Các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển một enzyme đặc biệt mà có khả năng làm phân hủy nhựa một cách nhanh chóng. Điều này mở ra một hy vọng mới để giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa trên toàn cầu.

Enzyme “ăn” nhựa giúp giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa
Enzyme “ăn” nhựa giúp giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa

Con người tạo ra hàng trăm ngàn tấn rác thải nhựa PET mỗi năm do sử dụng rất nhiều các vỏ chai nước, bao bì thực phẩm. Chỉ một lượng rất ít trong số này được tái chế và lượng còn lại bị đẩy thẳng vào môi trường, ngấm vào đất và đại dương. Theo tính toán, phải mất hàng trăm năm để phân hủy hoàn toàn nhựa.

Khi cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, các nhà khoa học dự báo sẽ có một giải pháp để sớm kết thúc vấn nạn này – sử dụng các enzyme có thể “ăn” nhựa.

Enzyme “ăn” nhựa giúp giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa
Enzyme “ăn” nhựa giúp giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa

Xuất phát điểm của nghiên cứu là loại enzyme có thể phân hủy nhựa PET gọi là PETase đã được biết đến trước đó. Họ tìm hiểu cấu trúc nguyên tử của enzyme này và sau đó tạo ra một phiên bản tương tự nhưng có đặc tính xử lý nhựa PET một cách hiệu quả hơn.

Kết quả là loại enzyme mới có thể làm giảm đặc tính của nhựa PET và từ đó phân hủy nhựa rất nhanh mà chưa từng thấy trước đó. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để tinh chế các enzyme, thử nghiệm trên diện rộng hơn.

Nếu kết quả thử nghiệm khả quan, vấn đề rác thải nhựa có thể sẽ được giải quyết và sẽ không còn là mối lo ngại của con người.

TXL

Từ Khóa: