Sạc điện thoại là việc hàng ngày không thể thiếu, và có thể bạn nghĩ rằng chỉ cần tuỳ ý nhấc thiết bị sạc lên và cắm điện là được. Có thực sự đơn giản như vậy không?
Trong thực tế, rất nhiều người mắc phải sai lầm trong cách thức sạc. Dưới đây chúng ta hãy cùng tham khảo phương pháp để sạc điện thoại đúng cách .
1. Nên sử dụng đầu cắm sạc chính hãng
Nếu bạn sử dụng đầu cắm của iPhone để sạc iPad, bạn sẽ phát hiện tốc độ sạc không giống như thông thường và khá chậm. Nếu bạn sử dụng đầu cắm công suất cao mà sạc điện thoại công suất thấp thì sẽ đẩy nhanh tốc độ sạc điện. Điều này có thể là một tai họa ngầm đối với pin của điện thoại. Vì vậy, sự lựa chọn tối ưu vẫn là sử dụng sạc cắm chính thức do nhà sản xuất phân phối.
Thực chất đối với pin Lithium thì tốc độ sạc chậm và điện thế thấp hơn sẽ có khả năng bảo vệ tuổi thọ của pin, nhưng các nhà sản xuất và bản thân người dùng đều không muốn ngồi hàng tiếng đồng hồ chỉ để chờ… sạc đầy điện thoại.
2. Nhiệt độ sạc không nên quá cao hay quá thấp
Ở môi trường nhiệt độ thấp, các phản ứng hóa học trong pin khó xảy ra, do đó không cách nào sạc được hoặc tốc độ sạc bị chậm. Còn đối với nhiệt độ môi trường cao, pin điện thoại sẽ không ổn định, và thậm chí là phát nổ.
3. Số lần sạc pin
Có người nói: Pin điện thoại di động có số lần sạc pin nhất định, nếu vượt quá số lần sạc pin sẽ làm tăng quá trình lão hoá của pin. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần rút sạc ra và cắm sạc lại đã là một lần sạc. Lập luận này không thực sự chính xác vì thông số này được hiểu đúng hơn là “số lần hoàn toàn dùng hết 100% dung lượng pin”. Chính vì vậy với pin lithium, hãy sạc bất cứ khi nào bạn cần, điều đó không làm ảnh hướng tới tuổi thọ của pin điện thoại.
4. Không cần phải kích hoạt pin cho điện thoại mới
Kích hoạt pin điện thoại có nghĩa là khi mua một chiếc điện thoại mới thì bạn cần phải sử dụng đến hết sạch pin, sau đó mới bắt đầu tiến hành sạc pin. Trước đây một số máy điện thoại hoặc laptop có thể phải làm như vậy, nhưng bây giờ hầu hết điện thoại di động đều là pin lithium, căn bản là không yêu cầu kích hoạt.
5. Sạc pin lần đầu tiên không cần quá dài
Lần sạc đầu tiên không cần sạc đầy 12 tiếng, đây là loại pin cũ NiMH mới cần thực hiện như vậy. Hiện nay người ta đa phần sử dụng loại pin lithium hoặc pin lithium polymer, sạc pin lần đầu tiên chỉ cần thời gian giống như các lần sạc thông thường khác.
6. Vừa sạc pin vừa dùng
Nếu điều kiện cho phép, tốt hơn hết không nên sử dụng điện thoại khi đang sạc pin. Đây là cách bảo dưỡng pin tốt nhất. Vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại sẽ làm hại đến pin. Thực chất tác hại không nằm ở chỗ thời gian sạc lâu, hay vừa dùng vừa sạc. Vấn đề nằm ở chỗ, khi làm việc hay chơi game thì điện thoại dễ bị nóng, sạc điện thoại trong tình trạng nhiệt độ cao này thì pin điện thoại dễ bị chai hỏng hơn.
7. Sạc pin quá đà
Khi điện thoại đã được sạc đầy không rút nguồn điện ra ngay, làm cho pin vẫn luôn ở trạng thái sạc đầy. Mặc dù nó không gây nổ, nhưng nó sẽ đẩy nhanh tốc độ chai pin. Thực chất thường xuyên không sạc đầy điện thoại lại làm tăng tuổi thọ của pin vì các cell pin không phải hoạt động quá mức. Nhiều người có thói quen sạc pin điện thoại vào buổi đêm khi đi ngủ, nếu máy có chế độ tự ngắt sạc sau khi sạc đầy thì bạn cũng không cần phải lo lắng quá.
8. Khi sạc không nên đeo bao bảo vệ
Để bảo vệ chiếc điện thoại yêu quý của mình, nhiều người đã không tiếc tiền sắm những chiếc bao da đẹp mắt khác nhau tuỳ theo sở thích của bản thân. Tuy nhiên, loại pin lithium rất nhạy cảm với nhiệt, trong thời gian sạc pin có thể bị nóng. Do đó khi sạc pin điện thoại, bạn nên tháo bỏ vỏ bảo vệ điện thoại ra.
9. Dùng phần mềm tối ưu thời gian sạc
Điện thoại nên thỉnh thoảng được khởi động lại, bởi vì khi nó hoạt động trong một thời gian dài, hệ thống sẽ dần dần trở nên đầy. Kịp thời khởi động lại máy sẽ làm giảm bớt áp lực sử dụng năng lượng lên điện thoại. Một phương án khác là hãy sử dụng các phần mềm tối ưu điện thoại, tối ưu thời gian sạc hoặc tiết kiệm pin có trên mạng.
My My
Xem thêm: