Thật khó để tưởng tượng rằng những hòn đá này có thể lớn lên, nhưng chúng dường như đang sống!
Khu bảo tồn tự nhiên Bảo tàng Trovant ở Romania nằm tại hạt Valcea, gần con đường liên kết thành phố Ramnicu Valcea với thành phố Targu Jiu, cách thị xã Horezu 8 km.
Tại đây, trong một ngôi làng nhỏ tên là Costesti, có một số tảng đá hấp dẫn và bí ẩn, gọi là ‘trovant’. Người ta tin rằng các tảng đá này đang sống…
Trovant là các tảng đá có khả năng sinh trưởng. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Đá trovant có mặt ở rất nhiều nơi tại Romania, nhưng các tảng đá trovant ở khu vực Costesti thì lại đặc biệt ấn tượng do đa dạng về hình dạng và kích thước.
Một tảng đá trovant, trông khá giống hình mặt người. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Điều khiến các tảng đá này trở nên đặc thù và bí ẩn là chúng sẽ tự lớn lên, phình to ra sau khi tiếp xúc với nước.
Sau những cơn mưa lớn các tảng đá này sẽ bắt đầu sinh trưởng. Chỉ dài vỏn vẹn 6-8 mm lúc ban đầu, tảng đá này sẽ phát triển lên đến kích thước 6-10 m.
Thật sự vô cùng kinh ngạc!
Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Các tảng đá trovant ở Costesti có một đặc điểm còn đặc thù hơn; các tảng trovant nhỏ sẽ mọc ngay trên bề mặt các tảng trovant lớn. Và đây là các tảng trovant lớn nhất trên thế giới.
Các tảng trovant nhỏ sẽ mọc ngay trên bề mặt các tảng trovant lớn. Đây là một đặc điểm rất độc đáo của loại đá này. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Còn một đặc điểm đáng chú ý nữa của các tảng trovant, một đặc điểm có phần hơi kinh dị; đó là chúng có thể tự di chuyển từ nơi này sang nơi khác, theo nghĩa đen.
Một khối đá trovant có thể được cấu thành từ một tảng đá, hai tảng đá, ba tảng đá,… thậm chí nhiều hơn. Không có sự khác biệt trong thành phần khoáng chất giữa những khối giả xi măng này và lớp cát xung quanh.
Xi măng gắn kết trong các tảng trovant thông thường thuộc loại cacbonat và bên trong chúng không chứa hạt nhân đặc thù nào.
Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để cố gắng giải thích nguồn gốc của những tảng đá này.
Một tảng trovant trầm mình trong cát. (Ảnh: Internet)
Có một giả thuyết về nguồn gốc địa chấn của các tảng trovant đã nhận được sự ủng hộ của nhiều kết quả thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Giả thuyết này cho rằng các khối sa thạch hình cầu (tảng trovant) đã được phân tách khỏi cát ẩm nhờ các cái sàng lọc đủ lớn dưới sức mạnh của các cơn địa chấn. Tuy nhiên, chưa có giả thuyết nào thuyết phục và cũng không ai có thể chế tạo ra được các tảng đá tương tự trong các phòng thí nghiệm.
Ngày nay, Bảo tàng Trovant ở Romania đã được bảo vệ bởi UNESCO. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Trên Trái Đất người ta đã ghi nhận được các tảng trovant với niên đại khác nhau ở Nga, Siberia, và Wyoming (Mỹ).
Chúng cũng có ở dãy núi Karpat (Một chuỗi các rặng núi kéo dài thành hình vòng cung từ Cộng hòa Séc ở phía tây bắc; qua Slovakia, Ba Lan, Ukraine và Romania ở phía đông, qua khu vực Cổng Sắt trên sông Danube giữa România và Serbia ở phía nam để kết thúc trong lãnh thổ Serbia).
Đặc biệt ở Romania có rất nhiều tảng trovant với hình thù cực kỳ đa dạng.
Tuy nhiên, dù đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực, các nhà khoa học vẫn không thể tìm được một cách giải thích logic cho nguyên nhân các tảng đá có các cái mẩu chìa ra trông giống rễ cây. Nếu chúng bị cắt bỏ, tiết diện của chúng có các vòng tròn có màu sắc, giống hệt như của cây.
Tiết diện mẩu chìa ra của một tảng trovant sau khi bị cắt ngang. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Tiết diện của thân cây sau khi bị cắt ngang. (Ảnh: Internet)
Những tảng đá này có biểu hiện như một dạng thức sống vô cơ chưa được biết đến nào đó!
Chúng ta không thể phủ nhận rằng hành tinh của chúng ta thật tuyệt vời.
Người dân địa phương đã biết đến những tính chất dị thường của các tảng đá này trong hơn 100 năm qua, nhưng họ chưa từng quá để ý đến chúng.
Những tảng đá này thường được dùng làm vật liệu xây dựng và làm bia mộ.
Ngày nay, Bảo tàng Trovant ở Romania đã trở thành một di sản được UNESCO bảo vệ.