Dân số thế giới không ngừng tăng lên theo các năm, đặc biệt là tập trung ở các đô thị lớn( chiếm khoảng 66%). Điều này khiến nhiều thành phố phải có biện pháp để có thể cung cấp đủ nhu cầu thực phẩm cho dân cư trong thành phố trong một thời gian dài.
Năm 2050, dân số thế giới sẽ vào khoảng 9,6 tỷ người. Vì vậy sức ép về việc sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm sẽ ngày càng tăng và vấn đề an toàn thực phẩm cũng được đặt lên hàng đầu.
Nhằm giải quyết tạm thời vấn đề này, công ty công nghệ thực phẩm Plantagon của Thụy Điển đang đề xuất rằng các thành phố cân nhắc xây dựng mô hình với tên gọi “plantscraper” – tức là những tòa nhà văn phòng kết hợp trang trại khổng lồ. Plantagon đang xây dựng “plantscraper” đầu tiên ở Linköping, Thụy Điển.
Hans Hassle – Giám đốc điều hành Plantagon đã nói với Business Insider: “Với tên gọi là Tháp Thực phẩm Thế giới, toà tháp sẽ vận hành bằng thủy điện nghĩa là rau (chủ yếu là cây xanh) sẽ mọc thuỷ canh bên trong dung dịch giàu dinh dưỡng. Trang trại sẽ phần lớn được tự động hóa”.
Thế giới sẽ có những thành phố nổi
Plantagon đã thiết kế một trang trại trong nhà tương tự với các văn phòng, mặc dù nó có hình dạng của một quả địa cầu. Kế hoạch xây dựng nó chưa được nêu ra.
Tòa nhà được xây dựng tổng thể là 16 tầng, phía trước là các trang trại trồng rau, trong khi phía sau sẽ bao gồm các văn phòng.
Khoảng hai phần ba tòa nhà sẽ được dành cho các văn phòng, trong khi một phần ba khác sẽ là nơi lưa chứa cả một trang trại rộng lớn.
Một số phòng công sở như phòng họp trong, phòng làm việc có thể nhìn thấy trang trại bất cứ lúc nào.
Ở các khu vực khác của tháp sẽ có các nhà hàng ăn uống cho nhân viên văn phòng và công chúng.
Hassle cho biết: “Tòa nhà sẽ là một thị trường kinh doanh buôn bán nơi mọi người có thể mua rau. Các nhà hàng địa phương và các nhà bán lẻ thực phẩm khác sẽ có thể mua trực tiếp từ Plantagon”.
Nhiều công ty hiện đang ký kết hợp đồng thuê văn phòng tại đây khi dự án hoàn thành.
Hassle nói rằng: “Plantscraper sẽ bao gồm một dây chuyền sản xuất thực phẩm dạng xoắn ốc, tự động di chuyển cây rau cử từ dưới lên trên và ngược lại trong khi chúng phát triển. Chiều dài của chu kỳ sẽ phụ thuộc vào vụ mùa, nhưng thông thường mất khoảng 30 ngày.
Cây trồng sẽ phát triển sử dụng cả ánh sáng mặt trời tự nhiên và ánh sáng đèn LED. Các đèn LED sẽ được hiệu chuẩn với các tần số ánh sáng cụ thể để tối đa hóa sản xuất.
Tất cả các quy trình từ chăm sóc hay thu hoạch sẽ được robot thực hiện. Điều này sẽ giảm chi phí đi lại và tiết kiệm thời gian.
So với một trang trại ngoài trời có cùng quy mô, plantscraper sẽ tạo ra nhiều thức ăn hơn trong khi sử dụng ít đất và nước hơn. Hassle ước tính tòa nhà sẽ tiết kiệm được 1.100 tấn khí thải CO2 và 13 triệu gallon nước mỗi năm.
Các nhà thiết kế hy vọng, “plantscraper” của Linköping sẽ khuyến khích các thành phố khác trên thế giới xây dựng các trang trại quy mô lớn trong nhà cho nhiều mục đích sử dụng.
Plantagon đang đàm phán với các nhà phát triển khác ở Thụy Điển, Singapore, Hoa Kỳ, Hồng Kông, và Thượng Hải để xây dựng các cấu trúc tương tự.
Hassle tin rằng nhiều thành phố nên phát triển lương thực gần các trung tâm đô thị hơn. Ông nói: “Dự án này chỉ ra cách làm thế nào để nuôi các thành phố trong tương lai khi họ thiếu đất, nước và các nguồn lực khác”.
Việc xây dựng tòa nhà trị giá 40 triệu USD được bắt đầu vào năm 2012, và sẽ mở cửa vào đầu năm 2020.
Một số hình ảnh khác về mô hình plantscraper:
Sơn Tùng