Tại sa mạc ở Châu Phi, người ta đã tìm thấy một hòn đá bí ẩn, không những có nguồn gốc bên ngoài Trái Đất, mà còn cả bên ngoài Hệ Mặt Trời.

Ngay cả những vật thể vô tri vô giác như tảng đá hay hòn đá cũng mang trong mình rất nhiều bí ẩn.

Trong phim ảnh, một trong những hòn đá nổi tiếng nhất là hòn đá phù thủy của nhà giả kim thuật Nicolas Flamel. Tương truyền hòn đá này có thể biến đá thành vàng, đặc biệt có thể giúp người sở hữu nó trường sinh bất tử. Hòn đá này cũng góp mặt trong bộ phim nổi tiếng “Harry Potter và Hòn đá phù thủy”, Chúa tể bóng tối muốn chiếm lấy nó để phục sinh trở lại.

Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Trái: Chân dung phác họa Nicolas Flamel, Phải: Bìa sách “Harry Potter và Hòn đá phù thủy”. Ảnh: ĐKN

Ngoài đời thực, cũng tìm thấy nhiều trường hợp các tảng đá, khối đá gắn liền với các hiện tượng chưa có lời giải, như vách đá có khả năng “đẻ trứng” cứ sau 30 năm ở Trung Quốc , những khối đá “sống” có thể “tự lớn lên, sinh trưởng và di chuyển” ở Romania , hay tảng đá khổng lồ nặng 250 tấn thách thức trọng lực, nằm trên dốc nghiêng 60 độ sau bao năm mà không “quỵ ngã” ở Ấn Độ , v.v….

Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Trái: Vách đá “để trứng” ở Trung Quốc, Phải: Tảng đá “tự lớn lên, sinh trưởng và di chuyển” ở Romania. Ảnh: ĐKN
Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Tảng đá 250 thách thức trọng lực ở Ấn Độ. Ảnh: wikimedia.org

Những ví dụ trên cốt để nói rằng, thế giới các hòn đá cũng đầy rẫy các bí ẩn thú vị. Trải dài ở khu vực Tây Nam Ai Cập là một vùng sa mạc rộng lớn hơn 7 vạn km vuông gọi là Great Sand Sea (“Biển Cát Vĩ Đại”).

Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Sa mạc Great Sand Sea ở Ai Cập. Ảnh: 7 Wonders Travel

Địa danh này rất nổi tiếng bởi ở đây người ta đã tìm thấy các viên đá thủy tinh lấp lánh màu vàng, hình thành một cách bí ẩn trong tự nhiên.  Có người cho rằng, chúng là dấu tích của một vụ nổ bom nguyên tử ở thời cổ đại.

Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Những viên đá thủy tinh lấp lánh màu vàng trên sa mạc Ai Cập. Ảnh: trarza.info

Tại khu vực trên, ngoài những viên đá thủy tinh bí ẩn, năm 1996, nhà địa chất học, TS Aly Barakat còn phát hiện thấy một loại đá khác mãi cho đến nay vẫn khiến giới khoa học đau đầu. Thậm chí, loại đá này có thể lật đổ các mô thức hiểu biết hiện nay về lịch sử hình thành Hệ Mặt Trời. Đó chính là những viên đá “Hypatia”, đặt theo tên một nhà thiên văn học nổi tiếng vào thế kỷ 5 ở Ai Cập.

Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Trái: Nhà thiên văn học Hypatia, Phải: Những mẩu đá Hypatia. Ảnh: ĐKN
Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Một mẩu đá Hypatia. Ảnh: b14643.de

Trái với các viên đá thủy tinh màu vàng lấp lánh trong suốt, bề mặt đá Hypatia trông không đẹp, thô ráp, xù xì, nhưng bí ẩn của nó nằm ở bên trong. Sử dụng phương pháp phân tích khoáng vật, các nhà khoa học đã “mổ xẻ” hòn đá để phân tích thành phần cấu tạo bên trong.

Năm 2013, một nhóm nghiên cứu từ ĐH Johannesburg (Nam Phi) tiết lộ đá Hypatia có nguồn gốc ngoài Trái Đất. Năm 2015, một nhóm nghiên cứu độc lập xác định loại đá trên sa mạc này không đến từ bất kỳ sao chổi hay thiên thạch nào từng được ghi nhận. Đầu năm 2018, nhóm nghiên cứu từ ĐH Johannesburg nêu lại câu hỏi: Hòn đá bí ẩn này đến từ đâu? Câu trả lời, đăng trên tạp chí khoa học Geochimica et Cosmochimica Acta, có thể khiến chúng ta phải xem xét lại lý thuyết hiện có về sự hình thành của Hệ Mặt Trời.

Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Nhóm nghiên cứu từ ĐH Johannesburg, dẫn đầu bởi GS Jan Kramers (giữa). Ảnh: Therese van Wyk/University of Johannesburg

Hòn đá với thành phần cấu tạo kỳ lạ

Không thể tìm thấy một hòn đá tương tự trên Trái Đất, hay bất cứ nơi đâu trong hệ Mặt Trời. Đó là kết luận sơ bộ được đưa ra sau khi xem xét thành phần cấu tạo của hòn đá.

Như mọi người đã biết, thiên thạch chondrít là loại thiên thạch phổ biến nhất rơi xuống Trái Đất (chiếm 86% các vụ rơi thiên thạch), loại thiên thạch này có hàm lượng Các-bon thấp, Sillicon cao. Trong khi đó, đá hypatia lại hoàn toàn trái ngược, khi có hàm lượng Các-bon cao, Sillicon thấp.

Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Ảnh: citizen.co.za

Nếu nhìn lên bầu trời, chúng ta sẽ thấy rằng, ở khoảng trống giữa các hành tinh dường như là một vùng chân không rộng lớn. Tuy nhiên không phải vậy, ở trong khoảng không đó, nếu nhìn xuống sâu hơn nữa, chúng ta sẽ phát hiện thấy bên trong là các hạt Bụi vũ trụ (cosmic dust) – các hạt vật chất cỡ nhỏ phân tán trong khoảng không giữa các thiên thể. Những hạt bụi vũ trụ này còn cổ xưa hơn cả Hệ Mặt Trời, trên thực tế, chính những hạt bụi vũ trụ này đã tổ hợp lại với nhau để hình thành nên Hệ Mặt Trời, bao gồm Mặt Trời và các hành tinh như Trái Đất chúng ta.

Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Trong khoảng không giữa các hành tinh là các hạt bụi vũ trụ. Ảnh: Business Insider

Bên trong thành phần đá hypatia, là sự phân bố rải rác vô số hạt bụi vũ trụ, và chúng có các thành phần hóa học vô cùng đặc thù.

Lấy ví dụ, nhà địa chất học Georgy Belyanin – thành viên nhóm nghiên cứu – phát hiện ra rằng đá hypatia chứa Nhôm nguyên chất, chứ không phải dưới dạng hợp chất , như alum hay nhôm ô xít (Al2O3). Phát hiện này có tầm quan trọng như thế nào? Nhôm tuy là kim loại rất phổ biến, nhưng không đâu trên Trái Đất, thậm chí trong cả Hệ Mặt Trời, có thể tìm thấy nhôm dưới dạng tinh khiết hay nguyên chất. Do vậy, nhôm nguyên chất trong đá hypatia là trường hợp cực hiếm gặp.

“Nhôm trong đá hypatia tồn tại dưới dạng kim loại tinh khiết, tự nó đứng độc lập, chứ không tạo thành hợp chất với các nguyên tố khác. Vàng cục nguyên chất có thể tìm thấy trong tự nhiên, nhưng nhôm thì không bao giờ có thể. Dạng thức tồn tại này là cực hiếm trên Trái Đất và trong toàn Hệ Mặt Trời, chí ít theo hiểu biết của khoa học hiện nay”, Belyanin cho hay.

Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Vàng nguyên chất trong tự nhiên. Ảnh: bbc.com

“Không chỉ vậy, chúng tôi cũng tìm thấy trong thành phần bụi vũ trụ các hạt i-ốt phốt-phít bạc và moissanite, cũng dưới các dạng thức cực hiếm gặp ”.

“Ngoài ra cũng tìm thấy các hạt của một loại hợp chất có thành phần chủ yếu là niken và phốt pho, với thành phần sắt rất ít, một kết cấu khoáng chất chưa từng thấy trước đây trên Trái Đất hay trên các thiên thạch”.

Nói cách khác, các nguyên tố cấu thành nên đá hypatia đều đã được biết đến, không có gì lạ, nhưng tỷ lệ các chất này và dạng thức tồn tại của chúng (VD: Nhôm nguyên chất) lại cực kỳ đặc thù, chưa từng thấy có trên Trái Đất, thậm chí ngay cả trong Hệ Mặt Trời.

Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Dạng thức tồn tại của các chất trong đá Hypatia là cực hiếm, thậm chí không có trong Hệ Mặt Trời. Ảnh: Livemint

3 giả thuyết

Lý giải cho tính dị biệt của đá Hypatia, có 3 giả thuyết chính hiện nay.

Tiền Thái Dương Hệ

Nhà địa chất học Georgy Belyanin nhận định:

“Tỷ lệ thành phần 3 nguyên tố này [niken, phốt pho, sắt] hoàn toàn khác biệt với trên Trái Đất hay trên các loại thiên thạch được biết đến hiện nay . Tỷ lệ này là cực kỳ hiếm thấy trong Hệ Mặt Trời. Chúng tôi cho rằng các hạt niken-phốt pho-sắt này đã hình thành từ trước khi Hệ Mặt Trời xuất hiện … chứ không nhiều khả năng là do bị biến đổi bởi các xung kích do va chạm với bầu khí quyển hay bề mặt Trái Đất, thành phần cấu tạo của chúng quá lạ lẫm với Hệ Mặt Trời chúng ta ”.

Lỗ hổng trong nguyên lý hình thành vũ trụ

Người ta tin rằng chính tinh vân mặt trời, một đám mây bụi và khí khổng lồ, đã sản sinh ra Hệ Mặt Trời, bao gồm Mặt Trời và các hành tinh bên trong. Các hạt bụi mặt trời trong tinh vân sẽ tụ hợp lại với nhau để tạo nên các hành tinh, quá trình này vẫn thường được cho là đồng đều, đồng nhất (ở khắp mọi nơi). Tuy nhiên, với khám phá với về đá Hypatia, lý thuyết này bị đặt dấu hỏi lớn.

Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Tinh vân Mặt Trời, đám mây bụi khí khổng lồ sản sinh ra Hệ Mặt Trời – lý thuyết phổ biến hiện nay bị đặt nghi vấn. Ảnh: NASA

Bên cạnh việc sở hữu các khoáng chất với thành phần cấu tạo kỳ lạ, đá Hypatia còn đặc thù ở chỗ, nó không có thành phần khoáng chất sillicate, vốn rất phổ biến ở các thiên thạch chon-drít (và trên các hành tinh như Trái Đất, Sao Kim và Sao Hỏa). Do đó, nếu không phải đá Hypatia có trước khi xuất hiện Hệ Mặt Trời, thì nhiều khả năng bụi vũ trụ không phân bổ đồng đều khắp mọi nơi trong tinh vân mặt trời khi Hệ Mặt Trời được sản sinh, từ đó đặt nghi vấn lớn cho lý thuyết phổ biến hiện nay về sự hình thành Hệ Mặt Trời.

Đánh đổ một lý thuyết phổ biến trước đó không phải là điều dễ chấp nhận đối với một số người, nhưng thực ra, như người ta vẫn thường nói đến tư duy biện chứng, nhận thức ban đầu không tuyệt đối chính xác, bởi thông tin mới trong tương lai có thể sẽ mang đến cái nhìn mới, khác hơn về sự vật, hiện tượng. Do đó, cần giữ đầu óc cởi mở, không nên bảo thủ bó chặt tư duy bản thân.

Tất nhiên cũng không loại trừ một khả năng khác: đá Hypatia là sản vật ngoài Thái Dương Hệ.

Sản vật ngoài Thái Dương Hệ

Nếu quả thực đá Hypatia không hình thành nội bên trong Hệ Mặt Trời, thì nó hẳn là một sản vật ở một nơi rất xa xôi ngoài kia. Tức là, nó đến từ một khu vực bên ngoài vành đai tiểu hành tinh (vành đai thiên thạch), nơi sản sinh ra hầu hết các thiên thạch, và Vành đai Kuiper, nơi khai sinh ra hầu hết các sao chổi. Ở đó, nhiệt độ rất thấp, thấp hơn so với nitơ lỏng, tức thấp hơn -196 độ C. Dù sao, chúng ta mới chỉ biết rất ít về thành phần cấu tạo hóa học của các thiên thể ở không gian xa xôi hơn trong vũ trụ.

Đá Hypatia: Viên đá bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời
Vũ trụ bao la rộng lớn vô tỷ, rốt cục đá Hypatia đến từ đâu? Ảnh: mediabakery.com

Thanh Tước