi nhưng chú cũng giúp làm bước đệm cho con người tương lai tiến vào vũ trụ. Laika đã trở thành chú chó nổi tiếng nhất, báo chí của Mỹ còn gọi vệ tinh của Liên Bang Xô Viết là vệ tinh Laika.
Biên dịch: San San
Theo Meirihaowen
Xem thêm: