Có người nó việc NASA đưa người lên mặt trăng là giả. Tại sao vậy?
Tháng 7 hàng năm đánh dấu một trong những sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử. Đó là sự kiện đánh dấu 50 năm kể từ lần đầu tiên nhân loại đặt chân lên Mặt trăng.
Tuy nhiên theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận, vẫn có 1 số lượng lớn người nghi ngờ tính xác thực của việc tàu vũ trụ đổ bộ lên Mặt trăng.
Nghi vấn
Theo Live Science, ngay từ những năm 1970, nhiều chuyên gia, học giả đã đưa ra giả thuyết rằng màn đổ bộ, dạo bước trên Mặt trăng của cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) chỉ là dàn dựng.
Người đầu tiên nghi ngờ việc này là một cựu binh Hải Quân Mỹ – ông Bill Kaysing từng tham gia vào chương trình vũ trụ của Mỹ . Từ 1956-1963 Kaysing làm việc cho một công ty giúp thiết kế ra động cơ tên lửa Saturn V . Ông cho rằng Washington khi đó không có đủ công nghệ và kỹ thuật để đưa người lên Mặt trăng rồi trở lại. Ông nói xác suất để NASA đưa con người lên Mặt Trăng thành công chỉ khoảng… 0.0017%, theo Guardian.
Một nghi vấn khác, đến từ nhà lý thuyết âm mưu Dawson. Ông nói:
“Mỹ thực sự muốn đổ bộ lên Mặt trăng trước tiên nhưng về mặt kỹ thuật thì họ không có công nghệ để làm điều đó, vì thế họ đã dàn dựng việc đó và tuyên bố rằng họ đã đặt chân lên Mặt trăng đầu tiên!”
Ngoài ra còn có rất nhiều người cho rằng bức hình chụp Neil Armstrong trên Mặt trăng và những thước phim quay là do NASA thực hiện để đánh lừa cả thế giới, theo Live Science.
Dawson đã đưa ra chi tiết bất thường của việc lá cờ Mỹ tung bay trên Mặt trăng trong khi bề mặt Mặt Trăng là một môi trường không có khí quyển, do đó gió không thể tồn tại.
Một chỗ nghi vấn khác là đoạn video phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăng. Có một số ý kiến cho rằng video này đã được làm chậm lại để tạo cảm giác khu vực có trọng lực thấp. Không chỉ vậy, ánh sáng trong video trông giống ánh đèn sân khấu, và cái bóng của phi hành gia đổ xuống cũng khá bất thường.
Phản biện
Howard Berry, chuyên gia phim ảnh và truyền hình tại Đại học Hertfordshire, nhận định có một số cảnh quay phi hành gia Mỹ mà NASA không thể làm giả được vì chúng được quay bằng máy quay đặc biệt chỉ có 10 khung hình/giây, chứ không phải tiêu chuẩn 24-30 khung hình/giây như ở studio chuyên nghiệp. Ông khẳng định công nghệ quay phim năm 1969 chưa đủ tiên tiến để làm chậm video dễ dàng như ngày nay.
“Chúng ta nhìn thấy lá cờ chuyển động như vậy là do các phi hành gia cố cắm cây cờ sâu xuống bề mặt Mặt trăng, làm cho cây cờ tung bay. Thêm vào đó lá cờ có hình gợn sóng, nhìn như đang tung bay là do các nếp gấp trong quá trình cất giữ cờ khi đem lên Mặt trăng”, NASA giải thích cho nghi vấn “lá cờ chuyển động do gió”.
Về nghi vấn cái bóng bất thường của phi hành gia, ông Berry nhìn nhận ánh sáng trong video mà người xem nhìn thấy là từ Mặt trời. Vì nguồn sáng quá xa và có cả ánh sáng phản chiếu trên Mặt đất nên cái bóng của các phi hành gia mới trông bất thường như vậy.
Nhằm củng cố cho tính xác thực của chuyến hành trình lừng danh, Giáo sư địa chất học Trevor Ireland từ ĐH Quốc gia Úc phân tích, trong chuyến thám hiểm Mặt Trăng, các phi hành gia đã mang về 380kg đá Mặt trăng. Số đá khổng lồ này không dễ bị làm giả.
Ireland cho biết:
“Những tảng đá mang về có tuổi thọ từ rất lâu rồi, lên đến 3,8 tỉ năm, từ khi được hình thành các tảng đá này chưa được tiếp xúc với nước . Trên Trái đất chỉ có một vài tảng mang tính chất như vậy còn tồn tại thôi”.
Tuổi của đá trên trái đất sẽ được các nhà địa chất học tính toán dựa trên đồng vị phóng xạ . Đá càng lâu năm thì các đồng vị uranium từ bên trong chuyển thành chì càng nhiều.
Uranium được gọi là zircon khi dễ dàng chuyển thành dạng tinh thể. Tuy nhiên theo Ireland,
“Hiện tại chúng tôi chưa biết làm sao để nhét chì vào trong tinh thể zircon. Vậy nên, ý tưởng 50 năm trước NASA có thể làm được điều này, đủ để đánh lừa giới địa chất học của cả nhân loại cho đến tận ngày nay là chuyện quá không tưởng”.
Chuyện NASA đưa con người lên Mặt Trăng có thật hay không thì tạm thời chưa có kết luận rõ ràng , nhưng xét trên những bằng chứng đã có thì những nghi vấn đưa ra cũng không có cơ sở vững chắc.